Sự kiện Việt Nam & Thế giới: tổng kết 2019 và dự phóng 2020

cac sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong năm 2019. Ảnh: BBT web Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2019 chấm dứt với nhiều diễn biến phức tạp mà hệ quả sẽ còn ảnh hưởng lên tình hình năm 2020. Tổng quát, các biến cố lớn với hình ảnh và dư âm còn để lại trong trí nhớ của mọi người là:

1/ Các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, từ hàng triệu người như phong trào bảo vệ môi trường – chống thay đổi khí hậu trên toàn thế giới, đến những cuộc biểu tình tranh đấu chống độc tài – giành lại tự do dân chủ ở Hong Kong, Venezuela, Algeria, Russia… và khắp nơi trên 6 lục địa;

2/ Các cuộc thảm sát hàng loạt do những thành phần cực đoan khủng bố, cực hữu chủ trương da trắng thượng tôn thực hiện như: tại đền thờ Hồi Giáo ở Christchurch, New Zealand, tại các đền thờ Do Thái Giáo tại San Diego, Pittsburg, New York và 434 vụ xả súng (tức hơn 4 người bị bắn một lúc) tại Mỹ trong năm 2019…

3/ Thiên tai và bạo lực đã khiến hằng chục triệu người mất nhà cửa, nơi cư trú an toàn, đưa đến hệ quả di dân trên khắp các lục địa;

4/ Thế giới thật bị đe dọa bởi thế giới ảo với tin giả tràn ngập.

Ngoài ra, còn một số biến cố lớn đáng ghi nhận là vụ Brexit bên Anh, vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị Saudi Arabia lừa tới sứ quán tại Thổ Nhĩ Kỳ rồi giết chết và phân thây năm 2018 đã đưa tới hệ quả 5 người Saudi bị xử tử để làm “dê tế thần” che tội cho Thái Tử  Mohammad bin Salman và giảm áp lực chống đối của dư luận thế giới, quyết định bỏ rơi đồng minh Kurd của Tổng Thống Mỹ Donald Trump, vụ Mỹ săn lùng và triệt hạ thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi của ISIS, cuộc thương chiến Mỹ-Trung, vụ Tổng Thống Trump bị Hạ Viện Mỹ luận tội, v.v.

Riêng 4 diễn biến đã tạo nhiều chấn động trong dư luận Việt Nam năm 2019, và còn có tầm ảnh hưởng quan trọng tới tương lai ngắn và dài hạn của đất nước, bao gồm: sự đột quỵ của ông Nguyễn Phú Trọng vào giữa Tháng Tư, vụ Trung Cộng xâm phạm thềm lục địa Việt Nam khu vực Bãi Tư Chính vào Tháng Bảy, cái chết thảm khốc của 39 người Việt Nam tại Anh Quốc vào Tháng Mười và sự chênh vênh của tình hình Việt Nam trong cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có hồi kết tính đến cuối năm 2019.

Sự đột quỵ của ông Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ bị đột quỵ khi đến Kiên Giang ngày 14 tháng 4 và đã phải chở đi cấp cứu. Mặc dù nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn im lặng về biến cố này; nhưng qua những tin tức rò rỉ từ trong nội bộ, sự đột quỵ này đã khiến ông Trọng bị liệt nửa người bên trái. Sau hơn 2 tháng chữa trị, ông Trọng đã phục hồi và tham dự hai phiên họp của Trung ương đảng vào Tháng Sáu và Tháng Mười; nhưng vì chỉ thấy trên ảnh nên không ai biết được khả năng phục hồi của ông Trọng ở mức độ nào.

Tuy nhiên, mới đây qua hình ảnh ông Trọng bước đi chập choạng, đón tiếp người đồng nhiệm xứ Lào là ông Bounnhang vào ngày 28 Tháng Mười trong một video clip của đài truyền hình báo Nhân Dân, cho thấy là ông vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, chưa kể đến tình trạng tinh thần, trí nhớ có thể bị sa sút mà người bị đột quỵ thường khó khôi phục lại như cũ.

