Sắp có đợt trấn áp, phá hoại tôn giáo nghiêm trọng tại Việt Nam?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian gần đây, một hiện tượng xã hội xuất hiện đồng loạt trên hệ thống tuyên truyền của nhà nước CSVN và mạng xã hội với mức độ dày đặc, liên quan đến tổ chức có tên gọi “Hội Thánh Đức Chúa Trời”.

Nội dung thông tin được lan truyền rất thống nhất về “nội dung”, từ những video clips hoạt động cầu nguyện của tổ chức này, những “nhân chứng”, các câu chuyện kể. Tất cả đều để “định hướng” dư luận rằng tổ chức này là “tà đạo”. Rất nhanh chóng, cơ quan điều tra công an của nhà nước CSVN đã tham gia rất “nhịp nhàng”,“đúng trình tự”.

Một sự phản ứng mau lẹ hiếm thấy ở các cơ quan công quyền của Việt Nam. Trong một xã hội có quá nhiều bất ổn, nơi mà oan khuất, bất công và tệ nạn tội phạm tràn lan như ở quốc gia cộng sản này thì việc phản ứng mau chóng của hệ thống chính trị với những vấn nạn xã hội là vô cùng hiếm hoi. Những người có tư duy phản biện, cần tìm hiểu thực sự đằng sau đó, mục đích thực sự của nhà cầm quyền là cái gì?

Trước hết, tổ chức “Hội Thánh Đức Chúa Trời” có nguồn gốc từ đâu, đã xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào, và chủ trương, hoạt động của họ là gì?

Thông tin mới nhất chính thức từ tổ chức này là bài phỏng vấn ngày 30.4. 2018, của báo Pháp Luật thành phố HCM với vị truyền đạo sư Nguyễn Văn Hòa – người đứng tên thành lập trụ sở Hội Thánh Đức Chúa Trời ở địa chỉ 352/5C, Lê Văn Quới, Tân Bình, HCM. Cơ sở được cấp phép hoạt động từ 7.2017 và tổ chức Hội Thánh Đức Chúa Trời có 4 địa điểm đăng ký chính thức, hoạt động đều tại thành Hồ.

Đây là những cơ sở tại Việt Nam của phong trào tôn giáo mới khởi nguồn từ Hàn Quốc vào năm 1964, cũng là thành viên của Hiệp Hội Truyền giáo Tin lành Thế giới. Tổ chức tôn giáo này hoạt động ở 170 quốc gia và giáo điều của họ cũng không có gì vi phạm pháp luật của nhà nước CSVN.

Điều lạ rằng, thông tin “tà đạo”, các clips được lan truyền trên mạng xã hội và hệ thống tuyên truyền đều xuất phát ở các tỉnh Hải Phòng, Thanh – Nghệ – Tĩnh trong khi tổ chức Hội Thánh Đức Chúa Trời không có cơ sở chính thức ở đây và như lời vị truyền đạo sư Nguyễn Văn Hòa khẳng định đó không phải là thành viên của tổ chức. Vậy họ là ai?

Với một hệ thống truyền thông đặc trưng, nhằm phục vụ công tác tuyên truyền của thể chế chính trị độc tài, mọi thông tin được đăng tải đều có rất ít giá trị thực. Đặc biệt trong vấn đề tôn giáo, một lĩnh vực mà nhà cầm quyền đặc biệt “nhạy cảm” thì việc toàn bộ hệ thống đăng tải “định hướng” tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời là “tà đạo” quả thực là một nghi vấn. Phải chăng, nhà cầm quyền CSVN đang có những âm mưu bôi nhọ “đánh lận con đen”, “giả thật, thật giả” tiến tới một đợt đàn áp tôn giáo lớn sắp tới đây, nhằm vào Tin lành và Công giáo?

Khoảng 3 tháng trở lại đây, sự xuất hiện trở lại đồng loạt những clips “bài giảng” của các sư quốc doanh Đảng viên Cộng sản như Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang, Thích Phước Tiến… có đưa những thông tin sai lệch về các đạo Công giáo, Tin lành xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội, cùng lúc với đợt “định hướng” về “tà đạo” Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Đám đông quần chúng nhanh chóng bị tác động, được “khơi gợi” từ những “khái niệm” – bất kể điều gì liên quan đến “Hội Thánh”, “Chúa Trời” đều là sai trái và “tà đạo”. Cần lưu ý rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức quốc doanh, từ lâu là tổ chức nối dài của CSVN và những “quan chức tôn giáo” trong giáo hội đều là Đảng viên cao cấp, quan hệ mật thiết với A25 – cục an ninh tôn giáo – để thực hiện chủ trương “tập hợp quần chúng” theo chỉ đạo của Đảng CSVN cũng như là kênh kinh tài và thông tin quần chúng quan trọng.

