Nội dung bài phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chuyến vận động dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam ở Quốc Hội Canada 

Tổng Bí thư Đảng Việt Tân ông Hoàng Tứ Duy phát biểu trong chuyến vận động chính giới Canada thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bằng sự ủng hộ nhân quyền và tiến trình dân chủ ở Việt Nam, hôm 27/10/2022 tại Quốc Hội Canada. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin giới thiệu cùng quí độc giả nội dung bài phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chuyến vận động dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam ở Quốc Hội Canada hôm 27 tháng 10, 2022.

Ban Biên Tập Việt Tân

***

Cảm ơn quý vị đến tham dự buổi tiếp tân hôm nay.

Tôi muốn chia sẻ với quý vị về tầm nhìn của Việt Tân đối với Việt Nam, tầm nhìn này có liên quan như thế nào đến lợi ích của Canada ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những gì chúng ta có thể làm để thúc đẩy lợi ích chung – mà tôi tin rằng đó là một Việt Nam tự do và dân chủ hơn.

Tôi nghĩ cách tốt nhất để mô tả Việt Nam ngày nay giống như một ly nước – trên nhiều mặt đó là một ly nước nửa đầy:

– Với người dân năng động, làm việc chăm chỉ.
– Có một vị trí chiến lược.
– Và tất nhiên là những món ăn tuyệt vời và nền văn hóa sôi động.

Nhưng Việt Nam cũng là một ly nước nửa cạn:

– Với sự phát triển không đồng đều.
– Mức độ tham nhũng và đàn áp chính trị trầm trọng.
– Hàng trăm tù nhân chính trị.
– Và rất nhiều mâu thuẫn: Chính phủ muốn thúc đẩy kinh tế tri thức nhưng lại hạn chế internet; họ nói về biến đổi khí hậu nhưng lại giam giữ các nhà hoạt động môi trường, những người đang hoạt động cho sự thay đổi.

Tóm lại, đó là một quốc gia có tiềm năng to lớn nhưng bị kìm hãm bởi một hệ thống độc tài — cụ thể là một đảng duy nhất cầm quyền không còn theo chủ nghĩa Mác, nhưng vẫn còn theo sát chủ nghĩa Lê-nin.

Ai cũng đã biết rằng hệ thống chính trị của Việt Nam là không tốt – tuy nhiên một số người bên ngoài có thể nghĩ rằng thế giới không cần quan tâm điều này. Nhưng trong năm nay chúng ta đã được nhắc nhở rằng thể chế chuyên quyền là một điều đáng lo ngại. Cách một chế độ đối xử với người dân của mình có ảnh hưởng nhiều đến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn.

Với cuộc xâm lược Ukraine, chúng ta đã thấy cách một bạo chúa với tầm nhìn sai lệch về thế giới có thể gây ra rất nhiều đau khổ cho các nước láng giềng, cho chính người dân của mình và gây nguy hiểm cho phần còn lại của thế giới.

Và với Trung Quốc, chúng ta đã thấy một chế độ độc tài vừa là mối đe dọa đối với những công dân sống bên trong biên giới của nước này, vừa là mối đe dọa đối với toàn bộ khu vực.

May mắn thay, phần lớn thế giới đã tập hợp lại để hỗ trợ Ukraine – và ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo ủng hộ một Đài Loan dân chủ. Nhưng có một số quốc gia, hầu hết đều có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, đang gây trở ngại cho sự đồng thuận quốc tế. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một trong những quốc gia như vậy.

Trong mọi cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm nay, để lên án việc Nga xâm lược Ukraine, những hành động tàn bạo đối với thường dân và việc sáp nhập bất hợp pháp các lãnh thổ Ukraine, chính quyền Hà Nội đều bỏ phiếu trắng.

Đúng ra, vì lợi ích của chính mình Việt Nam cần ủng hộ một hệ thống quốc tế với các quốc gia tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và nguyên tắc các quốc gia lớn hơn không bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn. Tuy nhiên, vì bản chất chuyên quyền của họ, chế độ Hà Nội không thể hành động vì lợi ích quốc gia.