Tình trạng sức khỏe suy yếu khiến ông Trọng nhiều phần sẽ bị loại khỏi vòng đua quyền lực vào đầu năm 2021, và đại hội thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kỳ này sẽ mở ra cơ hội cho một cuộc chiến gay gắt, có thể là rất khốc liệt giữa các phe phái để tranh giành chiếc ghế tổng bí thư và nhiều vị trí quyền lực khác.

Còn nhớ trong vòng non 1 năm trước đại hội đảng thứ 12 đầu năm 2016, hiện tượng đấu đá nhau kịch liệt giữa hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự xung khắc nội bộ nặng nề lúc đó. Những điều “thâm cung bí sử” đã được phơi bày công khai chưa từng có trong lịch sử đảng CSVN, một phần cũng nhờ mạng lưới thông tin Internet đã giúp chuyển tải nhanh chóng và phơi bày những moi móc, tố giác của hai bên, khiến chính trường vốn luôn được bưng bít để bảo vệ hình ảnh “đoàn kết như một” của đảng bỗng chốc trở thành chiến trường tanh tưởi, hận thù, chia rẽ.

Hiện trường - nơi Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 rơi xuống đất.
Hiện trường – nơi Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 rơi xuống đất.

Năm nay, sau cuộc chiến “đốt lò” của ông Trọng – trên danh nghĩa diệt trừ tham nhũng, nhưng thực chất là thanh lọc đối kháng nội bộ – các phe nhóm sẽ bùng vỡ từ nhiều khuynh hướng hay quyền lợi: thân Dũng, thân Trọng, thân Mỹ, lụy Tàu, thoát Trung, trâu cột, trâu ăn, cực đoan giáo điều, “đổi mới” vừa đủ để cứu đảng, bảo thủ để khỏi mất đảng, v.v. Và cuộc chiến khốc liệt sẽ có thể đẫm máu, mà cái chết đầy nghi ngờ của Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục-Đào Tạo Lê Hải An ngày 17 Tháng Mười vừa qua có thể là một chỉ dấu bắt đầu. Ông An, một người tương đối trẻ, 48 tuổi, được cho là đã rớt từ lầu 8 xuống đất và tử vong tại Hà Nội. Sự vội vã đưa thi thể ông An đi hỏa táng 4 ngày sau đó cũng khiến dư luận nóng lên với những giả thuyết về cái chết bất ngờ và bí ẩn.

Vào Tháng Năm năm nay, báo chí trong nước cũng cho biết, ông Phạm Văn Khương, Phó Giám Đốc Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hà Nội “được phát hiện tử vong sau khi rơi từ tầng 27 chung cư Vinaconex xuống sảnh”. Theo điều tra, ông không hề có triệu chứng gì bất thường hay trầm cảm trước đó. Chẳng lẽ ngẫu nhiên mà các quan lớn của chế độ lại thích “nhảy lầu” hay bất cẩn trượt chân tới độ tử vong vì “té lầu” nhiều và trùng hợp như vậy?

Ngoài ra, năm 2020 là năm đại hội các đảng bộ địa phương để bầu nhân sự mới cũng như tuyển chọn các ứng viên tân trung ương đảng cho nhiệm kỳ 13. Nên năm 2020 sẽ là năm hứa hẹn nhiều gay cấn trên chính trường Việt Nam, với những đấu đá giữa các phe để tranh giành thế thượng phong trong việc sắp xếp nhân sự ở các cấp đảng ủy. Lý do dễ hiểu là trong thể chế độc tài đảng trị, các vị trí lãnh đạo trong đảng đi liền với quyền và lợi, nên các phe nhóm khi có nhiều người của mình nắm giữ ghế trung ương đảng hay bí thư cấp tỉnh thành sẽ khống chế được quyền lực trong nội bộ. Cho nên sự đột quỵ của ông Trọng đã tạo ra khoảng trống quyền lực, khiến cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội 13 sắp tới trở nên gay gắt trong năm 2020 là vì vậy.

