Nỗi lo bị bao vây của Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Felix K. Chang
24-6-2016

Trong gần hai thập niên, các chiến lược gia Trung Quốc đã lo lắng về điều gọi là bao vây địa chính trị của Trung Quốc. Có lúc thì cho là bị Hoa Kỳ bao vây, rồi Ấn Độ, và gần đây là Nhật Bản. Trong tuần vừa qua có một cuộc diễn tập chung của hải quân Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản tại vùng biển Phi Luật Tân. Chắc chắn là cuộc diễn tập này chỉ làm tăng thêm mối lo ngại của Trung Quốc.

Một số sự kiện xảy ra trong tháng vừa qua có thể làm tăng mối lo. Thứ Sáu vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viếng thăm Bangkok để mở rộng hợp tác quốc phòng và an ninh đường biển với Thái Lan. Một tuần lễ trước đó, ông gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc, cho thấy quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước. Tại một buổi họp thượng đỉnh vào cuối tháng Năm, Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng với các quốc gia G7, nêu thẳng thẳn mối quan tâm về hành vi trên biển của Trung Quốc. Vài ngày trước buổi thượng đỉnh, Tổng thống Obama đến thăm Hà Nội và tuyên bố tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Sau buổi thượng đỉnh, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đón tiếp một phái đoàn Việt Nam để thảo luận nâng cao hợp tác quân sự.

USS John C. Stennis là một trong hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ tập trận tại Biển Philippine hôm 19-6 vừa qua. Ảnh: Reuters

Dĩ nhiên là mối lo của Trung Quốc bị bủa vây không phải là mới đây. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc lo là Sô-Viết đeo đuổi một chiến lược địa chính trị tương tự. Trước đó nữa, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối diện với nhiều “chiến dịch bủa vây” trong cuộc nội chiến kéo dài. Những kinh nghiệm đó có thể để lại vết hằn lên suy nghĩ chiến lược của Trung Quốc từ đó đến nay.

JPEG - 83.2 kb
USS John C. Stennis là một trong hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ tập trận tại Biển Philippine hôm 19-6 vừa qua. Ảnh: Reuters

Điều thấy rõ là các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đã bắt đầu chuẩn bị cho một thời đại căng thẳng nâng cao. Gần đây các bước phòng thủ này càng tăng tốc khi cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông, vùng biển Đông Hải và tại biên giới Trung-Ấn đã trở nên mạnh bạo. Hoa Kỳ thì thực hiện “xoay trục” hoặc “tái quân bằng” về Châu Á. Ấn Độ và Nhật Bản đẩy mạnh tiếp cận ngoại giao và kinh tế tại Đông Nam Á và củng cố tư thế quân sự. Các quốc gia khác cũng bắt đầu tương tự. Nhưng các bước phòng thủ đó tạo thành một cuộc bao vây Trung Quốc không?

Vòng vây tưởng tượng

Vào đầu thập niên 2000, Trung Quốc lo âu là Hoa Kỳ có thể bao vây biên giới phía đông của họ khi thấy quân đội Hoa Kỳ đổ vào Afghanistan và vùng Trung Á. Nhưng một thập niên sau đó Hoa Kỳ và đồng minh trở nên mỏi mệt khi phải đối đầu với các lực lượng chống đối dai dẳng. Căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Kyrgyzstan và Uzbekistan đóng cửa. Quan hệ gần gủi một thời giữa Hoa Kỳ và Pakistan trở nên gay gắt; quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút lui dần. Mối lo âu của Trung Quốc đã không biến thành hiện thực.

