Nhân Quyền và Phát Triển

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 1947, năm tuyên bố Hiến Pháp và thành lập Quốc Gia Ý, 30 năm sau, năm 1977 lợi tức đầu người hàng năm của Ý là 10600 Mỹ Kim ( tài liệu Istat, Viện Thống Kê Ý).

Năm 1949, năm tuyên bố Hiến Pháp và thành lập Cộng Hoà Liên Bang Đức, 30 năm sau, năm 1979, lợi tức đầu người hàng năm người dân Đức là 12470 Mỹ Kim.

Năm 1975, năm “thống nhất đất nước” và thành lập Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 28 năm sau, năm 2003, lợi tức đầu người hàng năm nguời dân Việt Nam chưa đến 400 Mỹ Kim ( tài liệu WB, Ngân Hàng Thế Giới).

So sánh trong cùng khoảng thời gian: 10600 / 400= 26: người Ý lúc đó, năm 1977, giàu có hơn người Việt Nam hiện tại 26 lần và 12470/ 400=31: người Đức lúc đó, năm 1979, giàu có hơn người Việt Nam hiện tại 31 lần.

Đức và Ý là hai quốc Gia bị thế chiến thứ II, tàn phá không kém gì Việt Nam. Vậy mà Đức và Ý trong cùng khoảng thời gian đã ” ngóc đầu” lên được, giàu có hơn Việt Nam 31 và 26 lần. Tại sao họ tiến bộ được, Việt Nam không?

Lý do nào đang khiến cho Việt Nam là một trong những Quốc Gia nghèo mạt và lạc hậu nhứt thế giới?

Trong khi đó thì từ thập niên 1980 trở đi, Đức và Ý là hai Quốc Gia thuộc nhóm cường quốc kỹ nghệ nhứt thế giới ( G-7), Việt Nam đang ở đâu?

Không cần nói đến Đức, so với Việt Nam ,Ý không có diện tích lớn hơn Việt Nam, dân chúng cũng không đông hơn, hai phần ba đất đai của Ý là đồi núi không trồng trọt được, quặng mỏ cũng không có gì, không có dầu hỏa và than đá như Việt Nam, ngư sản chắc cũng không phong phú gì hơn Việt Nam. Vậy mà năm 1977 người dân Ý đã giàu có hơn người dân Việt Nam 26 lần!

Chúng tôi không có con số chính xác, nhưng chắc chắn rằng hơn 50% dân chúng Việt Nam sống về nông nghiệp, trong khi đó thì ở những Quốc Gia kỹ nghệ hoá con số trên chưa đến 15%. Điều đó cho thấy rằng hơn 50% dân chúng Việt Nam phải chuyên về nông nghiệp để nuôi sống dân chúng, trong khi đó thì chỉ cần không đến 15% dân chúng lo về đồng áng cũng đủ nuôi sống cả xứ, ở những nước kỹ nghệ hóa.

Số người còn lại sẽ được chuyển qua các ngành kỹ nghệ và phục vụ, mức sống của Quốc Gia được nâng cao nhờ vậy. Trên 80% kỹ nghệ của Ý là kỹ nghệ biến chế, trên 36% dân chúng có bằng đại học và trên 90% có bằng trung học.

Nêu lên những con số vừa kể, chúng tôi chỉ có ý nói rằng yếu tố chính yếu để phát triển Quốc Gia không phải chỉ là ” tư bản” ( tiền bạc, cơ sở, máy móc, tài nguyên) cho bằng yếu tố nhân bản hay “số vốn nhân thức” ( human capital).

Stephan Roman, nguyên Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tiệp Khắc ( thời Cộng Sản), đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ đã viết một câu chí lý: ” Nhân thức ” ( human capital) là nguồn mạch nguyên thủy của sự sung mãn nhân loại. “Nhân thức ” là số vốn nguyên thủy của loài người. Dầu hỏa đã có từ mấy ngàn năm nay, nhưng vẫn còn nằm yên dưới các lớp cát ở các xứ Ả Rập, cho đến khi nhân loại khám phá ra cách xử dụng của nó. Có hàng hà sa số sự vật mà Thiên Chúa đã dựng nên, trải qua không biết bao nhiêu ngàn năm vẫn không dùng được vào việc gì, cho đến khi con người khám phá ra giá trị của chúng. Bao nhiêu vật mà hôm nay chúng ta cho là tài nguyên, một trăm năm trước đây không ai gán cho chúng giá trị hiện tại. Và bao nhiêu vật khác mai đây sẽ có giá trị, nhưng hôm nay chúng ta chưa biết xử dụng chúng. Chiếc cầu dẫn đến sự phú qúy, chính là trí khôn của con người vậy” ( Stephan Roman, cit by Michael Novak, The Spirit of Democratic Capitalism, N.Y., Simon anh Schuster Inc., 1982, p. 127-128).