Bãi Tư Chính và tình hình Biển Đông

Tham vọng bá quyền Trung Cộng (TC) từ lâu đã khiến Biển Đông dậy sóng, nhưng thái độ thách thức thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng của TC càng tỏ ra trắng trợn, trơ tráo hơn bao giờ hết khi từ đầu Tháng Bảy vừa qua, Trung Cộng đã cho tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, cùng một số lượng lớn tàu hải giám theo hộ tống – có lúc lên đến 80 chiếc, đi vào khu vực Bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thực hiện các hoạt động thăm dò dầu khí. Đoàn tàu xâm lược ngang nhiên trấn đóng khu vực tới hơn 3 tháng trời và mới chỉ “tạm” rút đi ngày 24 Tháng Mười vừa qua.

Hoạt động thăm dò địa chất của tàu Trung Cộng tại khu vực Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng Tám, 2019. Ảnh: Twitter - Ryan Martinson
Hoạt động thăm dò địa chất của tàu Trung Cộng tại khu vực Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng Tám, 2019. Ảnh: Twitter – Ryan Martinson

Trung Cộng còn ngang ngược tuyên bố – qua lời của Ngụy Phượng Hòa, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, trong bài phát biểu khai mạc Diễn Đàn Hương Sơn (Xiangshan Forum) hôm 21 Tháng Mười, rằng: “Các đảo ở Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.”

Trong hai ngày 6 và 7 Tháng Tám, quân đội Trung Quốc còn ngang nhiên tổ chức hai cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cấm tàu thuyền không vào vùng biển này trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận.

Trước cả hai sự việc vi phạm trầm trọng này, nhà cầm quyền CSVN đã gởi công hàm ngoại giao để phản đối, lời lẽ có đôi phần “mạnh mẽ” hơn trước, như đã dám nêu đích danh “Trung Quốc” vi phạm chủ quyền và biển đảo của Việt Nam, thay vì tàu “lạ”, nước “lạ”. Ngoài ra, Ban Tuyên Giáo nhập cuộc bằng cách huy động một số báo đảng viết bài tố cáo Trung Cộng vi phạm; nhưng khi dư luận đề cập đến việc Hà Nội phải xúc tiến các thủ tục kiện Trung Cộng ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đã làm thì thái độ của CSVN như “gà nuốt phải dây thun.” Nói cách khác là tuy Hà Nội tỏ ra khó chịu về sự kiện Trung Cộng xâm phạm Bãi Tư Chính, nhưng không dám chỉ trích hay có phản ứng mạnh vì sợ sự phản đòn của Bắc Kinh có thể dẫn đến những rối loạn ngay chính trong nội bộ đảng CSVN.

Ngay cả việc Hoa Kỳ ủng hộ CSVN, lên tiếng chỉ trích Trung Cộng một cách mạnh mẽ về những xâm phạm ở Bãi Tư Chính, nhưng Hà Nội cũng không dám có những phản ứng công khai đứng về phía Hoa Kỳ và các quốc gia trong khối Tứ Kim Cương (Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ, Hoa Kỳ) để chống lại bá quyền Bắc Kinh. Chính các thái độ hèn nhát của Hà Nội đã khiến cho Bắc Kinh leo thang sự xâm phạm; và với tình hình như hiện nay, việc Trung Cộng đem tàu bè đến cướp Bãi Tư Chính, giống như đã cướp Bãi Cạn Scarborough (Scarborough Shoal) của Phi Luật Tân vào Tháng Sáu năm 2012, chỉ còn là vấn đề thời gian.

Cái chết thảm của 39 tuổi trẻ Việt Nam đi tìm lẽ sống

Trong lúc dư luận đang quan tâm về vấn đề kiện Trung Cộng ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc sau vụ xâm phạm Bãi Tư Chính, thì tin tức về việc cảnh sát Anh Quốc hôm 23 Tháng Mười khám phá ra 39 thi thể chết cóng trong xe đông lạnh ở tỉnh Essex đã thu hút hầu hết sự chú ý của dư luận Việt Nam và thế giới trong hai tuần lễ đầu Tháng Mười Một.

