Phản đối cách hành xử phi pháp của nhà cầm quyền đối với nhân dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản lên tiếng về cách hành xử phi pháp của nhà cầm quyền và nhân viên công lực đối với nhân dân

Xét rằng

1- Trong phong trào tranh đấu cho dân chủ nhân quyền từ nhiều năm nay, đã có những cuộc xuống đường đông đảo của nhiều tầng lớp nhân dân, đòi đất đai sinh kế, lương bổng xứng hợp, đòi tự do hành đạo, sinh thái trong lành… hay phản đối lân bang gây hấn xâm lược, công ty ngoại quốc đầu độc môi trường… Đó là những sinh hoạt dân sự chính đáng và hợp luật, được bảo đảm bởi điều 25 Hiến pháp 2013: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… Nhưng thay vì để cho người dân được thực thi các quyền chính đáng đó, thì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn thẳng tay đàn áp tàn nhẫn.

JPEG - 33.2 kb
Ảnh: vector.me

2- Công cụ đàn áp chính của họ là lực lượng công an cảnh sát mặc sắc phục. Nhưng bên cạnh đó, đông đảo gấp bội, còn có nhiều lực lượng phụ trợ như quân đội, dân phòng, đoàn thanh niên, nhân viên bảo vệ… và nhất là những kẻ mặc thường phục (đôi khi đeo khẩu trang che mặt, đi xe tháo bảng số) mà người dân nhận ra đó là những công an cảnh sát an ninh trá hình hay những côn đồ đầu gấu được thuê mướn trưng dụng; lắm lúc còn có những đám đông bị kích động gọi là “quần chúng tự phát”. Ngoài ra còn phải kể đến một bộ phận của báo chí nhà nước, công an mạng, dư luận viên chuyên vu khống, thóa mạ phong trào tranh đấu trên các phương tiện truyền thông.

3- Đối với các tập thể công dân xuống đường biểu tình, việc đàn áp xảy ra trên đường phố bằng thô bạo ngăn chặn, đánh đập dã man, bắt về trụ sở, có khi giam giữ nhiều giờ, nhiều ngày mà không hề có lệnh giam giữ.

Đối với các tập thể dân oan tập trung khiếu kiện, cư dân bảo vệ đất nhà, công nhân đình công đòi quyền lợi, hoặc tín đồ tập hợp hành đạo, việc đàn áp xảy ra tại địa điểm, cũng bằng thô bạo ngăn chận, đánh đập dã man, phá phách đồ đạc, bắt về đồn bót, có khi truy tố ra tòa…

Đối với các cá nhân tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, việc đàn áp nếu xảy ra tại tư gia thì bằng khóa cổng, đổ keo ổ khóa, bao vây nơi ở, bắc loa bêu xấu, ném đá phá nhà, tung đồ nhơ bẩn… nếu xảy ra trên đường lộ thì bằng phục kích chặn đường bắt cóc, đánh đập tàn bạo, cướp bóc đồ đạc, ném vỡ kính xe hơi, chở đi bỏ nơi hoang vắng…

Đối với các công chức, viên chức đang làm việc tại những cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mà có tinh thần bảo vệ Tổ quốc, quý chuộng nhân quyền, việc đàn áp là đe dọa, gây khó dễ đối với người lãnh đạo, quản lý đơn vị, khiến họ nhiều khi không chịu nổi mà buộc phải sa thải hoặc gây áp lực trở lại đối với các công chức, viên chức ấy của mình.

Hầu hết những trường hợp đó, nạn nhân gởi lời kêu cứu, phản đối đến các cơ quan chức năng thì chỉ nhận được sự im lặng, làm ngơ. Đôi khi chính các lực lượng chức năng có mặt với trang phục cũng bất động đứng nhìn.

Thậm chí có những công dân bình thường –kể cả vị thành niên– vì một lý do nào đó bị đưa đến đồn để rồi bị tra tấn đến chết hay thành tàn tật khi công an tiến hành lấy khẩu cung đối với họ.

Trước tình trạng nói trên, chúng tôi là những tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phản đối việc nhà cầm quyền thay vì đối thoại với nhân dân để tìm hiểu và giải quyết êm đẹp đúng luật thì lại dùng bạo lực “chuyên chính vô sản” để đàn áp dã man tàn bạo các đòi hỏi chính đáng về nhân quyền và dân quyền.

2- Phản đối mánh khóe bá đạo của nhà cầm quyền là chủ yếu dùng các lực lượng không mặc sắc phục và không đúng chức năng để vừa dễ dàng thực thi bạo lực cách công khai, vừa dễ dàng trốn tránh trách nhiệm công quyền, vừa dễ dàng đổ tội lên những kẻ tay sai.

3- Khẳng định rằng chúng tôi luôn chủ trương đấu tranh bất bạo động, nghĩa là không dùng vũ lực chống lại nhà cầm quyền và nhân viên công lực, nhưng đó phải là những nhân viên công lực tỏ ra chính danh qua sắc phục và bảng tên của họ khi thi hành công vụ.

