Nhà hoạt động dân chủ Úc gốc Việt Châu Văn Khảm “mất tăm tích” trong hệ thống nhà tù CSVN*

Công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm bị CSVN bắt giữ tháng Giêng, 2019 và kết án tù 12 năm với cáo buộc "tài trợ khủng bố." Ảnh: The Guardian/ HRW/ EPA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tờ The Guardian, ấn bản Úc, hôm chủ nhật 7 tháng Sáu, 2020 nhắc nhở dư luận Úc quan tâm và thúc giục chính phủ Úc về tình trạng công dân Úc gốc Việt – nhà hoạt động dân chủ Châu Văn Khảm – “mất tăm tích” trong hệ thống nhà tù Việt Nam.

Jailed Australian democracy activist has ‘disappeared’ inside Vietnam’s prison system, by Ben Doherty.
https://www.theguardian.com/world/2020/jun/07/jailed-australian-democracy-activist-has-disappeared-inside-vietnams-prison-system

TIN CẬP NHẬT: Bài báo này của The Guardian, ấn bản Úc Châu hôm 7/6, đã tạo được sức ép dư luận và chính phủ Úc phải quan tâm hơn về trường hợp của nhà hoạt động dân chủ Úc gốc Việt Châu Văn Khảm.

Có lẽ do vậy, phía công an đã để cho gia đình thăm gặp ông Châu Văn Khảm hôm qua, 8 tháng Sáu, tại trại giam ở Hàm Tân, Bình Thuận. Gia đình cho biết, tinh thần ông Khảm tốt, ông bị chuyển từ trại giam B34 ở Sài Gòn đến trại giam ở Hàm Tân từ hôm 1 tháng Sáu, 2020.

Ban Biên Tập.

**

Gia đình ông Châu Văn Khảm đã mất liên lạc với ông ta gần bốn tháng nay và họ lo lắng rằng chính phủ Úc đã quên ông.

Một nhà hoạt động dân chủ người Úc 70 tuổi hiện đang thụ án trong nhà tù của Việt Nam đã mất liên lạc trong bốn tháng nay. Các thành viên gia đình hoặc chính giới Úc không được phép gặp hay nói chuyện với ông ta.

Những người ủng hộ nhân quyền, luật sư và gia đình ông cho biết các cáo buộc chống lại ông là vô căn cứ và có động cơ chính trị. Phiên tòa xét xử ông là không công bằng và 12 năm tù giam trong tình trạng sức khoẻ yếu đi của ông Khảm “thực sự là một bản án tử hình”.

Ông Khảm, sinh ra ở Việt Nam, đã bị bắt vào tháng 1 năm 2019, và bị kết án 12 năm tù vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Lần cuối cùng ông Khảm được gặp người thân là vào tháng Hai, khi họ ký gửi tiền và các loại thuốc chính được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng, bao gồm huyết áp cao và cholesterol, bệnh tăng nhãn áp và sỏi thận.

Con trai của ông, Dennis nói với The Guardian rằng gia đình anh lo ngại sự cô đơn sẽ làm suy yếu sức khỏe của cha ông.

“Cha tôi đã già và bây giờ lại không được giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tôi không chỉ lo lắng về sức khỏe của ông, mà cả trạng thái tinh thần của ông ấy.”

“Ông ấy phải trải qua một thời gian dài trước khi được trả tự do, và chính phủ Úc không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào cả. Có vẻ như họ đã quên cha tôi.”

Chị gái ông Khảm sống ở Việt Nam và trước đây được phép thăm mỗi tháng một lần để đưa cho anh trai tiền, thuốc men và thư từ nhà. Nhưng kể từ ngày 10 tháng 2, bà đã không thể nói chuyện với em trai mình.

Trong chuyến thăm gần đây, bà được trại giam thông báo rằng, ông Khảm không còn ở trong trại giam B34 ở TP.HCM, nhưng quản lý trại không cho bà biết nơi ở mới của ông Khảm. Vài tuần sau, khi chính phủ và giới truyền thông hỏi về nơi ở của ông Khảm, gia đình ông mới được tin, ông Khảm được chuyển đến một nhà tù cách đó hơn ba giờ di chuyển. Tuy nhiên đến nay họ vẫn không liên lạc với ông.

Kể từ ngày 17 tháng 1, các quan chức của Lãnh sự quán Úc đã không liên lạc với ông Khảm. Ông ta không được phép gọi hay viết thư cho ai.

Vì lo ngại về sự lây lan dịch Covid-19, các chuyến thăm lãnh sự dự kiến ​​ban đầu vào tháng 2, tháng 3, tháng 4 và tháng 5 đã bị hủy bỏ. Sự cho phép chuyến thăm tháng sáu vẫn đang chờ phê duyệt.

“Ông ấy thực sự đã biến mất,” Dan Phuong Nguyen, một luật sư người Úc đại diện cho gia đình ông Khảm, nói với tờ Guardian.

