Phải chăng vì sự vô cảm của chúng ta nên cái ác mới có đất lộng hành?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khoảng năm lớp 9, gần trưa tôi đi học về, nhà có một bầy chó con mới đẻ khoảng vài ngày, tôi nhớ không nhầm 9 con thì phải. Tôi vào nhà đang thay đồ để ăn cơm trưa, thì nghe tiếng kêu của chó con, kêu đằng sau hè, tôi cố dùng tai hướng ra song cửa để nghe cho rõ thì đúng là nó kêu từ đằng sau, tôi nghĩ có thể nó bò kiểu nào đó bị rơi đằng sau nhà. Tôi rủ đứa em gái cùng vội chạy ra sau hè xem thế nào, thì có một ùn đất nhúc nhích kèm theo tiếng kêu của cún con, thấy vậy chúng tôi dùng tay đào đất ra, thì thấy 3 chú chó bị chôn. Nước mắt chợt trào ra, anh em vội bế từng đứa lên và tôi cởi cái áo mình đang mặc trên người để phủi đất đang dính đầy trên miệng và tai của chúng.

Trong đầu liền bất giác nghĩ rằng, 3 đứa chúng nó bị chôn như thế này là phải có lý do, dù lý do gì đi nữa, mà đem vào cho mẹ nó thì chắc chắn lần tới không còn thấy nghe nó kêu… nghĩa là đem vào nhà thì nguy hiểm cho chúng. Anh em tôi sau hồi nghĩ cách thì đi tới quyết định, đem bỏ trên tấm banh (cái che trên cửa sổ) và dùng mấy viên gạch chặn lại kẻo nó bò ra thì rớt xuống đất, vì tấm banh đó cao gần 3m. Tôi và em gái thay nhau ra coi sóc chúng, thời gian đó chưa mở mắt nên chúng tôi dùng sữa đặc Ông Thọ cho vào tay rồi bỏ vào miệng chúng, từng con ăn no rồi lăn quay ra ngủ ngon lành. Được tuần thì chúng lớn và mở mắt, 3 chú chó rất đẹp. Có hôm, một con bò qua viên gạch, rớt xuống đất, mà dưới đó là đống xà bần, tưởng nó chết vì cái đầu bị nghiêng nghiêng và kêu liên tục, nhưng đem lên cho sữa nó vẫn ăn và 2 ngày sau thì bình phục.
Thấy to và để như thế sẽ mất an toàn, lúc này anh em chúng tôi quyết định mang vào cho mẹ nó vì dù gì chúng cũng đã lớn, không còn cách nào khác. Bỏ vào và trình bày với Nội để thuyết phục Nội cho tụi nó sống, Nội không nói gì mà mắt đỏ hoe, và sau đó cả bầy 9 con sum họp một thời gian đủ lớn, ăn khỏe thì đem cho. Nhà chỉ giữ lại 2 con để nuôi.
Tôi nghĩ rằng, nếu anh em chúng tôi mà vô cảm mặc kệ, thì 3 chú chó đó sẽ không thể sống. Và nếu chúng tôi làm ngơ để tụi nó kêu trong tuyệt vọng, thứ mất đi không chỉ là 3 chú chó, mà lương tâm của chúng tôi, chắc chắn sẽ sống dằn vặt những ngày sau đó, có thể cho tới bây giờ.
Tôi không phải là người có lòng trắc ẩn, hay yêu thương động vật mà cứu 3 chú chó, mà tôi nhớ lại bản thân tôi trước đó vài năm, cách nhà tôi khoảng trăm mét có một con sông, nó là một nhánh của Thạch Hãn chảy ngang qua, tuổi thơ tôi gắn liền với con sông đó, có một lần tôi cùng đám bạn cùng tuổi xuống dạ cào (cách gọi nhặt cá từ lưới của tàu thuyền họ đang giặt lưới để cho chuyến đi biển tiếp theo) tôi không biết bơi, nhưng ham vui đi cùng, không may hỏng chân vào hố bom và đuối dần, với lời kêu cứu và vùng vẫy mà cả đám bạn tưởng tôi đùa, chỉ một người lạ tôi không biết mặt, khi sắp chìm xuống thì anh ta chạy đến lôi vào tôi bờ. Thoát chết chỉ trong gang tấc, và từ đó tôi hiểu rằng, khi có tiếng kêu cứu dù bất kỳ ở đâu, mình làm ngơ đi thì sự khổ đau sẽ gây ra vô cùng lớn, nếu mình có thể giúp được thì phải làm hết khả năng.
