Nhà máy Thủy Điện Nậm Nơn, Nghệ An, bị khởi tố

Tìm kiếm thi thể nạn nhân chết do Nhà Máy Thủy Điện Nậm Nơn (Nghệ An) xả lũ không thông báo. Ảnh: vinh24h
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau nhiều năm tác oai tác quái và xả lũ giết sống dân nghèo mà không bị bất cứ một chế tài hành chính hay hình sự nào, lần đầu tiên có một nhà máy thủy điện bị khởi tố.

Lần đầu tiên bị khởi tố

Đó là Nhà Máy Thủy Điện Nậm Nơn ở Nghệ An bị khởi tố bởi công an Nghệ An về hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp vào tháng Bảy năm 2019.

Nhà máy thủy điện này đã xả lũ mà không thông báo khiến anh Vi Văn May (bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, Tương Dương), thiệt mạng vào tháng Sáu, 2019 mà báo chí đã phản ánh.

Song song khởi tố vụ việc trên, công an Nghệ An đang tập trung điều tra quy trình xây dựng nhà máy thủy điện, trong đó có liên quan các hạng mục công trình và thẩm định dự án để xác định “trách nhiệm thuộc về ai”.

Đáng chú ý hơn, công an Nghệ An cũng hứa hẹn tổng hợp, điều tra lại toàn bộ thiệt hại trong đợt xả lũ cuối tháng Tám, 2018 gây thiệt hại nặng nề cho 171 hộ dân, trong đó nhiều hộ đến nay vẫn chưa nhận được đền bù.

Ngoài ra, can Nghệ An cũng sẽ điều tra các hành vi vi phạm của các nhà máy thủy điện theo quy định tại Nghị Định 134 của Chính phủ về vấn đề vận hành nhà máy thủy điện và hồ chứa. Nếu phát hiện vi phạm sẽ kiến nghị và trực tiếp xử lý.

Dù chưa biết rõ động cơ thực sự nào đã dẫn đến tinh thần trách nhiệm của công an vọt cao đột biến như thế, nhưng khách quan mà xét, vụ khởi tố trên là một trong số hiếm hoi lần mà ngành công an Việt Nam đã làm được một việc có ý nghĩa với dân, thay cho cơ chế quan liêu, cửa quyền hoặc đàn áp dân vẫn xảy ra như cơm bữa.

Đối với việc vận hành nhà máy thủy điện và hồ chứa, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cao nhất, hoặc phải chịu trách nhiệm không thể chối bỏ, là Bộ Công Thương.

Vậy Bộ Công Thương và nhiều nhà máy thủy điện do bộ này cùng Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) quản lý đã ‘lập thành tích’ giết sống dân nghèo trong suốt nhiều năm trời đến mức nào?

Hãy nhìn lại và phán xét một trong những tội ác điển hình của EVN: Vụ xả lũ thảm sát người dân miền Trung vào năm 2013.

Vụ thảm sát năm tối trời

Được cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương “bảo kê” hồ sơ tội ác của EVN đã dày quá khổ, không chỉ vì quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền cùng kiệt của dân nghèo, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn xảy đến vào mùa mưa bão cuối năm 2013: Tháng Mười Một năm đó, tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết tang thương của hơn 50 mạng người.

Cái năm trời tối như mực ấy, cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có!

Không thể gọi khác hơn, người dân vùng rốn lũ đã bị ép chặt vào một cái đáy không lối thoát.

“Dưới đáy” ở Việt Nam cũng là đêm không ngủ. Những nạn nhân chỉ trong phút chốc đã bị mất toàn bộ tài sản nhỏ nhoi và miếng ăn còn sót lại. Nhưng đã không có một hành động nào được các “đày tớ” làm sáng tỏ cho những cái chết trong quá khứ để tránh thoát những cái chết vừa mới xảy ra.

Đầu giờ chiều 13/12/2016, hai nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Ba thuộc địa phận tỉnh Phú Yên là Thủy Điện Sông Ba Hạ và Thủy Điện Sông Hinh đồng loạt xả lũ xuống hạ du với tổng lưu lượng lên 6.000 m3/giây. Trong đó, Nhà Máy Thủy Điện Sông Ba Hạ xả 4.500 m3/giây, Nhà Máy Thủy Điện Sông Hinh xả 1.500m3/giây. Ảnh: báo Giao Thông
Đầu giờ chiều 13/12/2016, hai nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Ba thuộc địa phận tỉnh Phú Yên là Thủy Điện Sông Ba Hạ và Thủy Điện Sông Hinh đồng loạt xả lũ xuống hạ du với tổng lưu lượng lên 6.000 m3/giây. Trong đó, Nhà Máy Thủy Điện Sông Ba Hạ xả 4.500 m3/giây, Nhà Máy Thủy Điện Sông Hinh xả 1.500m3/giây. Ảnh: báo Giao Thông

Phú Yên với liên tiếp những cú xả lũ của Thủy Điện Sông Hinh và Thủy Điện Sông Ba Hạ những năm trước là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. “Vô cảm” xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả về quan chức thời nay.

Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng.”

Tội ác đã được che chắn đến mức tối đa sau khi xuất hiện thông tin EVN và cơ quan chủ quản quá nhiều lần “bảo kê” cho tập đoàn này là Bộ Công Thương đã có “quan hệ” đủ dày và đủ sâu để Ban Tuyên Giáo Trung Ương, theo thói quen “nắm đầu” báo chí và công khai cấm cản tất cả những tin tức không có lợi cho “đảng ta” và cả bất lợi cho “chúng ta”, đã chặn đứng kế hoạch đưa vụ EVN ra công luận của những tờ báo ít sợ nhất.