Nạn nhân gồm 31 nam và 8 nữ; 10 người trong lứa tuổi từ 15 đến 19, 14 người từ 20 đến 30, 13 người từ 30 đến 40 và 2 người ngoài 40. Đêm 22 Tháng Mưới, nạn nhân Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, đã dùng cell phone gởi lời giã biệt cuối cùng đến người mẹ thương yêu, cho biết chuyến đi xa của em đã thất bại, em xin lỗi mẹ, yêu mẹ, và cho biết em không thở được.

Hình trái: chiếc xe container chở 39 nạn nhân tử vong trên đường đưa lậu vào Anh; và (phải) ghi chú trên bản đồ “Les provinces d’origine…” có nghĩa là: “Những tỉnh có người nhập cư lậu…” (màu xám).
Hình trái: chiếc xe container chở 39 nạn nhân tử vong trên đường đưa lậu vào Anh; và (phải) ghi chú trên bản đồ “Les provinces d’origine…” có nghĩa là: “Những tỉnh có người nhập cư lậu…” (màu xám).

Các nạn nhân đa số đến từ các tỉnh miền Trung khó khăn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế… nơi đời sống còn trở nên khốn khổ gấp bội sau vụ chất thải Formosa làm chết một vùng biển rộng lớn, khiến hàng nghìn gia đình mất phương tiện sinh nhai bằng nghề biển.

Đời sống khó khăn ở miền Trung nói riêng và khắp nước nói chung đã khiến biết bao người Việt Nam phải chọn lựa tìm con đường sống vất vả, nguy hiểm nơi xứ lạ quê người. Họ bị lừa bởi những đường dây di dân lậu, buôn người bán vào những ổ mãi dâm, làm dâu nơi xứ lạ, bán rẻ sức lao động cho những đường dây phạm pháp trồng cần sa, ma túy hoặc bị chủ nhân lợi dụng sức lao động, có người bị hành hung dã man nhưng vì ở lậu nên vẫn không dám kêu than hay nhờ luật pháp giúp đỡ.

Biết khổ, biết nhục, biết nguy hiểm mà vẫn phải bỏ nước ra đi, xa cách gia đình hằng vạn dặm. Có ai muốn vậy không nếu quê hương không quá thiếu thốn, lầm than, bất công và tương lai đen tối? 44 năm sau đợt thuyền nhân tỵ nạn khổng lồ chạy trốn “thiên đường chủ nghĩa cộng sản VN”, 44 năm sau ngày quê hương im tiếng súng, 33 năm mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài và hàng trăm tỷ dollars đầu tư ngoại quốc rót vào Việt Nam, vẫn còn có những đợt người vượt biên bằng đủ cách dẫu muôn vàn nguy hiểm.

Vì thế, cái chết tức tưởi của 39 nạn nhân tại Anh đã không chỉ nói lên sự bi thảm của hành trình đi tìm một đời sống mới từ vùng đất nghèo khổ ở miền Trung, mà còn cho thấy thực tế đằng sau sự phát triển hào nhoáng của nền kinh tế tư bản hoang dã đã tạo ra những bi kịch xã hội khiến nhiều người phải liều chết bỏ nước ra đi!

Trước thực trạng của đất nước, có bao giờ nhà cầm quyền CSVN tự vấn rằng tại sao người Việt lại bỏ nước ra đi hàng loạt? tại sao người tài của Việt Nam ở hải ngoại hay sinh viên du học không muốn trở về? tại sao đất nước giàu tài nguyên và nhân tài mà vẫn lẹt đẹt tận cùng của mức thang phát triển trên thế giới?

Nhìn về Đông Âu đúng 30 năm về trước cũng trong cùng một hoàn cảnh đói nghèo về kinh tế nhưng còn thua xa Việt Nam về tài nguyên, họ đã thoát ra khỏi gông xiềng của độc tài cộng sản, chọn phát triển đất nước theo nền tảng dân chủ và đã vươn mình thành những cường quốc tân tiến. Trong khi đó Việt nam 30 năm sau, lợi tức đầu người vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất, và chỉ số hạnh phúc ở mức … người dân chỉ muốn bỏ nước ra đi.