Hiểu được yếu tố nhân bản là ” nguồn mạch, là số vốn nguyên thủy, là chiếc cầu dẫn đến sự phú quý“, để phát triển đem lại thịnh vượng và tiến bộ cho xứ sở, chúng ta thử duyệt xét xem con người được quan niệm thế nào trong thể chế của hai Quốc Gia tiến bộ vừa được đề cập và mặc nhiên đặt dấu hỏi phải chăng Việt Nam chúng ta còn là một trong nhũng Quốc Gia nghèo đói và lạc hậu nhứt thế giới vì thể chế tối tăm không biết tôn trọng con người.

A- TỰ DO TIÊU CỰC

Đọc bất cứ Hiến Pháp nào trên thế giới, chúng ta đều thấy các Hiến Pháp nêu ra các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người dưới hình thức tiêu cực ( tự do khỏi, liberté de…)

- ” Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm” ( Điều 1, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
- ” Tự do cá nhân bất khả xâm phạm” ( Điều 13, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc). Và lần lược tất cả các quyền căn bản khác, tự do cư trú, di chuyển, bí mật thư tín, phát biểu và truyền bá tư tưởng… được liệt kê.

Liệt kê dưới hình thức tiêu cực như vừa kể, hàm chứa việc “phía bên kia phải tôn trọng“. Tuyên bố ” nhân phẩm con người bất khả xâm phạm” đồng nghĩa với câu nói ” không ai được xâm phạm nhân phẩm con người, nhứt là những ai có quyền lực trong tay, nhứt là Chính Quyền “.

B- CON NGƯỜI TRUNG TÂM ĐIỂM VÀ Ở ĐỊA VỊ TỐI THƯỢNG

Nhưng tôn trọng và bảo vệ con người, hay phát huy yếu tố nhân bản, trong chính thể dân chủ các Quốc Gia Tây Âu không những chỉ có vậy, được bảo vệ chống lại mọi bạo lực , chống lại mọi lạm quyền đàn áp của Quốc Gia. Quan niệm vừa kể là quan niệm tối thiểu, con người được bảo đảm chống lại mọi bạo quyền, thoát xuất từ các kinh nghiệm ” thần xử tử vong” ( vua phán là thần dân chịu chết) và độc tài giết người không gớm tay của Hitler và Mussolini.

Nhưng Quốc Gia trong thể chế dân chủ và nhân bản Tây Âu không phải là tên bạo chúa, cần phải bị luật pháp kềm hãm, không được dùng quyền hành được ủy thác cho để đàn áp lại con người, chủ nhân của quyền lực Quốc Gia.

Con người là chủ nhân của đất nước, có trước tổ chức Quốc Gia. Tổ chức Quốc Gia được nhiều người đồng thuận thiết lập nên để phục vụ con người chớ không ngược lại: ” Quốc Gia Ý nhận biết và bảo vệ các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân, hay con người như thành phần tổ chức xã hội, nơi họ hoạt động phát triển nhân cách con người của mình” ( Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Các từ ngữ ” nhận biết và bảo vệ” nói lên địa vị trung tâm điểm và tối thượng của con người trong tổ chức Quốc Gia, có trước Quốc Gia và Quốc Gia được tổ chức để phục vụ. Đó là ý niệm về con người trong thể chế dân chủ.

C- TỰ DO TÍCH CỰC

Xác tín được địa vị cao cả và trung tâm quyền lực của Quốc Gia như vừa kể, Quốc Gia không thể chỉ bị giới hạn ” không được vi phạm các quyền bất khả xâm phạm của con người, không được cấm đoán con người hưởng các quyền của mình” ( tự do tiêu cực , liberté de…), mà còn có bổn phận khuyến khích con người dùng các quyền tự do của mình để ( tự do tích cực, hay tự do để…, liberté à…) mưu ích cho mình và cho đất nước:

Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng để bằng phương thức dân chủ góp phần định đoạt chính hướng Quốc Gia” ( Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ý).

Người công dân không phải chỉ không bị đàn áp trói buộc, mà là chủ nhân quyền lực Quốc Gia có quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia, ” để bằng phương thức dân chủ góp phần định đoạt chính hướng Quốc Gia“.

Quan niệm như vậy, Quốc Gia không phải là bạo chúa, là ác thần cần phải trói buộc bằng các dây xích pháp luật để khỏi tác oai, tác quái, mà là đầy tớ trung tín và sáng suốt giúp con người được thoả mãn cuộc sống của mình, cho mình và cho đồng bào mình.

Mục đích của tổ chức Quốc Gia do đó là làm thế nào để con người “… phát triển hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào các tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở ” ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý).