Từ đó tới bây giờ khi thấy những điều trái ngang trong xã hội, nhất là đám cường quyền, ác bá mà áp bức người Dân yếu thế, dù không giúp được gì thì tôi vẫn lên tiếng, mặc dù biết sẽ không tới đâu. Chính vì tôi sợ tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng mà mình làm gì đó để cứu được mà phớt lờ thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy đau khổ hơn, có thể là cái giá sống trong dằn vặt của chính mình nên tôi phải 3 chú chó đang rên siết trong tuyệt vọng và yếu dần.
Trong những ngày cuối năm 2021, mạng xã hội Việt Nam chấn động với cái chết của một bé gái 8 tuổi. V.A đã bị tra tấn, đánh đập với những đòn thù kéo dài không phải một hoặc hai ngày mà hơn một năm trời. Hơn một năm trời V.A đã kêu van, khóc thét, mà như báo chí mô tả lại hàng xóm và tầng dưới của căn bộ V.A sống nghe ‘’tiếng khóc thét tới nổi ám ảnh’’. Người ta chấn động không chỉ vì cái chết ấy có những tình tiết man rợ của một cặp đôi là cha đẻ và người tình của ông ta, mà người ta đang đặt ra một câu hỏi, lương tâm của một con người đã ở đâu trong hơn 1 năm qua khi ám ảnh tiếng kêu mỗi khi bị đánh của V.A mà không thể làm gì sao?
Luật pháp Việt Nam ai cũng thừa biết đẻ ra chỉ mục đích duy nhất là giúp kiểm soát quyền lực của một nhóm cầm quyền, họ hệ thống luật pháp lại vào một mối là Nhân dân, đặt nền Tư pháp vào hai chữ Nhân dân, nhưng chẳng ai thấy Nhân dân trong đó, có chăng là cái thòng lọng thắt một ngày chặt hơn.
Cho nên khi vụ việc xảy ra, dư luận áp lực thì đám công an, viện kiểm sát mới nhảy vào khởi tố với tội danh hành hạ, sau đó thì dư luận lên tiếng tội danh tiếp tục chuyển sang g.iết người, và cũng nhờ dư luận gây áp lực, Cha đứa bé mới sộ khám. Rõ ràng, luật pháp Việt Nam đang mất tính chủ động, họ chỉ chạy theo dư luận chứ không phát huy bản chất của luật là cán cân công lý.
Luật pháp bị một nhóm cầm quyền đê tiện thao túng thì nó như vở kịch là điều tất yếu, các tổ chức hội nhóm bảo vệ trẻ em hay gì đó lại bị đám cầm quyền đê tiện đó thao túng mà không làm đúng chức trách cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng, khi cả xã hội không hi vọng vào luật pháp thì ta còn cách duy nhất là phải yêu thương và bảo vệ cho nhau.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh, tội ác có cơ hội hoành hành không chỉ do sự tàn nhẫn của kẻ xấu, mà sự vô cảm của người xung quanh.
Gía như, luật pháp đủ nghiêm thì đã can thiệp kịp thời thì V.A đâu phải chết trong tận cùng của đau đớn, và giá như hàng xóm của V.A một lần hành động can thiệp bằng cách nào đó thì…

Phải chăng, vì sự vô cảm của chúng ta, nên xã hội Việt Nam liên tiếp là những chuỗi ngày đau khổ, cái ác mới có đất lộng hành?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.