Thế chênh vênh của Việt Nam trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung

Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khởi đầu vào ngày 6 Tháng Bảy, 2018 khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vì cho rằng TQ đã không công bằng trong giao thương, mua ít mà bán nhiều khiến Mỹ bị thâm thủng mậu dịch hằng trăm tỷ dollars mỗi năm kể từ 2012. Ông Trump cũng cho rằng việc tăng thuế quan lên hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc sẽ bảo vệ thị trường lao động của Mỹ vì các công ty nội địa sẽ không chuyển xưởng sản xuất sang TQ để tìm nhân công rẻ nữa.

Ngay lập tức vào Tháng Tám, 2018, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là nông nghiệp. Sự áp thuế trả đũa qua lại giữa hai đại cường kinh tế, trên nhiều trăm tỷ Mỹ Kim mặt hàng, đã tiếp diễn liên tục nhiều tháng sau đó cho tới hiện nay, gây nhiều lo ngại bất ổn trên thị trường thế giới.

Song song với áp thuế, Hoa Kỳ cũng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ, có những chính sách thiếu công bằng như hậu thuẫn doanh nghiệp nội địa và ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ để được buôn bán trong thị trường này. Trung Quốc cho rằng họ đã tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng Mỹ không để ý, và Bắc Kinh cũng cáo buộc Hoa Thịnh Đốn không tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), phớt lờ những lời kêu gọi giảm thuế từ chính các doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ đang đi theo con đường bảo hộ mậu dịch.

Sau gần hai năm thương chiến, cả hai nền kinh tế đều chịu nhiều thiệt hại nhưng với Trung Quốc bị thiệt hại lớn hơn. Hiện, chưa thấy điểm dừng của cuộc chiến dù hai nền kinh tế hàng đầu toàn cầu tiếp tục vừa đánh vừa đàm để chấm dứt tình trạng “cùng lao xuống vực,” nhất là trong tình trạng nền kinh tế toàn cầu đang nhen nhúm nhiều chỉ dấu suy thoái.

Trong bối cảnh này, Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ vốn đầu tư ngoại quốc gia tăng khi các đối tác thương mại Mỹ tìm khu vực sản xuất khác thay thế Trung Quốc để tránh thuế nhập khẩu vào Mỹ, và tìm nguồn nhân công rẻ. Tuy nhiên, các giao động kinh tế bất lợi trên thế giới và Trung Quốc cũng có tác hại lên Việt Nam, nhất là trên đường dài vì những yếu tố sau đây:

1/Trung Quốc (TQ) là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nên khi kinh tế TQ đi xuống và TQ giảm mua thì VN cũng mất nguồn bán;

2/Giá trị đồng Yuan giảm khiến giá trị tương đối của đồng VN tăng và khiến hàng hóa xuất cảng sang TQ đắt hơn, lượng hàng bán ít đi so với lượng mua, và làm tăng thâm hụt thương mại giữa VN và TQ;

3/Nguy cơ VN trở thành nơi trung chuyển hàng TQ sang Mỹ và có thể bị Mỹ phạt nặng; đồng thời gia tăng xuất khẩu từ VN sang Mỹ khiến cán cân mậu dịch với Mỹ trở nên thặng dư, và đây là điều khiến ông Trump phật lòng.

Ảnh hưởng bang giao kinh tế cũng ảnh hưởng lên bang giao chính trị. Việt Nam sẽ có khuynh hướng bị kéo gần hơn vào quỹ đạo của Hoa Kỳ, nhất là trong tình trạng bất ổn tại Biển Đông, Hoa Kỳ cũng có nhu cầu lôi kéo VN gần gũi hơn để chống chỏi lại TQ. Ngược lại, TQ cũng có cùng mục tiêu địa chính trị trong cuộc tranh chấp, khiến VN nếu không thay đổi tư duy bạn thù cho đúng nghĩa, bằng cách đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi độc tôn của đảng, thì sẽ muôn đời lệ thuộc vào Trung Quốc và bị Bắc Kinh nuốt trọn từng phần.

