Ông Trọng muốn gì?

Cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng bị khởi tố hôm 10/7 và bị truy tố hôm 13/7/2020 về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí." Ảnh: PLO
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày vừa qua, nhiều cựu cán bộ cấp nhà nước và hai thành phố HCM và Hà Nội đã bị sa lưới, với vụ truy tố các sai phạm trong thời gian tại chức, gây ra nhiều chú ý và bàn tán trong dư luận. Cụ thể ở cấp trung ương, có cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, và thứ trưởng bộ này là bà Hồ Thị Kim Thoa (đang bị truy nã khi đã bỏ trốn sang Paris).

Kế đó, ngày 11 tháng Bảy,  có lệnh khởi tố ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ Tịch UBND Thành Hồ và Trần Trọng Tuấn Phó Chánh Văn Phòng thành uỷ HCM. Cả hai liên quan đến vụ án tại Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn (SAGRI). Trước đó ngày 6 tháng Bảy, 2020 cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bắt tạm giam Lê Tấn Hùng nguyên Tổng Giám Đốc SAGRI (em trai cựu bí thư thành uỷ về hưu Lê Thanh Hải) và một số cán bộ khác của SAGRI. Tất cả những người bị khởi tố đều có một mẫu số chung: Dính đến đất đai.

Trong khi đó tại Hà Nội, Bộ Công An lại ra lệnh khám xét khẩn cấp ba thành viên trong tổ giúp việc, tài xế của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội gồm: Nguyễn Ngọc Anh (thư ký phòng biên tập thuộc tổ giúp việc), Nguyễn Hoàng Trung (tài xế lái xe) và Phạm Quang Dũng về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” vào ngày 13 tháng Bảy vừa qua.

Những vụ khám xét và truy tố nói trên tuy mờ mờ ảo ảo, nhưng không phải là chuyện lạ, nhất là khi cuộc đua quyền lực của đại hội 13 đang diễn ra. Vấn đề là tại sao những kẻ nói trên lại bị bắt làm những con dê tế thần vào lúc này.

Thực tế cho thấy, nếu cho điều tra khoảng 10 ngàn quan chức cộng sản cao cấp trong đảng và trong chính quyền, gồm cả những người đã về hưu và đương chức, sẽ không có ông bà nào thoát được tội tham ô liên quan đến đất đai, bảo kê tội phạm vân, vân… Bởi chuyện quá dễ hiểu, từ sau năm 1975 Luật Đất Đai quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Do những điều luật mờ ám đó, khi được nhà nước diễn giải, tất cả đất đai đều nằm trong tay đảng, thông qua các đoàn thể đảng, mặt trận tổ quốc và các doanh nghiệp nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường sau những năm đổi mới, các doanh nghiệp quốc doanh – con cưng của nhà nước ngày càng tỏ ra sa sút trong quản lý, kinh doanh đưa đến nguy cơ phá sản hàng loạt. Từ khi có lệnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để cứu vãn và đẩy mạnh kinh tế thị trường, những đất đai này bị mang ra bán, sang nhượng với giá rẻ hơn bèo. Đàng sau sự mờ ám ấy là trò móc ngoặc và chia chác sòng phẳng.

Khi những đất này lọt vào tay các gia tộc đỏ với sự tiếp tay của cán bộ nhà nước, nó trở thành đất vàng, đất kim cương. Nhờ những khoản lợi nhuận lớn lao này, các gia tộc đỏ mới chạy chọt vào những chức vụ cao hơn, béo bở hơn để tiếp tục khuynh đảo nền kinh tế quốc gia và chi phối cả chính sách nhà nước. Có thể nói đây là chu kỳ xuất thế của các cán bộ nhờ vào ăn đất Sài Gòn như Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín mà đầu sỏ là bí thư thành uỷ hai nhiệm kỳ Lê Thanh Hải, người có danh hiệu là “vô sản lưu manh” trong đảng CSVN.

Thế nhưng tại sao ông Trọng lại cho truy tố hàng loạt cán bộ nhám nhúa ngay vào lúc trung ương đảng đang ráo riết sắp xếp nhân sự cho đại hội 13?

Có người cho rằng, tổng bí thư muốn dằn mặt mấy anh trung ương sắp về hưu, đừng nhúng chàm để rồi bị truy tố như Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa, cho dù họ đã hạ cánh mấy năm nay.

Có người còn cho rằng ông Trọng cho khởi tố và bắt một số người ở cuối trào của mình, là có ý muốn nhắc nhở công lao đốt lò chống tham nhũng của ông ta trong nhiệm kỳ tổng bí thư vừa qua. Và sự vất vả của ông phải được đền bù xứng đáng, ngoài danh hiệu “người đốt lò vĩ đại” đã được đàn em tâng bốc.

Cũng có người cho rằng qua vụ truy tố Vũ Huy Hoàng, Trần Vĩnh Tuyến, bắt giam Lê Tấn Hùng ông Trọng muốn cho mọi người thấy sự quyết tâm của ông trong chiến dịch đốt lò, dù sắp hết nhiệm kỳ. Đồng thời đó cũng là cách ông đem quyền lực ra dằn mặt con sâu chúa Lê Thanh Hải, kẻ có trách nhiệm chính trong tất cả những vụ bán đất công trong 10 năm nắm bí thư thành uỷ, nhất là ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trong thâm tâm, ông Trọng cũng muốn phô trương thanh thế để được toàn đảng tiếp tục tín nhiệm mình thêm trong 5 năm tới trong vai trò tổng bí thư khoá 13. Hiện nay, ngay trong đảng có nguồn dư luận vận động để ông Trọng tiếp tục làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư để làm “trong sạch” đảng. Vì lẽ đảng còn quá nhiều cán bộ tham ô mà không ai có đủ năng lực để làm được như ông Trọng.

Sự vận động này ứng lời rao trước của Phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương Nguyễn Hồng Diên “Chặng đường phía trước hết sức khó khăn, phức tạp, cần có người lão luyện về mặt chính trị, kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước vượt qua sóng gió, nguy nan.”  Nghe giống như giọng điệu của một nữ cử tri quận Hoàn Kiếm trong cuộc tiếp xúc với các đại biểu quốc hội ngày 24/6: “Đất nước đang còn nhiều khó khăn, mong Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đất nước đi đến đích cuối cùng.”

Đúng là ở cuối trào quyền lực, có quá nhiều tin đồn về nhân sự xoay quanh cái ghế tổng bí thư. Nhưng sang năm 2021 con người 76 tuổi bệnh hoạn ấy ở lại hay ra đi, thực sự đối với Việt Nam cũng chẳng có gì thay đổi.

Có điều ai cũng thấy rõ, thay vì tập trung nội lực để phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên, cuối cùng cả nước chỉ tập trung vào việc đốt lò chống tham nhũng, loay hoay trong cái ao làng nhỏ xíu với một mớ sâu bọ trong đảng luôn mồm  “kiên định chủ nghĩa Mác-Lê”!

Phạm Nhật Bình

Video: Youtube Việt Tân

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.