Ông Châu (Văn Khảm) trở thành một trong những nhà tổ chức quan trọng của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hóa Việt Nam ở Úc.
Ông Châu (Văn Khảm) trở thành một trong những nhà tổ chức quan trọng của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hóa Việt Nam ở Úc.

 

“Tôi thực sự sợ sự an toàn của ông ta. Việt Nam hiện đang mở cửa và không còn hạn chế coronavirus nữa. Các quan chức nhà tù không có lý do gì không cho phép chúng tôi thực hiện một số hình thức liên lạc để cho chúng tôi nắm bắt tình hình sức khỏe của ông ấy.”

“Gia đình anh Khảm đang quẫn trí.”

Ônh Châu Văn Khảm là công dân Úc sinh ra tại Việt Nam và từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Sau chiến tranh, ông bị cải tạo ba năm, sau đó trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền và đến Úc vào năm 1983.

Năm 2010, ông trở thành thành viên của Đảng Việt Tân, và là người ủng hộ dân chủ Việt Nam.

Liên Hợp Quốc xem Việt Tân là một tổ chức ôn hoà ủng hộ cải cách dân chủ, nhưng chính phủ Việt Nam đã chính thức liệt kê tổ chức này là một tổ chức khủng bố vào năm 2016.

Ông Châu Văn Khảm đã cố gắng trở về Việt Nam vào năm 2019 để gặp những người ủng hộ dân chủ, nhưng bị từ chối cấp thị thực. Sau đó ông tìm cách vượt biên giới qua con đường Campuchia vào tháng 1, mang theo giấy tờ tùy thân giả. Sau khi gặp một nhà hoạt động dân chủ được cho là bị giám sát, anh ta bị bắt cùng với Nguyễn Văn Viên và Trần Văn Quyền, quốc tịch Việt Nam, những người lần lượt bị kết án 11 và 10 năm tù.

Đảng Việt Tâm đã lên án phiên tòa xét xử và tuyên bố rằng sẽ tiếp tục hỗ trợ những người hoạt động nhân quyền trong nước.

Dennis Chau nói tại hội nghị nhân quyền ở Geneva năm nay: “Cha tôi đã bị kết án 12 năm tù, [ông sẽ 82 tuổi khi được thả ra]… Tôi không dám chắc còn được nhìn thấy ông thời điểm đó. Đó là án tử hình.”

Dennis Châu, con trai ông Khảm, và mẹ anh nói, họ không được (nhà cầm quyền Việt Nam) cho biết ông Khảm hiện đang ở đâu. Ảnh: Jessica Hromas / The Guardian
Dennis Châu, con trai ông Khảm, và mẹ anh nói, họ không được (nhà cầm quyền Việt Nam) cho biết ông Khảm hiện đang ở đâu. Ảnh: Jessica Hromas / The Guardian

 

Vợ ông Khảm, bà Trang cho biết, việc chồng bà bị cầm tù đã gây áp lực rất lớn và mang đến “nhiều nỗi buồn.”

“Mẹ tôi đang gắng gượng, nhưng tôi biết bà ấy nhớ ông và hy vọng ông sẽ trở lại sớm với gia đình.”

Elaine Pearson, người đứng đầu Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc, nói rằng họ vô cùng quan ngại trong thời điểm mà giới lãnh sự Úc và gia đình ông Khảm không được tiếp xúc với ông.

“Đặc biệt là khi xem xét tuổi tác và nhu cầu sức khỏe của ông ấy, ông Khảm nên được trả tự do càng sớm càng tốt. Chính phủ Úc cần tăng gấp đôi nỗ lực cho đến khi có kết quả cuối cùng. Chúng tôi cũng đã thấy nhiều ví dụ khác về các tù nhân chính trị Việt Nam bị trục xuất sang Hoa Kỳ, Pháp và Đức. Chính phủ Úc nên làm điều đó.”

Elaine Pearson nói rằng vụ bắt giữ ông Khảm là một phần của cuộc đàn áp tự do ngôn luận ở Việt Nam.

“Chính phủ Úc có thể miễn cưỡng chỉ trích Việt Nam vì họ muốn có bạn bè ở Đông Nam Á để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng bất kỳ tình bạn nào với các nước này cũng nên đảm bảo vấn đề nhân quyền.”

The Guardian đã đặt một loạt các câu hỏi cho đại sứ quán Việt Nam tại Canberra. Nhưng không có sự phản hồi nào.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết họ sẽ tiếp tục tìm cách tiếp cận câu chuyện này.

Người phát ngôn bộ này cho biết: Chính quyền Việt Nam hiểu mối quan tâm mạnh mẽ của chúng tôi đối với tình trạng của ông Châu Văn Khảm.

Ben Doherty 

Anh Khoa dịch

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

* Tựa của VNTB: Gia Đình Ông Châu Văn Khảm Lo Sợ Chính Phủ Úc Lãng Quên Ông

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.