Nói cách khác, CSVN với chính sách ba không trở thành luật hóa (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia) đang trở thành mũi dao đâm ngược lại chế độ, trước những thay đổi của cục diện Á Châu. Bởi vì sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không ngừng ở mậu dịch mà sẽ mở rộng sang các lãnh vực tài chính, công nghệ, quân sự, và Biển Đông là trận địa xung đột khó tránh khi cuộc thương chiến bất phân thắng bại. Tình hình này khiến CSVN ở vào thế chênh vênh và khó tránh những đột biến chính trị xảy ra trong thời gian tới.

Dự phóng tình hình Việt Nam 2020

Bốn sự kiện của năm 2019 như đã nhận định và phân tích bên trên cho thấy, năm 2020 sẽ là một năm với nhiều biến động tại Việt Nam, từ tình hình kinh tế do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung và giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế bắt đầu trên toàn thế giới, tới những căng thẳng trên Biển Đông cùng những bất mãn của người dân do đời sống khó khăn, sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội.

Trong bối cảnh đó, những phân hóa và tranh chấp nội bộ của đảng CSVN trước thềm đại hội 13 lại càng làm cho tình hình thêm trầm trọng và phức tạp. Do đó, CSVN sẽ tăng cường đàn áp và khống chế các lực lượng đấu tranh để ngăn chặn sức phản kháng của người dân. Nói cách khác, năm 2020 sẽ là năm mà lực lượng dân chủ tiếp tục bị những đòn khủng bố gay gắt từ chế độ với những bản án nặng áp đặt lên các nhà đấu tranh và hoạt động xã hội.

Tuy nhiên, mạng xã hội đã giúp lan tỏa sự phẫn nộ của người dân trước hiện tượng bá quyền của Trung Cộng trên Biển Đông, kết nối những tấm lòng và hành động, tạo thành một áp lực lớn buộc nhà cầm quyền CSVN không thể tiếp tục tránh né đối đầu với Bắc Kinh. Vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ là sức ép lớn lên Bộ Chính Trị CSVN trong năm 2020 và đây là lúc mà CSVN cần chấm dứt trò đu giây nhằm bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng như trong nhiều năm qua.

Nói cách khác, vấn đề Biển Đông và việc kiện Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong bàn cờ chính trị tại Việt Nam năm 2020. Chủ thể chính trong bàn cờ chính trị này gồm có 4 đối tác: CSVN, Trung Cộng, Hoa Kỳ và đại khối dân tộc Việt – luôn sẵn sàng ở thế liên minh với Hoa Kỳ để chống hiểm họa Trung Cộng bảo vệ đất nước. Trong khi đó, liệu CSVN có dám vứt bỏ vòng kim cô của Hội nghị Thành Đô từ năm 1990 để liên minh với Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Trung Quốc hay không, thì còn tùy vào khả năng thức tỉnh của lãnh đạo CSVN trước nguy cơ của đất nước.

Nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng để tiến đến đại hội 13, nếu lãnh đạo CSVN không đưa ra được bất cứ chủ trương nào mới, mà chỉ tiếp tục chính sách 3 không cùng với sự lệ thuộc vào Trung Quốc về mọi mặt, thì sớm muộn gì sức phẫn nộ của người dân cũng sẽ bùng phát thành ngọn cuồng phong cuốn bay độc tài đảng trị. Lịch sử Việt Nam chưa từng dung túng ngoại xâm và những kẻ tiếp tay ngoại bang đi ngược với quyền lợi dân tộc!

Tác giả Trần Diệu Chân tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh Tế tại University of California at Santa Cruz, cựu giảng viên kinh tế tại University of Phoenix. Dịch giả tập sách Chết Bởi Trung Quốc (Dead by China) của Tiến Sĩ Peter Navaro (đương nhiệm Giám Đốc Văn Phòng về Chính Sách Mậu Dịch và Sản Xuất thuộc Tòa Bạch Ốc).

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.