Nỗi buồn thảm mang tên Tân Cương

Người dân vùng lãnh thổ tự trị Tân Cương tố giác nhà cầm quyền Trung cộng đàn áp dân theo Hồi Giáo, "muốn kiểm soát niềm tin Hồi Giáo của họ". Ảnh: Independence.co.uk /Guang Niu / Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tân Cương là một vùng lãnh thổ tự trị của Trung Quốc với gần 22 triệu người, trong đó có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Sắc tộc thiểu số Hồi giáo này đang chịu đựng nỗi thống khổ của việc bị giám sát và đàn áp thô bạo bởi “bộ máy an ninh tổng lực” của chính quyền trung ương.

Kể từ sau các cuộc biểu tình bạo động của người Duy Ngô Nhĩ vào năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các chính sách an ninh nhằm vào họ một cách quy mô. Trong vòng một thập kỷ, ngân sách dành cho an ninh đã tăng gấp 10, đạt đến hơn 9 tỷ đô-la vào năm 2017.[1] Riêng từ năm 2016 đến năm 2017, ngân sách đã tăng lên 92%.[2] Một phần của ngân sách tăng thêm này được dùng để tuyển dụng khoảng 100 ngàn vị trí an ninh mới.[3]

Cho đến nay, khoảng 7 ngàn đồn công an được thiết lập để giám sát người dân khu tự trị.[4] Cùng với đó, các phương tiện công nghệ, kể cả các phương tiện công nghệ cao như camera công cộng, thiết bị bay không người lái cũng được dùng đến. Các thông tin của người dân như dữ liệu smartphone, đường nét gương mặt đều bị nhận diện bởi công nghệ.[5] Riêng mẫu ADN, dấu vân tay, mống mắt, nhóm máu được thu thập thông qua chương trình khám sức khỏe miễn phí kể từ năm 2016.[6]

Theo cách nói của báo giới, Tân Cương đối với Trung Quốc là một phòng thí nghiệm khổng lồ về giám sát điện tử, để từ đó các công cụ giám sát sẽ được nhân rộng đến các vùng khác ở trong nước, thậm chí, ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngoài các công cụ trên, một công cụ khác là các trại cải tạo. Theo BBC, có ít nhất 44 trại cải tạo đã được chính quyền trung ương mở ra để giam giữ những người Duy Ngô Nhĩ [7] “ly khai”, “cực đoan tôn giáo” và “khủng bố”. Đối tượng tiềm năng nhất cho các trại cải tạo là những người Duy Ngô Nhĩ sinh từ năm 1980, vì đây là thành phần “bạo lực” và “không đáng tin cậy”, theo cách nhìn của chính quyền Trung Quốc.[8]

Theo Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu tại Đức, hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo.[9] Nhiều hãng thông tấn trên thế giới thậm chí đưa ra con số khiếp đảm hơn – gần hoặc hơn 1 triệu.[10]

Khi bị giam giữ trong trong các trại cải tạo, một người may mắn thì được thả sau nhiều tuần, kém may mắn hơn thì được thả sau nhiều tháng hay nhiều năm, và bi kịch nhất là biến mất vĩnh viễn. Các tù nhân bị đối xử thô bạo, với các điều kiện nghèo nàn về thực phẩm, vệ sinh và y tế.[11] Gần như tất cả người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đều có các thành viên trong gia đình bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương.[12]

Đồn công an, công nghệ cao, trại cải tạo không phải là toàn bộ công cụ. Tinh vi hơn, Trung Quốc còn thi hành các chính sách xóa bỏ văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ. Theo lời ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, từ năm 2017, Trung Quốc tăng cường cấm đoán nhiều hoạt động tôn giáo ở Tân Cương, như ngăn cản nhân viên công vụ hành lễ tại nhà thờ, buộc mọi người ăn thịt heo, uống rượu trong tháng ăn chay của người Hồi giáo.[13]

