Nhiệm vụ bất khả thi của Carrie Lam

Người dân Hong Kong biểu tình chống Dự Luật Dẫn Độ về Trung Hoa đại lục và đòi Đặc Khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam từ chức Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lịch sử là một hành trình của ý thức Tự Do 

– Hegel

Những cuộc biểu tình kéo dài suốt 7 ngày qua với lượng người tham gia chưa từng có kể từ Hong Kong được trao trả về Trung Quốc đại lục vào năm 1997 đã không hề giảm nhiệt ngay cả khi bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) – trưởng đặc khu hành chính Hong Kong đã phải tuyên bố hoãn vô thời hạn việc thông qua Dự Luật Dẫn Độ với Bắc Kinh. Cơn giận dữ của người dân Hong Kong đang biến thành cơn địa chấn chính trị ngay giữa trái tim của Châu Á. Hai triệu người đã xuống đường vào đêm qua, 16 tháng Sáu, 2019, tỏ rõ sức mạnh “đám đông” của “những kẻ không quyền lực” và văn hóa dân chủ thấm đẫm vào xương tủy của người Hong Kong. Thông điệp của người dân đưa ra không khoan nhượng “Carrie Lam – hãy từ chức.

Chính quyền đặc khu Hong Kong đang đứng trước một thảm họa: Bị phế truất bởi Nhân Dân. Nếu điều này xảy ra, đây không chỉ là sự sỉ nhục của chính quyền đặc khu lâm thời mà là nỗi sỉ nhục và thất bại lớn nhất của Trung Quốc. Đây cũng chính là con domino đầu tiên đổ xuống trong hệ thống quyền lực mà Bắc Kinh đã cố công đắp bồi, theo đuổi tham vọng trỗi dậy suốt 4 thập kỷ qua.

Sự sụp đổ của Carrie Lam sẽ dẫn thẳng tới sự sụp đổ của người bảo trợ của bà: Tập Cận Bình. Đó là viễn tượng hoàn toàn không hề phóng đại. Những nhà lập pháp thân Bắc Kinh ở Hong Kong đã phạm vào lỗi sơ đẳng của chính trị học và những “định luật” về tâm lý xã hội học mà Gustave Le Bon đã chỉ ra trong những tác phẩm kinh điển của mình. 124 năm sau khi Gustave Le Bon viết “La psychologie des foules – Tâm lý học đám đông, 1895”, “đám đông” đã “tiến hóa” với những quy luật riêng.

Điều có thể thấy, những thanh niên Hong Kong quay trở lại nơi đã diễn ra biểu tình vào lúc 2 giờ sáng để dọn rác, nhường đường cho xe cứu thương, tổ chức tuần hành hòa bình, rất có tổ chức và đoàn kết, hợp tác giữa các nhóm ăn khớp dù không có các lãnh đạo biểu tình như hồi năm 2014. Đó là “đám đông” đầy tri thức, mạnh mẽ, kỷ luật, kiên định. “Đám đông” đó mang một sức mạnh hủy diệt những thế lực đang muốn phủ bóng đen xuống mảnh đất Hong Kong nhưng mang tính xây dựng rất cao. Sức mạnh này là sức mạnh bất khả cưỡng và sự tồn tại của chính quyền thân Bắc Kinh ở Hong Kong đang bị đếm ngược.

Cuộc biểu tình có qui mô và tính chất sử thi của người dân Hong Kong trong những ngày qua không những trở thành biểu tượng của văn hóa chính trị dân chủ mà sẽ trở thành hình mẫu cho bất cứ cuộc đấu tranh bất bạo động nào trên thế giới. Một khía cạnh quan trọng của cuộc biểu tình này là những giá trị Tự Do hiến định được bảo vệ bằng “vũ khí” và văn hóa Dân Chủ. Xã hội Hong Kong trước khi có Dân Chủ, đã có đầy đủ những giá trị Tự Do hiến định nhiều thập kỷ qua.

Điều đó đảm bảo cho Hong Kong có một nền chính trị minh bạch, một chính phủ hiệu năng và sự phồn thịnh, văn minh bậc nhất thế giới trước khi được Anh trao trả về Trung Quốc đại lục. Khi “trở về đất mẹ”, nền chính trị ở hòn đảo này đã dần bị tha hóa. Sự can thiệp của Bắc Kinh vào cuộc bầu cử 2014 ở Hong Kong với rất nhiều khuất tất là nỗ lực tiếm quyền chính thức thông qua những phương thức “dân chủ giả cầy”, “chia rẽ để cai trị”,… nhằm thâu tóm quyền lực.

Những phân tích của Fareed Zakaria trong tác phẩm xuất sắc của mình “Future of Freedom – Tương lai của Tự Do, 2007” đã cảnh báo rằng những phương thức và hấp lực “dân chủ” có thể giết chết những giá trị Tự Do hoàn toàn đúng. Điều đó đã và đang diễn ra ngày một phổ biến ở các quốc gia có nền dân chủ non trẻ, những quốc gia đã và vẫn bị ảnh hưởng của thứ chủ nghĩa cộng sản quái đản như ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam, các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, các quốc gia Ả Rập, Syria… nơi mà những cuộc bầu cử luôn có số phiếu bầu tối đa 99,99% dành cho các vị “minh quân”. Ở đó, Tự Do đã bị giết chết, bị thủ tiêu và bôi nhọ bởi những thế lực nhà nước độc ác, vị kỷ khoác áo Dân Chủ.

Bắc Kinh khi nhận lại một Hong Kong hoa lệ bậc nhất từ “đế quốc Anh” sau “thế kỷ tủi nhục” đã “phát tài” to. Một “big China” gồm cả những phần nhượng địa cũ từ bọn “đế quốc sài lang” đã giúp cho Trung Quốc chỉ hai thập kỷ sau đó trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nhưng có vẻ như nguồn lợi to lớn mà những “con ngỗng đẻ trứng vàng” này không đủ để thỏa mãn những ông chủ Trung Nam Hải. Đơn giản vì mục tiêu tối thượng của lòng khao khát quyền lực là quyền lực to lớn hơn.

Cơn đói khát quyền lực của Bắc Kinh đang khiến cho họ cầm dao để mổ phanh bụng “con ngỗng đẻ trứng vàng” Hong Kong bằng cách tước đoạt những giá trị Tự Do của người dân ở đây. Điều đó xem ra là một quyết định chẳng khôn ngoan gì. Sẽ không có thêm quả trứng vàng nào được tìm thấy và sẽ không còn con ngỗng nào cả.

Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) đang có “nhiệm vụ bất khả thi” khi phải đối mặt với cơn giận dữ của “đám đông” 2 triệu người. Một cộng đồng đã sống đủ lâu dưới ánh sáng văn minh và có nhận thức đầy đủ về nhân phẩm và quyền làm người của mình, sẽ không bao giờ cúi đầu quay trở lại hang tối.

Một xã hội văn minh, có những kết cấu vững chắc của giá trị Tự Do hiến định, được bảo vệ bằng “lớp vỏ” văn hóa Dân Chủ như Hong Kong sẽ không phải là một thứ “tiện nghi chính trị” theo ý muốn của Bắc Kinh. Cái giá cho sự coi thường ý chí, nguyên vọng của người dân ở Hong Kong hay Đài Loan, Macau, Tân Cương sẽ rất đắt cho nhà cầm quyền. Và, những gì đang diễn ra ở Hong Kong cho thấy một sức mạnh thực sự của “đám đông quyền lực” có tên Nhân Dân.

17/6/2019

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.