Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh bị tấn công, Ân xá Quốc tế lên tiếng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) hôm 2/7 yêu cầu chính quyền Việt Nam “phải hành động lập tức để đảm bảo sự an toàn cho bà Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động vì quyền của người lao động, sau khi côn đồ dùng đá tấn công nhà bà 3 lần trong tuần rồi.”

Từ thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao Động Việt, nói với VOA:

“Trong tuần vừa qua gia đình của chúng tôi đã bị khủng bố tại gia 3 lần, chưa kể một lần tôi bị đánh bên ngoài. Gần một tháng nay tôi bị canh giữ tại nhà của mình.”

Trong một thông cáo phổ biến hôm 2/7, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói: “Chính quyền thị trấn Di Linh phải hành động ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn cho nhà hoạt động vì quyền của người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh.”

Theo Hội Ân xá Quốc tế, nơi bà Minh Hạnh cư ngụ đã bị tấn công lần đầu vào tối 24/6, khi hàng chục người đàn ông ném đá vào nhà của cha bà ở Di Linh. Căn nhà lại bị tấn công vào ngày 27/6, lần này có thêm một vật liệu nổ được ném vào, cuộc tấn công ‘dữ dội nhất’ diễn ra vào ngày 30/6. Bà Minh Hạnh cho biết thêm chi tiết:

“Trong các đợt tấn công này thì đợt 1 chưa có thiệt hại gì nhiều, ném đá làm vỡ vài thứ ở ngoài sân. Đợt 2 thì họ ném đá nhiều hơn và họ quăng cả chất nổ có tẩm xăng vào. Đợt ba là đợt khủng kiếp nhất: tất cả cửa kiếng đều vỡ, từ trước đến sau, kể cả máy nước nóng năng lượng mặt trời. Gia đình tôi không có nơi trú ẩn, các phòng đều có cửa sổ và chúng tôi phải bịt kín lại.”

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh cho VOA biết là gần đây bà đã chuyển về nhà tại thị Trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để chăm sóc người cha cao tuổi, hai cha con đều có mặt ở nhà trong khi diễn ra 3 cuộc tấn công mới đây. Minh Hạnh cho biết đã gọi điện cho công an khu vực sau cuộc tấn công đầu tiên và cuộc tấn công ngày 2/7, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan thi hành công lực này.

Ông Minar Pimple, Giám đốc cấp cao của Ân Xá Quốc Tế cho biết trong bản lên tiếng: “Thật không thể nào chấp nhận được khi công an thoái thác trách nhiệm, cho phép các cuộc tấn công diễn ra mà hoàn toàn án binh bất động. Những người bảo vệ nhân quyền như Đỗ Thị Minh Hạnh phải được quyền tiến hành các hoạt động của mình một cách hòa bình và không bị đe dọa bởi bạo lực.”

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh: “Những sự việc đáng quan ngại vừa nêu là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sự an nguy của Đỗ Thị Minh Hạnh, khiến bà và gia đình phải lo lắng cho tính mạng của mình. Chính quyền ở Di Linh phải vào cuộc ngay lập tức, trước khi tình hình trở nên xấu hơn.”

Ân xá Quốc tế đề nghị công an địa phương phải lập tức triển khai các biện pháp để bảo vệ bà Minh Hạnh, và chính quyền Việt Nam cần điều tra và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý.

Về lý do gia đình bà bị tấn công, Minh Hạnh nói:

“Thời gian tôi bị khủng bố cũng chính là thời gian những người công nhân xuống đường. Là một thành viên của Phong trào Lao động Việt, tôi luôn luôn bên cạnh công nhân – tôi luôn liên kết với công nhân để xem tình trạng của họ ra sao. Có lẽ chính vì vậy mà an ninh mật vụ ở đây đã hành xử với tôi như vậy.”

Sau khi bị cấm xuất cảnh sang Đức ngày 16/5/2018, Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết bà về Di Linh ở với thân phụ và từ đó về sau, căn nhà này luôn luôn bị canh gác.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào ngày 27/6 blogger Đinh Văn Hải tới nhà thăm gia đình bà Đỗ Thị Minh Hạnh. Khi ra về, ông bị côn đồ địa phương chặn lại và hành hung, khiến ông bị gãy tay và vai.

Năm 2006, bà Đỗ Thị Minh Hạnh đồng sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, một công đoàn độc lập tranh đấu để đòi tăng lương cho công nhân và cải thiện an toàn lao động.

Tháng 10/ 2010, Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù về tội “xâm phạm an ninh quốc gia” theo bộ luật hình sự 1999. Vào tháng 6/2014, bà bất ngờ được trả tự do sớm sau khi bị giam 4 năm 4 tháng.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam cần chú trọng và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: FastWork

Cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam*

Theo thông tin chính thức từ VTV1, với 5 triệu hộ kinh doanh và khoảng 1 triệu doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện tạo ra 41 triệu việc làm, đóng góp cho ngân sách 30% và chiếm hơn 51% GDP.

Nhưng nếu xét về khả năng tiếp cận cũng như tỷ lệ phân bổ nguồn lực, kinh tế tư nhân mới chỉ như vị thế của đứa con ngoài giá thú, thậm chí là con bị bỏ rơi.

Nhà thơ Trần Đức Thạch và lời sám hối của người lính 

Là cựu chiến binh, từng trải qua những năm tháng khốc liệt, ông hiểu sâu sắc nỗi đau của chiến tranh và bi kịch của một dân tộc bị dẫn dắt bởi ý thức hệ sai lầm. Là một nhà thơ, ông chọn cách cất lên tiếng nói trung thực dù biết rằng nó sẽ phải trả giá – và quả thật, ông đã bị bắt, bị tù đày lần hai ở tuổi 70. Nhưng ông không hối hận vì đã can đảm đối diện sự thật và sống thật với lòng mình.

Logo đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thấy được dán trên tấm kính của trạm dừng xe buýt tại thủ đô Washington. Phía xa xa là tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Ảnh: Alex Wong/ AFP/ Getty Images

VOA, RFA là tiếng nói độc lập, khách quan cho người ở Việt Nam

…Nhiều người đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn tiếc nuối khi hai đài truyền thông lớn này phải đóng cửa. Theo họ, việc này tựa như một món quà đầy bất ngờ và hậu hỉ cho những chế độ độc tài vẫn đang tồn tại trên thế giới như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cambodia, Lào… Vì đã mất đi những nguồn thông tin, tiếng nói mang tính chất độc lập, khách quan và uy tín để đối trọng lại với nguồn thông tin một chiều đầy giả dối.

Báo Công An lại xuyên tạc về Việt Tân qua cái gọi ‘phản bác’ Văn kiện 50

Thay vì tiếp nhận những ý kiến đóng góp của Việt Tân một cách cầu thị, nhà cầm quyền CSVN vẫn duy trì một góc nhìn thù địch và lặp lại những tuyên truyền xuyên tạc lạc hậu về Việt Tân. Ngày 17 tháng Ba, 2025, báo Công An Nhân Dân, một tờ báo thuộc Bộ Công an đã viết bài với mục đích “phản bác” Văn kiện 50 Việt Tân công bố tháng Hai, 2025.