Những Bài Học Từ Đất Nước Miến Điện: Ký Giả Nhân Dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 2 tuần sau khi các biến sự bắt đầu, Nhà Nước Quân Phiệt Miến Điện, dưới sức ép của thế giới, đã phải đón tiếp đặc sứ Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Gambari, đến điều tra; và đã phải chấp nhận để ông này gặp mặt và bàn bạc với lãnh tụ đối lập Miến Điện, là bà Aung San Suu Kyi. Ngay cả ông tướng khét tiếng sắt máu, Than Shwe, cũng bắt đầu phải nói đến chuyện thương lượng với bà Suu Kyi, tuy đưa ra đủ thứ điều kiện tiên quyết để gỡ sĩ diện. Nhưng, cùng lúc đó, và phía sau các chiêu thức ngoại giao nêu trên, người ta cũng bắt đầu kiểm tra được số dân chúng bị công an chìm, nổi bắt đem đi, có nơi đã thấy xác dân tại các lò thiêu, mà chế độ muốn xóa chứng tích, hoặc thấy một số nhà sư bị chế độ giết, rồi thả trôi sông để khủng bố tinh thần dân chúng.

Nếu chỉ nhìn những dấu hiệu trái ngược này, người ta khó có thể kết luận là: dân tộc Miến Điện hay thiểu số độc tài cai trị, ai đang thắng và đang thua. Nhưng, điều mà cả thế giới công nhận là, phong trào dân chủ Miến Điện đã tiến những bước rất dài ,so với thời nổi lên 1988, và các năm sau đó. Đây là những bài học quí giá , không chỉ cho nhân dân Miến Điện, mà còn cho tất cả những ai còn đang sống dưới các chế độ cai trị độc tài, trong đó có dân tộc Việt Nam.

Vào năm 1988, chế độ quân phiệt ngang nhiên hủy bỏ kết quả bầu cử, bắt giam hầu hết các lãnh tụ dân chủ vừa đắc cử, và thẳng tay tàn sát khoảng 3000 dân chúng, trong các cuộc biểu tình phản đối sau đó. Tuy nhiên, thế giới không biết gì nhiều về cảnh thảm sát này, vì hầu hết tin tức không lọt ra được thế giới bên ngoài. Lần này thì khác hẳn.

Hiện nay, bộ máy tuyên truyền của chế độ công bố có 2000 người đang bị bắt giữ, và chỉ khoảng 10 người chết trong suốt 2 tuần qua. Phong trào dân chủ tuyên bố: có đến 6000 người, vừa tăng sĩ vừa dân chúng, đang bị giam giữ,và một số bị tra tấn. Số người chết đã lên đến trên 200 người.

Công luận thế giới lập tức tin tưởng các con số do phong trào dân chủ Miến Điện thông báo. Lý do chính là nhờ số hình ảnh rất nhiều và rất trung thực , được chụp tại hiện trường, và gởi ngay ra nước ngoài. Chỉ cần đếm số người tử vong trong những hình ảnh đó, và cảnh quân đội xả súng bắn vào đám đông, thế giới đã đủ thấy sự dối trá của con số 10 nạn nhân, mà chế độ đưa ra.

Không những thế, từng bức hình còn vạch trần bộ mặt lạc hậu, dã man của chế độ ,với cảnh quân đội và công an chìm hung hãn vung gậy gộc, báng súng, đánh đấm vào các tăng sĩ Phật giáo, và dân thường không một tấc sắt trong tay, đang đứng trật tự trong hàng ngũ biểu tình. Mỗi bức hình như vậy, không những đã vô hiệu hóa các vu cáo từ guồng máy tuyên truyền tuôn ra, mà còn là những bản án tương lai cho từng bạo chúa đang cầm đầu chế độ,lẫn những binh lính và công an đang bạo hành trên đường phố. Nhưng, tác động lớn hơn cả là: cơn sóng phẫn nộ của công luận thế giới, mà chế độ quân phiệt chắc chắn sẽ nhận hậu quả trong những tháng trước mặt.

Để tạo được những áp lực đó, người dân Miến Điện đã không trông chờ các phóng viên ngoại quốc. Ngược lại, các phóng viên ngày nay là hàng trăm hàng ngàn thường dân Miến Điện. Họ chụp hình, thu thanh từ mọi ngõ ngách, góc cạnh, suốt ngày đêm. Rồi chủ động gởi ra cho cộng đồng Miến Điện hải ngoại, và các cơ quan truyền thông quốc tế. Chính nhờ số đông này, mà công an không thể ngăn chận , khám xét, hay tịch thu hết được số máy ảnh, máy thu thanh, và nhất là các máy điện thoại di động của số ký giả tiềm ẩn này. Thế giới gọi họ một cách thân thương và thán phục là: những Ký Giả Nhân Dân.

Trước tình hình này, chế độ quân phiệt Miến Điện chỉ còn nước bắt chước chế độ cộng sản Ba Lan ngày trước, đó là ra lệnh đóng tất cả hệ thống điện thoại và mạng Internet. Nếu lịch sử Đông Âu đang diễn lại, thì không bao lâu nữa, các nhà cai trị Miến cũng sẽ học cùng bài học đau thương về hệ quả tự làm tê liệt chính mình, để đi vào tiến trình xụp đổ. Nhưng, dù sao thì điều họ muốn ngăn chặn cũng đã quá trễ, các hình ảnh bạo hành đã và đang theo nhiều ngõ đi ra nước ngoài, kể cả qua 3 biên giới với Lào, Thái Lan, Bangladesh.

Đến đây thì bức tranh có phần rõ và quen thuộc hơn. Khi một bên người ta thấy, sự bưng bít và khủng bố của chế độ cai trị, đang từng bước mất dần hiệu quả. Còn bên kia là những phương pháp đấu tranh bất bạo động, đang ngày một trở nên tinh vi, kỷ luật, và hiệu quả hơn, của nhân dân Miến Điện.

Ngọn sóng dân chủ, cuối cùng, đã tràn từ Đông Âu đến Đông Nam Á.

- Nghe bài phát thanh này.
- Save/Tải âm thanh về máy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.