Sức mạnh của số đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Yếu tố thành công và tạo sinh khí cho một cuộc mít tinh hay một cuộc biểu tình chính là sự tham gia đông đảo của nhiều người, nhiều thành phần. Nói cách khác, SỐ ĐÔNG quyết định cho sự thành bại của mọi cuộc tụ họp.

Có ai đó đã viết: “Nếu có người rủ ngày mai xuống đường biểu tình thì tôi sẽ tới đó nhưng đứng từ xa quan sát, nếu thấy người tham dự là hàng chục thì tôi sẽ bỏ về; nếu là hàng trăm thì tôi sẽ tiếp tục quan sát; nếu là hàng ngàn thì tôi sẽ vào tham gia.”

Như vậy thì thấy là cái lý (đồng ý với lý do cần biểu tình) và cái tâm (ý muốn tham gia, góp sức) đều đã có. Nhưng đi kèm cái lý và cái tâm thì có cái sợ. Nỗi sợ đã cản trở cả lý lẫn tâm.

Lo sợ là bản chất tự nhiên và bình thường của con người. Kiểm soát được cái sợ để đi đến hành động, tiến hay thoái mới là vấn đề. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân và từng hoàn cảnh.

Trong trường hợp nói trên, khi số người hiện diện đông đảo, và càng đông thì nó ảnh hưởng càng mạnh lên cả ba yếu tố lý, tâm và sợ.

Số đông củng cố lý trí vững mạnh, tự tin hơn vào suy nghĩ của mình.

Số đông cũng kích thích, làm gia tăng quyết tâm hành động.

Số đông, quan trọng hơn cả, tạo cảm giác mình mạnh mẽ (và thực sự là vậy) và làm giảm sự sợ hãi.

Số đông không biến cá nhân đó thành người can đảm hơn nhưng đủ để đưa cá nhân đó từ trạng thái “không dám” đến “dám” hành động.

Lấy một thí dụ nhỏ trong đời thường. Đó là khi một người gặp cảnh một tên du đãng to lớn, bặm trợn, hung hãn đang bắt nạt một phụ nữ mảnh mai yếu đuối thì ta sẽ làm gì?

Không kể những kẻ thuộc loại vô tâm, có thể thản nhiên quay mặt bỏ đi, cho rằng đó là “chuyện thiên hạ,” chẳng đáng quan tâm, thì khỏi nói ở đây. Nhưng là người có ý thức, “giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha,” thấy có trách nhiệm phải can thiệp thì ta sẽ làm gì?

Quả thật là không khôn ngoan nếu nghĩ đến việc dùng sức mạnh bạo lực để can thiệp. Vậy can thiệp bằng cách nào? Gọi phone báo cảnh sát, hô hoán làng nước cầu cứu, …?

Có thể tên du đãng sẽ phản ứng rất dữ dội, hung hăng, thậm chí có thể đả thương nếu một mình ta đơn độc yêu cầu hay cản trở hắn. Nhưng hắn sẽ phản ứng ra sao nếu có một số đông, chỉ cần khoảng chục người, cùng bước tới can thiệp ôn hoà bằng lời nói? Có xác suất cao là hắn sẽ phải ngừng và bỏ đi khi thấy tình thế đã trở nên bất lợi.

Như vậy, phải chăng là không cần dùng đến bạo lực, cũng không đòi hỏi sự can đảm phi thường, mà chỉ cần hành động ôn hoà mà vẫn đạt được kết quả tốt đẹp mà mọi người cùng mong đợi nếu có số đông.

Đó là sức mạnh của số đông. Không cần dùng đến sức mạnh bạo lực (dù có hay không), chỉ dùng đến “uy tín và hình ảnh” của sức mạnh mà nó tạo ra. Yếu tố “can đảm” tưởng là cần thiết dường như đã có thể loại bỏ.

Câu hỏi đặt ra là làm sao có số đông?

Số đông không thể tự nhiên mà có. Nó đến từ sự khởi xướng lúc đầu của một hay vài ba người tiên phong, nhưng sau đó truyền lửa để lan tỏa ra nhiều người khác, khi nhìn thấy rõ những sự quan tâm muốn bày tỏ của khối quần chúng thầm lặng về một vấn đề hay sự kiện nào đó. Nói cách khác, số đông khởi đi từ một số người hiểu biết nguyên lý và sức mạnh của số đông, và biết rằng sau họ sẽ có những người khác, cũng hiểu nguyên lý đó, cùng tham gia. Dĩ nhiên, họ cũng là những người hiểu rõ ba yếu tố lý, tình và can đảm hơn người và sẵn sàng hy sinh, chấp nhận rủi ro.

Trong đời sống xã hội, mọi người đều bình đẳng trong cách ứng xử, không ai bắt ai làm nhiều hơn hay hy sinh hơn; nhưng khi cần đến sự nối kết và truyền lửa cho nhau, sẽ có những người tiên phong xuất hiện, đúng theo tinh thần “hào kiệt lúc nào cũng có” để điều hướng mọi người tụ họp thành số đông có ý nghĩa. Vì vậy, hưởng ứng và tham gia phải là bổn phận chung của mọi người khi cùng nhìn ra những nhu cầu thay đổi của xã hội, đất nước để được tốt đẹp hơn.

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã có hàng trăm, hàng ngàn nhà hoạt động xã hội, những hào kiệt đương thời, đang quằn quại trong lao tù CSVN hay đang bị trấn áp chính là những người tiên phong, chấp nhận mọi hy sinh để truyền lửa yêu nước và khát vọng dân chủ đến với mọi người, chờ mong SỐ ĐÔNG bộc phát trong một ngày lịch sử của đất nước.

Hiểu được điều này, chúng ta hãy cùng nhau thực tập để tạo dựng số đông vì đó chính là sức mạnh vạn năng, tạo ra những thay đổi dựa trên ý chí dấn thân, tinh thần trách nhiệm của mọi người Việt Nam.

Đỗ Đăng Liêu

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)