Thêm vào đó, Trung Quốc còn buộc người Duy Ngô Nhĩ thực hành văn hóa của người Hán. Từ ngày 1/4/2017, chính quyền trung ương thực hiện chính sách “trừ khử cực đoan” mà thực chất là chính sách “Trung Quốc hóa”, bao gồm việc buộc người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo học tiếng Trung Quốc, hát Hồng ca Trung Quốc, đặt lại tên theo kiểu Trung Quốc, và cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ăn.[14]

Đầu năm 2018, người thiểu số bản địa còn bị buộc đón tiếp các quan chức Trung Quốc đến nhà mình sống chung để “được” các quan chức này giám sát và tuyên truyền chính trị. Kết quả đến nay là hơn 1 triệu quan chức Trung Quốc đã đến sống chung với các gia đình nông thôn ở miền nam Tân Cương.[15]

Đỉnh cao của sự trấn áp là mổ cướp nội tạng. Theo một báo cáo của cựu nghị viên David Kilgour (Canada), luật sư nhân quyền David Matas (Canada) và nhà báo Ethan Gutmann (Mỹ), một trong các nhóm nạn nhân của mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc là người Duy Ngô Nhĩ.[16] Không rõ lượng người Duy Ngô Nhĩ bị mổ cướp nội tạng là bao nhiêu, song cũng như các học viên Pháp Luân Công, những ai bặt vô âm tín đều có thể đã là nạn nhân của cách thức chết chóc này.

Nhìn tổng thể, bức tranh Tân Cương thật buồn thảm, đen tối và chẳng có mấy hi vọng vào tương lai, khi một nửa dân số của nó là người Duy Ngô Nhĩ mất tự do và bị tẩy não. Cứ như vậy, chẳng bao lâu nữa, Tân Cương sẽ không còn những người Duy Ngô Nhĩ thứ thiệt, mà chỉ còn những người Ngô Duy Nhĩ vong thân, những người bị đánh cắp hết căn cước và không còn biết được đâu là nguồn gốc thực sự mà mình thuộc về.

Nguyễn Trang Nhung

Chú thích:

[1] Security spending ramped up in China’s restive Xinjiang region
https://www.ft.com/content/aa4465aa-2349-11e8-ae48-60d3531b7d11

[2] Như [1]

[3] Beijing is spending its way to ‘an experiment of what is possible’ to police Xinjiang’s Uyghurs
https://www.theglobeandmail.com/news/world/beijing-increases-presence-over-xinjiangs-uyghurs/article38256591/

[4] Như [3]

[5] From laboratory in far west, China’s surveillance state spreads quietly
https://www.reuters.com/article/us-china-monitoring-insight/from-laboratory-in-far-west-chinas-surveillance-state-spreads-quietly-idUSKBN1KZ0R3

[6] China: minority region collects DNA from millions
https://www.hrw.org/news/2017/12/13/china-minority-region-collects-dna-millions

[7] China’s hidden camps
https://www.bbc.co.uk/news/resources/idt-sh/China_hidden_camps

[8] Xinjiang authorities targeting Uyghurs under 40 for re-education camps
https://www.rfa.org/english/news/uyghur/1980-03222018155500.html

[9] China security spending surges in Xinjiang despite camp denials
https://www.aljazeera.com/news/2018/11/china-security-spending-surges-xinjiang-camp-denials-181106054831132.html

[10] Chẳng hạn như BBC (xem chú thích 7)

[11] Young Uyghur woman dies in detention in Xinjiang political ‘re-education camp’
https://www.rfa.org/english/news/uyghur/death-09252018174834.html

[12] China’s war on islam: Dolkun Isa escaped Xinjiang and Interpol to defend Uyghur existence
https://www.albawaba.com/news/chinas-war-islam-dolkun-isa-escaped-xinjiang-and-interpol-defend-uyghur-existence-1198398

[13] Trung Quốc tiếp tục ‘hành hạ’ Tân Cương bằng những yêu sách mới
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tiep-tuc-hanh-ha-tan-cuong-bang-nhung-yeu-sach-moi.html

[14][15] Như [13]

[16] Report: China still harvesting organs from prisoners at a massive scale
https://edition.cnn.com/2016/06/23/asia/china-organ-harvesting/index.html

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.