4- Khẳng định rằng khi các công an cảnh sát không mặc sắc phục hoặc các lực lượng không có chức năng bảo vệ trật tự công cộng mà lại hành xử kiểu côn đồ, cách vô luật đối với người dân thì phải bị coi là côn đồ; và người dân có quyền tự vệ chính đáng bằng cách trói chúng lại giao cho công quyền xử lý hay vô hiệu hóa chúng cách nào đó mà chẳng gây thương tích; và do đó không thể bị gán tội “chống người thi hành công vụ” !

5- Nhắc nhở cho nhà cầm quyền rằng nhân dân chúng tôi nai lưng nộp thuế là để quý vị trở thành “đầy tớ nhân dân”, để các nhân viên công lực trở thành những kẻ bảo vệ quyền lợi lẫn an sinh của đồng bào, những kẻ có ý thức công lý ngõ hầu phục vụ công ích; chứ không phải để nhà cầm quyền đào tạo ra những công cụ mù quáng và tàn bạo, chỉ biết làm theo mệnh lệnh phi pháp chứ không làm theo luật pháp và lương tâm.

6- Nhắc nhở cho nhà cầm quyền rằng nếu quý vị không chu toàn bổn phận đối với nhân dân thì nhân dân cũng chẳng có nghĩa vụ gì đối với quý vị, trái lại còn có quyền bắt quí vị phải chịu mọi trách nhiệm về những sai lầm và tội ác mà quý vị đã gây nên cho đất nước và đồng bào, dẫn đến tình trạng thê thảm mọi mặt và nguy hiểm mọi bề của Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Làm tại Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2016

Các tổ chức xã hội dân sự ký tên

01- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng.

02- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc

03- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành

04- Diễn đàn XHDS. Đại diện: Ts Nguyễn Quang A.

05- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN–HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa

06- Giáo hội Phật giáo Hoà hảo Thuần tuý. Đại diện: Các Ông Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc

07- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.

08- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ms Nguyễn Trung Tôn

09- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.

10- Hội Bầu bí Tương. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.

11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.

12- Hội Cựu Tù nhân LT Thanh niên Công giáo. Đại diện: Anh Nguyễn Văn Oai.

13- Hội Dân oan Đòi quyền sống. Đại diện:Bà Hồ Thị Bích Khương

14- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Đại diện: Ông Lạc Việt

15- Hội Hỗ trợ Nạn nhân bạo hành. Đại diện: Bs Đinh Đức Long

16- Hội Nhà báo Độc lập. Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng

17- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Ks Đỗ Nam Hải, Nv Nguyễn Xuân Nghĩa.

18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải

19- Phong trào Liên đới Dân Oan. Đại diện:Bà Trần Ngọc Anh

20- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver, Canada. Đại Diện: Ông Trần Ngọc Bính

21- Tăng đoàn GHPGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.

22- Tuổi Trẻ – Lòng Nhân Ái. Đại diện: Anh Thái Văn Dung.

23- Vì Tương lai Môi trường. Đại diện: Anh Trần Minh Nhật.

Các cá nhân trong và ngoài nước ký tên

01- Bùi Hiền, Nhà thơ, Canada

02- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt

03- Cao xuân Khải, Hoa Kỳ

04- Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, Hà Nội

05- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội

06- Đinh Hữu Thoại, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế

07- Hà Sĩ Phu: TS Sinh học, Đà Lạt

08- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn

09- Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn

10- Huỳnh Ngọc Tuấn, Nhà văn, Quảng Nam

11- Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt

12- Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt

13- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, Sài Gòn

14- Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn

15- Lê Minh Hà, Nhà văn, CHLB Đức

16- Lê Xuân Khoa, Giáo sư, Hoa Kỳ

17- Mai Thái Lĩnh: Nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt

18- Lư Văn Bảy, Cựu TNLT, Sài Gòn

19- Minh Trần, Nhà giáo, Hà Nội

20- Ngô Kim Hoa – Sương Quỳnh, Nhà báo, Sài Gòn

21- Nguyễn Đăng Quang, Đại tá nguyên cán bộ Công an, Hà Nội

22- Nguyễn Đình Nguyên, Bác sĩ, Australia

23- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội

24- Nguyễn Khắc Mai, Giáo sư, Hà Nội

25- Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn

26- Nguyễn Nguyên Bình, Nhà báo, Hà Nội

27- Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội

28- Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn

29- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Paris

30- Tô Lê Sơn, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

31- Tống Văn Công, Nhà báo, Hoa Kỳ

32- Trần Minh Thảo, Nhà văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

33- Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

34- Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn, Hà Nội

35- Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội

36- Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, Sài Gòn

37- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

38- Vũ Trọng Khải, Tiến sĩ Kinh tế, Sài Gòn.

39- Ý Nhi, Nhà thơ, Sài Gòn

Vài tổ chức chính trị xin ký tên

– Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy

– Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ. Đại diện: Ông Trần Quốc Huy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.