Nhân quả là đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du “ ở nước ngoài.

Thậm chí sau đó EVN còn được Bộ Công Thương đề nghị nhà nước phong tặng các loại huân chương cao quý!

Ở trên cao và trùm lên tất cả, trách nhiệm thuộc về Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng – người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thủy điện, phê duyệt các dự án thủy điện.

Bất chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, mất nghề và khốn đốn trong sinh hoạt.

Nhiều người dân trắng tay và mất hết lòng tin vào chế độ.

Nhưng cho tới nay, từ Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng đã ‘hạ cánh an toàn’ trở xuống, đã không một kẻ nào phải ra trước vành móng ngựa để trả lời cho những cái chết trên. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ, từ năm 2013 đến tận giờ này.

Hố Hô: những oan hồn không thể nhắm mắt

Ba năm sau vụ 15 nhà máy thủy điện của EVN đồng loạt xả lũ giết chết hơn năm chục mạng dân nghèo ở rốn lũ miền Trung, lịch sử lại tái diễn trên mảnh đất xơ xác này vào mùa bão lũ cuối năm 2016. Những tờ báo nhà nước phẫn nộ nhất cũng chỉ dám úp mở đánh tiếng vụ Thủy Điện Hố Hô ở Hà Tĩnh là “xả lũ sai quy trình”, nhưng không dám nói gì về hơn 20 người Hương Khê bị những kẻ vận hành xả lũ làm thiệt mạng. Sau đó, như một hiệu lệnh bất thành văn đầy dấu hiệu tuyên giáo, giới truyền thông quốc doanh im bặt.

Sau những báo cáo trơn tuột và những cuộc họp cũng bôi trơn như thế, rốt cuộc vụ Thủy Điện Hố Hô xả lũ giết chết dân Hương Khê ở tỉnh Hà Tĩnh đã có thể bị xem như chìm xuồng. Một bản báo cáo trong cuộc họp báo của Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chỉ thừa nhận: “Công ty Thủy Điện Hố Hô đã có những sai sót nhất định trong việc chấp hành về Luật Tài Nguyên Nước cũng như quy trình vận hành hồ chứa”.

Nhưng trong toàn bộ bản báo cáo cực kỳ vô cảm trên, điều khiến những nạn nhân không thể nhắm mắt là đã không có một dòng nào đề cập đến hơn 20 mạng người Hương Khê bị lũ Hố Hô cuốn trôi và dìm chết.

Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương do Thứ Trưởng Hoàng Quốc Vượng làm đầu đã “làm việc” với đơn vị Thủy Điện Hố Hô hiệu quả đến mức sau đó đã kết luận “đáng lẽ Thủy Điện Hố Hô có thể làm tốt hơn” – (tức giết sống dân nhiều hơn?)

Không nhắc gì đến chuyện dân chết do xả lũ, phải chăng Hoàng Quốc Vượng và giới quan chức Bộ Công Thương đã rơi vào tư thế “há miệng mắc quai” để cho “có đi có lại” với Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Hố Hô?

Thói bao che từ trên xuống dưới trong thể chế chính trị ở Việt Nam đã trút mọi tang thương lên đầu dân nghèo. Hẳn Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Hố Hô đã quá đủ thời gian để rút ra bài học là cả EVN lẫn Vũ Huy Hoàng đều được những bàn tay bí mật nào đó từ cấp cao che chắn đến mức tối đa để không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào, tạo thành một tiền lệ đắt giá để những kẻ đi sau vẫn ung dung xả lũ lên đầu nhân dân.

Miền Trung tang thương sau nhiều cơn lũ thiên tai và nhân tai, sau trận tàn phá dữ dội của cơn lũ quét mang tên Formosa, và cho tới giờ là những kẻ xả lũ giết người không một chút nương tay.

Còn trách nhiệm của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Phải truy tố!

Không một dòng tin tức nào trên báo chí cho thấy ông Phúc ngó ngàng đến những nạn nhân ở miền Trung. Thậm chí ngược lại, ngay sau cuộc họp với Thủ Tướng Phúc về vụ Hố Hô, giới lãnh đạo Bộ Công Thương còn đầy tự tin trưng ra công luận bản báo cáo về “vài sai sót” của Thủy Điện Hố Hô mà không có một từ nào về bất kỳ trách nhiệm nào trước vụ “thảm sát Hương Khê”.

Người dân vùng rốn lũ cũng bởi thế đang bị dồn vào bước đường cùng. Mưa lũ vẫn đang và vẫn sẽ tiếp diễn, ập xuống từ trên trời nhưng cũng sẽ dội lên từ lòng đất. Sẽ còn những cái chết, nhiều sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.

Xã hội Việt Nam sẽ còn vô cảm đến bao giờ? Người dân Việt Nam sẽ còn cam chịu đến khi nào? Oan hồn các nạn nhân sẽ còn phải mở mắt để chứng kiến bao nhiêu cái chết nữa trên mảnh đất của “trại súc vật” này?

Muộn còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện mang tính thảm sát của EVN ở các tỉnh miền Trung vào năm 2013 và năm 2016 phải bị truy tố ra tòa, với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của giới cựu lãnh đạo Bộ Công Thương như Vũ Huy Hoàng và trách nhiệm liên đới đối với bộ trưởng công thương đương nhiệm là Trần Tuấn Anh.

Phạm Chí Dũng

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.