Bây giờ Bắc Kinh lại lo sợ một cuộc bủa vây rộng lớn hơn nữa bởi các quốc gia dọc theo vòng đai Châu Á-Thái Bình Dương để ngăn ngừa cách hành xử hung hăng của Trung Quốc. Nhưng đa số chỉ mới ở giai đoạn đầu xây dựng thực lực. Mặc dầu Úc khởi động một chương trình hiện đại hóa quân sự lớn lao, quân đội họ vẫn còn nhỏ. Guồng máy quan liêu quốc phòng của Ấn Độ tiếp tục gây chán nản cho các kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng quân đội. Trong khi Nhật có một lực lượng quân sự có khản năng, nền kinh tế đang gặp khó khăn làm bó tay khả năng mở rộng của quân đội. Ngay cả kế hoạch “xoay trục” về Châu Á của Hoa Kỳ có thể không nặng ký như tên gọi, vì chính quyền Obama tỉa xén bớt lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ. Vì lý do đó, ta có thể lập luận là mối quan tâm của Trung Quốc về một cuộc bao vây, ít ra là hiện nay, không xác đáng.

Xói mòn vòng vây

Ngoài ra, các quốc gia mà Trung Quốc sợ là sẽ bao vây chưa phải là một khối liền lạc. Ấn Độ, trên danh nghĩa chính thức là nước không liên kết, vẫn còn ngại ngùng về mối quan hệ với Hoa Kỳ. Và trong khi Úc và Nhật có ký hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ, họ lại không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc này hiện rõ khi Úc vào phút chót quyết định mua tàu ngầm của Pháp thay vì của Nhật. Quan hệ an ninh giữa Ấn Độ với Úc và Nhật cũng có điều tế nhị tương tự. Trung Quốc có thể dùng các giao kèo song thương để làm yếu đi các quan hệ này và ngăn cản không cho vòng vây hình thành rõ nét hơn.

Vượt phá vòng vây

Nhưng ngay cả khi nỗi lo sợ của Trung Quốc có trở thành hiện thực thì Bắc Kinh đã có cách để vượt thoát. Vào cuối năm 2013, Trung Quốc đề xuất chương trình “Một Vành Đai, Một Con Đường”. Trong số các dự án hạ tầng cơ sở Trung Quốc tài trợ tại Đông Nam Á có một vùng kinh tế đặc biệt tại Cam Bốt, đập thủy điện tại Lào, dự án đường sắt và năng lượng tại Mã Lai. Tuy “ngoại giao đồng nhân dân tệ” của Trung Quốc không phải luôn luôn thành công, nó có ảnh hưởng. Cam Bốt và Lào trở thành quốc gia cổ võ đắc lực cho Trung Quốc trong khối ASEAN. Mã Lai thì đứng bên lề tranh chấp Biển Đông mặc dầu Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vào vùng kinh tế đặc quyền của họ. Đề xướng của Trung Quốc có thể hữu ích tại Phi Luật Tân. Tổng thống mới của Phi, Rodridgo Duterte, đã tỏ ý tiến hành đối thoại song phương với Trung Quốc để được giúp đỡ phát triển kinh tế.

PNG - 54.6 kb
Dự án “Một Vành Đai, Một Con Đường” của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tuy thế Bắc Kinh có lý do để thổi phòng nỗi sợ bị bao vây. Mặc dầu đạt được thành quả kinh tế đáng nể, Trung Quốc đối diện với hàng loạt vấn đề. Hiện nay, giới lãnh đạo Trung Quốc phải lo việc chuyển tiếp khó khăn từ tăng trưởng bằng đầu tư sang tăng trưởng mở rộng bằng tiêu thụ, cùng lúc phải giải quyết các bong bóng nợ. Các thách đố này sẽ thay đổi bất thường. Do đó một số cho rằng nỗi sợ bao vây là cách để kích động cảm xúc quần chúng và duy trì “ổn định xã hội” cần thiết để đảng cộng sản có thể nắm quyền dài hạn. Dù cho “bao vây Trung Quốc” là tưởng tượng hay thật, hữu hiệu hay không, người ta sẽ trông đợi cụm từ này sẽ còn trong thuật ngữ Bắc Kinh sử dụng trong những năm sắp tới.

Hoàng Thuyên – Chân Trời Mới Media lược dịch

Nguồn: Foreign Policy Research Institute

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.