D- TỰ DO NHỜ CƠ CHẾ QUỐC GIA

Nhưng để một mình, con người bị nhiều yếu tố và hoàn cảnh ràng buộc, khó mà tự mình có thể ” phát triển hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào các tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở“, hay ” Mỗi người có quyền phát triển hoàn hảo con người của mình, miển là không làm tổn thương đến quyền của người khác và không vi phạm thể chế hiến định hay lề luật luân lý” ( Điều 2, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Muốn cho con người được sống đầy đủ con người của mình, cuộc sống hạnh phúc và xứng đáng với nhân vị, “phát triển hoàn hảo con người của mình” và lợi ích cho người khác,” “tham gia một cách thiết thực vào các tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở “, con người phải cần nhờ đến Quốc Gia can thiệp để trợ lực:

Bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại vật, trong khi cản trở thực sự tự do và bình đẳng của người dân, cản trở họ phát triển hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào các tổ chức chính trị, xã hội và kinh tế của xứ sở” ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý).

Nói cách khác, con người được hưởng tự do của mình để sống hạnh phúc cho mình và lợi ích cho người khác, nhờ cơ chế Quốc Gia ( liberté par moyen de…).

Muốn cho người dân thành đạt trong cuộc đời của mình và chu toàn nhiệm vụ liên đới với đồng bào mình: “Mỗi người công dân có quyền, tùy theo khả năng và sự chọn lựa của mình, có một việc làm hay một chức vụ, để góp phần vào việc tiến bộ vật chất hay tinh thần của xã hội” (Điều 4, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý),

Quốc Gia có bổn phận phải cung cấp cho người dân các yếu tố và điều kiện như:

- ” Học đường được mở cửa cho tất cả. Nền giáo dục ở cấp thấp, được giảng dạy ít nhứt là tám năm, bắt buộc và miển phí (đến 18 tuổi , Tu Chính Án L. 20.01.1999, n.9, art.68). Những ai có khả năng và đáng được tưởng thưởng, dẩu cho thiếu phương tiện, cũng có quyền học đến các trình độ cao cấp. Quốc Gia biến quyền nầy thành thực hữu bằng học bổng, phụ cấp gia đình và các tiền liệu khác, được cấp phát qua các kỳ thi tuyển” ( Điều 34, đoạn 1, 2, 3 và 4 Hiến Pháp 1947 Ý).

Hoặc:

- ” Với những phương tiện kinh tế hay các phương thức tiền liệu khác, Quốc Gia dành mọi điều kiện dễ dãi để gia đình được thành lập và chu toàn các bổn phận liên hệ của mình, nhứt là đối với những gia đình đông con. ” Quốc Gia bảo vệ thiên chức làm mẹ, trẻ thơ và thanh thiếu niên bằng cách dành mọi dễ dàng cho các cơ chế cần thiết để đáp ứng” ( Điều 31, đoạn 1 và 2 , id.).
- ” Quốc Gia bảo vệ việc làm dưới tất cả mọi hình thức và mọi áp dụng. Chăm lo huấn nghệ và thăng tiến nghề nghiệp của người công nhân. Cổ võ và ưu đãi các thoả ước và tổ chức quốc tế để xác nhận và điều hòa các quyền làm việc” ( Điều 35, đoạn 1, 2 và 3 , id.).

Nói tóm lại, trong thể chế dân chủ tự do, tổ chức Quốc Gia không phải là ác thần, bạo chúa, cần phải bị trói tay, buộc chân, bịt miệng để khỏi nói bậy và tác oai tác oái đàn áp tùy hỷ. Con người, trong thể chế dân chủ tự do không phải là thần dân tôi tớ, sẵn sàng bị ác thần hay bạo chúa sai khiến, đánh đập, bỏ tù, giết chóc. Con người, trong thể chế dân chủ tự do là chủ nhân của quyền lực Quốc Gia, có mọi tư cách để hưởng quyền tự do của mình như chủ nhân và được tổ chức Quốc Gia phục vụ để sống hạnh phúc và cộng tác đem lại thịnh vượng tiến bộ cho đồụng bào mình, “… phát triển hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào các tổ chức chính trị , kinh tế và xã hội của xứ sở“.

Con người trong thể chế dân chủ tự do có quyền và điều kiện sống cuộc sống xứng đáng với địa vị con người của mình, thích hợp với bản năng của mình, như cá được đặt vào nước để tung tăng bơi lội.

Con người được đặt trong hoàn cảnh như vậy, làm gì mà không ước muốn phát huy nhân cách của mình và nỗ lực làm việc tạo thịnh vượng và tiến bộ cho đất nước. Người Ý và người Đức trong cùng một khoản thời gian xây dựng lại đất nước sau chiến tranh đã giỏi hơn người Việt Nam 26 và 31 lần, bởi vì thể chế dân chủ tự do của họ giỏi hơn thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa tối tăm 26 và 31 lần!

Chúng tôi xin mượn lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II để kết thúc những giòng suy tư nầy: ” Sự sai lầm căn bản của Xã Hội Chủ Nghĩa là sự sai lầm mang tính cách nhân bản học (antropologico). Chủ thuyết trên, trên thực tế, quan niệm con người chỉ là một yếu tố, một tế bào trong cơ chế xã hội. Và từ đó, hạnh phúc cá nhân tùy thuộc vào cơ chế hoạt động kinh tế, xã hội...” ( Centesimus Annus, 13).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.