mạng xã hội

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Vụ Việt Á. Ảnh: phaply.net

Cái chuông rè

Nhiều người có thể hài lòng khi Việt Á bị khởi tố, nhưng tôi nghĩ nếu không nhìn sự việc bằng cả quá trình từ khi nó manh nha và đi đến tận cùng những câu hỏi còn bỏ ngỏ thì chúng ta chỉ đang giải quyết vấn đề từ ngọn.

Không có Việt Á này sẽ có Việt Á khác, điều xã hội cần là những tiếng chuông cảnh báo sớm. Muốn vậy, chúng ta cần một nền giáo dục khuyến khích đặt câu hỏi, một nền văn hóa tôn trọng và bảo vệ người đặt câu hỏi.

Ảnh: Yotube Việt Tân

Bóp nghẹt không gian sống trên mạng ảo

Không gian sinh tồn của người Việt ở trong nước ngày càng bị thu hẹp một cách thảm hại, không chỉ phố thị ngày càng đông đúc chật hẹp, ô nhiễm và ngập nước mà cả “không gian ảo” cũng bị bóp nghẹt do thường xuyên bị theo dõi và đàn áp, lơ mơ là bị phạt, bị tù một cách oan ức chỉ vì đôi câu bình phẩm trên mạng xã hội.

Việt Nam lại sáp siết chặt hơn nữa mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình Youtube VOA

Việt Nam sắp ra quy định siết chặt quản lý mạng xã hội

Việt Nam đang chuẩn bị đưa ra các quy định mới yêu cầu các công ty mạng xã hội gỡ bỏ nội dung mà họ cho là “bất hợp pháp” trong vòng 24 giờ, ba người nắm rõ về vấn đề này nói với Reuters với điều kiện ẩn danh.

Những quy định sửa đổi này sẽ càng củng cố Việt Nam thành một trong những chế độ khắt khe nhất thế giới đối với mạng xã hội và tăng cường sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản cầm quyền trong lúc chính quyền đàn áp các hoạt động (họ cho là) ‘chống phá nhà nước.’

Công an, CSCĐ đứng chặn tại một chốt ở TP.HCM đêm 30/9/2021 khi người lao động bắt đầu rời thành phố trước khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào sáng hôm sau 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Lập lờ trong quy định xử lý ‘đưa tin chống phá công tác chống dịch Covid-19’

Chính phủ Việt Nam hôm 14/10/2021 vừa yêu cầu Bộ Công An và Bộ Thông Tin và Truyền Thông phải xử lý nghiêm những người đưa tin lên mạng xã hội bị cho là xuyên tạc, tin giả, tin xấu, chống phá công tác phòng chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch…

Như thế nào là đưa tin chống phá công tác phòng, chống dịch Covid-19? Liệu đã có những quy định rõ ràng về vấn đế này?

Hội thảo về "Quyền Tự Do Ngôn Luận và Truy Cập Mạng Xã Hội tại Việt Nam" hôm 7/10/2021 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam

Dân biểu, xã hội dân sự tại Đan Mạch lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu của Đan Mạch, trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do sau buổi hội thảo:
“Chúng tôi đã có một số kết quả về quyền của người lao động, vì hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) hơn. Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng các công nhân trên khắp đất nước Việt Nam hiện không cảm thấy như vậy.

…Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam, và nếu chúng tôi thấy những điều đi ngược lại với cam kết hoặc không đi đúng hướng, chúng tôi có thể liên hệ với Việt Nam và hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp. Và nếu vấn đề tồi tệ đến mức đạt ngưỡng, thì chúng tôi có thể chấm dứt các hiệp định thương mại.”

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội không có giá trị bắt buộc thi hành

Hôm 17 tháng Sáu, bộ trưởng Bộ Thông Tin – Truyền Thông ra Quyết Định 874 về việc ban hành “Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Mạng Xã Hội.” Nhiều người bán tín bán nghi rằng vậy bây giờ người dùng mạng xã hội và các công ty mạng xã hội phải ứng xử theo bộ quy tắc này hay sao? Nếu vi phạm thì có bị phạt gì không?

Ảnh: FB Manh Dang

Người viết chịu trách nhiệm về lời bình luận của người xem?

Thế nên, quan điểm cho rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của những lời bình luận của người khác trong bài viết của chúng ta đang là một thực tế.

Cho dù không là một luật sư, tôi vẫn không tán thành điều này. Điều mà tôi cho rằng trái với nguyên tắc ứng xử và không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, luật sư không thể quyết định được việc các bạn có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không. Nhưng cơ quan điều tra thì có quyền đấy, và trong đa số trường hợp, quyết định của họ thường dễ được tòa án chấp thuận hơn.

Từ nguyên tắc “Ai làm nấy chịu,” chúng ta đang có một biến tướng của nguyên tắc ấy, “Quýt làm cam chịu.”

Facebook “quảng cáo” tự do ngôn luận. Ở Việt Nam, công ty hỗ trợ kiểm duyệt

Nhưng trong vài năm gần đây, công ty Facebook đã liên tục kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam, để làm hài lòng một chính phủ chuyên đàn áp tự do ngôn luận, trước đe dọa sẽ bị đóng ở Việt Nam nếu Facebook không tuân thủ, theo tìm hiểu của báo Los Angeles Times.

Sức mạnh của số đông

Lấy một thí dụ nhỏ trong đời thường. Đó là khi một người gặp cảnh một tên du đãng to lớn, bặm trợn, hung hãn đang bắt nạt một phụ nữ mảnh mai yếu đuối thì ta sẽ làm gì?

Có thể tên du đãng sẽ phản ứng rất dữ dội, hung hăng, thậm chí có thể đả thương nếu một mình ta đơn độc yêu cầu hay cản trở hắn. Nhưng hắn sẽ phản ứng ra sao nếu có một số đông, chỉ cần khoảng chục người, cùng bước tới can thiệp ôn hoà bằng lời nói? Có xác suất cao là hắn sẽ phải ngừng và bỏ đi khi thấy tình thế đã trở nên bất lợi.

Những ngày gần đây trên mạng xã hội xuất hiện kêu gọi chính phủ giảm giá tiền điện cho dân trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành. Ảnh: Screen capture from FB

Người dân yêu cầu giảm giá điện trong thời gian dịch COVID-19

Đối với nhiều người, đời sống lâu nay đã khó khăn, nay ngày càng khó khăn vì không thể làm ăn buôn bán gì bởi lệnh cách ly toàn xã hội. Trước tình hình khó khăn nầy, trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ, Facebooker đồng loạt đưa ra lời kêu gọi chính phủ giảm giá tiền điện cho dân trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành. Cụ thể, mọi người chụp hình với dòng chữ “Đề nghị chính phủ Việt Nam giảm 50% giá điện giúp nhân dân chống dịch.”