Cách thức truyền thông này hết sức nguy hiểm, gây sự chia rẻ cộng đồng và tôn giáo. Đặc biệt, trong một xã hội mà những điều dối trá được lặp lại quá lâu và dai dẳng theo kiểu tư duy một chiều,“đám đông quần chúng” sẽ rất dễ bị kích động, cực đoan.

Gần đây, song song với việc tăng cường bắt giữ, đàn áp, bỏ tù ở mức độ tàn bạo các nhà đấu tranh Dân chủ, các FBooker có tiếng nói phản đối Formosa và Trung Quốc thì việc đán áp tôn giáo cũng ở mức độ rất nghiêm trọng. Các cuộc tấn công của côn đồ dưới sự làm ngơ “hậu thuẫn” của lực lượng công an vào các cơ sở Tin lành ở Bình Dương, cướp chiếm nhà thờ Hồi giáo có lịch sử hơn một 100 năm ở thành Hồ, đánh đập đan sĩ và chiếm đất giáo viện Thiên An, Huế… diễn ra ngày một rộng khắp.

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường ở khu vực miền Trung các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Nội đặc biệt vấp phải sự kháng cự, đấu tranh bất tuân dân sự được tổ chức hết sức bài bản và đoàn kết của giáo dân các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của hai vị linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Các giáo xứ Công giáo và Tin lành luôn luôn bị Nhà nước CSVN coi là “thế lực thù địch” và như giọng lưỡi của ban tuyên huấn quân đội gọi các linh mục Công giáo là bọn “quạ đen”.

Cuối năm 2017, tổ chức có tên “Hội cờ đỏ yêu nước” – một tổ chức DLV kiểu Hồng vệ binh thời Mao ít – sản phẩm của Cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị quân đội với nòng cốt là những đoàn thanh niên thất học, thất nghiệp nhưng thừa sự lưu manh, ưa thích bạo lực, được thành lập ở vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh với mục tiêu tấn công là những linh mục, nhà thờ và giáo dân đấu tranh phản đối Formosa.

Sang đầu năm 2018, dưới áp lực của các tổ chức đấu tranh nhân quyền quốc tế và đặc biệt là việc luật Magnitsky toàn cầu được tổng thống Donald Trump khởi động thì tổ chức Cờ đỏ này nhanh chóng bị giải tán. Cũng có thể lý do một phần từ sự cắt giảm ngân sách hoạt động của các tổ chức DLV kiểu Việt Vision của Trần Nhật Quang hay Hội Cờ đỏ để chuyển sang cho lực lượng 47 của Quân đội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa việc đàn áp tôn giáo ở những tỉnh thành này giảm bớt mà những biến thể của “Hội Cờ đỏ” được tổ chức dưới tên gọi khác và phương thức hoạt động mới, chuyên nghiệp hơn.

Với những hoạt động đàn áp tôn giáo gần đây của nhà cầm quyền CSVN và sự kiện truyền thông mang tính chia rẽ, cực đoan liên quan tới “Hội thánh Đức Chúa Trời”, thiết nghĩ, các tổ chức Công giáo, Tin lành cũng như các tổ chức tôn giáo không thuộc sự chi phối, chỉ đạo của Đảng CSVN nên có một sự đoàn kết, tương hỗ, trợ giúp nhau, cùng có tiếng nói kịp thời phân rõ thật giả, trắng đen và vạch trần những điều ngụy tạo nhằm bôi nhọ tín ngưỡng và tôn giáo của mình.

Giáo lý của tất cả những tôn giáo chân chính đều hướng đến xây dựng một thế giới Hòa bình, Chân, Thiện, Nhẫn… và những tín điều tốt đẹp cho con người chứ không phải sự chia rẽ, bôi nhọ, phỉ báng đức tin của các tôn giáo khác.

Tín ngưỡng là linh thiêng và là cái neo Đạo Đức cuối cùng của một xã hội và nếu như một ngày tà đạo thay thế những tôn giáo chân chính thì đó là ngày diệt vong của con người. Đã đến lúc những người tu đạo chân chính cần phải dũng cảm lên tiếng, đấu tranh cho sự tồn vong của chính Đạo pháp mình giữ gìn và truyền thừa những giá trị của các Đấng Christ hay Đức Phật từ bi vô lượng.

Tân Phong
30.04.2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.