Trên thực tế, Hà Nội đang gây mất ổn định khu vực bằng cách lên kế hoạch tập trận với Nga, đứng về phía quân đội Myanmar, và gần đây nhất là tham gia Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để che đậy các hành vi vi phạm nhân quyền.

Chúng tôi, Việt Tân, hình dung một Việt Nam tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và một trật tự dựa trên luật lệ. Một đất nước Việt Nam như vậy sẽ tạo nên một Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) tự do hơn – từ đó có thể giúp kiềm chế những khuynh hướng tồi tệ nhất của Bắc Kinh.

Một Việt Nam như vậy sẽ dễ dàng thu hút nhân tài và sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt ở nước ngoài – bao gồm hàng trăm ngàn người Canada là những người nhập cư gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai. Cộng đồng này có thể đóng vai trò là cầu nối giữa hai quốc gia, nâng cao vị thế của Canada với tư cách là một quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và quyền lực mềm của Canada.

Vậy chúng ta có thể làm gì?

Thứ nhất, không thể bỏ qua khi chế độ Hà Nội không làm đúng trách nhiệm. Điều này có nghĩa là thúc giục chính quyền Hà Nội tôn trọng các cam kết quốc tế mà họ đã ký; nay là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Việt Nam càng phải có trách nhiệm hơn nữa.

Thứ hai, lên tiếng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền. Ví dụ, các nghị sĩ có thể cân nhắc việc “nhận bảo trợ” một tù nhân lương tâm và vận động cho họ được trả tự do.

Thứ ba, Canada nên làm việc trực tiếp với người dân Việt Nam, bằng cách hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực mà cơ quan đại diện ngoại giao Canada có thể tăng cường các nỗ lực hiện tại của họ.

Chúng ta đều đồng ý rằng Việt Nam có một vai trò quan trọng trong Chiến Lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Canada. Câu hỏi đặt ra là một Việt Nam như thế nào sẽ là một đối tác đáng tin cậy hơn? Chúng tôi tin rằng vì lợi ích chung, Việt Nam cần phải là một quốc gia tự do và dân chủ.

Cảm ơn quý vị.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc tổ chức Sáng Kiến ​​về Chuyển Dịch Năng Lượng Việt Nam (VIETSE). Ảnh: VIETSE

Chính quyền Việt Nam xác nhận vụ bắt giữ giám đốc một công ty tư vấn về năng lượng

Hãng tin Pháp AFP ngày hôm nay, 1/10/2023 đã trích dẫn báo chí Việt Nam cho biết là chính quyền Hà Nội đã xác nhận việc bắt giữ lãnh đạo một công ty tư vấn về chính sách năng lượng. Đây là chuyên gia về môi trường thứ 6 bị chính quyền Việt Nam giam giữ trong vòng hai năm gần đây.

Một dự án của Novaland tại quận 8, Sài Gòn. Ảnh: Kinh Tế Sài Gòn Online

Từ Hằng Đại sang Novaland – ngày tàn một phương thức kinh doanh

Số phận tương đồng của tập đoàn Hằng Đại bên Trung Quốc và Novaland ở Việt Nam có thể là điềm báo ngày cáo chung của một phương thức kinh doanh từng phát triển mạnh mẽ nhờ gắn liền với chính sách công hữu về đất đai ở hai quốc gia “cộng sản anh em.”

Một nông trại ở Mỹ. Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

Quyết định bởi chính sách

Dù ở bất cứ bang nào của Mỹ từ California, Florida, Georgia, Pennsylvania, Maryland… gã hứng thú nhất là tới các làng nghề nông. Nông dân đúng là các quý ông, quý bà. Họ ở trong các biệt thự rộng lớn giữa triền cỏ xanh mướt, những thảm hoa muôn màu và những cây rợp bóng. Họ lái xe hơi xịn và đến các trung tâm, các câu lạc bộ thưởng thức nghệ thuật, mùa nông nhàn họ đi du lịch khắp thế giới…