Nhà hoạt động trẻ Trần Hoàng Phúc bị bắt theo điều 88

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 03 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền Hà Nội vừa thông báo cho gia đình anh Trần Hoàng Phúc biết việc anh bị bắt và truy tố theo điều 88, bộ luật hình sự.

Thông báo số 19 của công an Hà Nội gửi tới Uỷ ban phường 3, quận Tân Bình Sài Gòn, và tới bà Huỳnh Thị Út- là mẹ của Phúc- cho biết: “Trần Hoàng Phúc đã bị công an Tp Hà Nội khởi tố, bắt giam với cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88, bộ luật hình sự, vì đã có hành vi tàng trữ tài liệu, làm và đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà nước trên các trang mạng internet. Hiện tại, Trần Hoàng Phúc đang bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1 – cơ quan công an Tp Hà Nội”.

Anh Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, là con bà Hoàng Thị Út ở tại 154/45 Phạm Văn Hai, , quận Tân Bình, Tp Sài Gòn. Anh là sinh viên năm cuối khoa luật thuộc Trường đại học Luật TPHCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, và không trao bằng tốt nghiệp.

Phúc còn là thành viên nhóm sáng kiến lãnh đạo Đông Nam Á (YSEALI), do cựu tổng thống Obama sáng lập, nhằm thúc đẩy tiềm năng lãnh đạo của thanh niên trẻ ở Đông Nam Á, để giúp các bạn trẻ nâng cao kiến thức và kỹ năng giao lưu quốc tế.

Khi Tổng thống Mỹ Obama sang thăm VN hồi tháng 5/2016, Phúc cùng 800 bạn trẻ thuộc YSEALI được Obama gửi thư mời gặp gỡ tại hội trường ở Sài Gòn. Phúc đã viết thỉnh nguyện thư nêu quan điểm, đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa. Tuy nhiên khi xếp hàng để vào hội trường gặp Obama lúc 8h30, thì Phúc bị an ninh mật vụ bắt đi đưa lên xe đưa về sở ngoại vụ.

Hiện tại, bà Hoàng Thị Út đã ra Hà Nội để tìm hiểu việc tại sao con mình bị bắt và kêu oan cho con.

Trong thời gian qua, chính quyền CSVN có vẻ như đã quá xem thường dư luận quốc tế về nhân quyền. Họ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, trục xuất hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ. Mới đây nhất là trường hợp trục xuất giáo sư Phạm Minh Hoàng, và xét xử 10 năm tù blogger Mẹ Nấm.

Nguyên Nguyễn/SBTN

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.