Sức mạnh từ tờ giấy trắng bất bạo động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hẳn có những người Trung Quốc luôn thao thức mong có các cuộc đấu tranh lan tỏa rộng khắp nên họ mới tìm cách ứng dụng các phương pháp đấu tranh bất bạo động. Từ đó, tờ giấy trắng được nghĩ ra để trở thành biểu tượng chính của phong trào phản kháng chính sách zero Covid.

Đấu tranh bất bạo động là một vũ khí.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, Nonviolent resistance proves potent weapon (tạm dịch: Phản kháng bất bạo động chứng minh là vũ khí mạnh mẽ) thì các cuộc phản kháng bất bạo động thường đạt kết quả thành công nhiều hơn gấp hai lần các cuộc phản kháng bằng bạo lực. Nghiên cứu này được phân tích dựa trên dữ liệu toàn cầu, thu thập và đánh giá các sự kiện đấu tranh từ năm 1900 đến năm 2006.

Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ cần 3,5% dân số của một quốc gia xuống đường đối đầu bất bạo động thì họ có thể làm thay đổi các chính sách và thậm chí có thể quật đổ các chế độ độc tài.

Theo tựa đề nghiên cứu nói trên thì phản kháng bất bạo động chứng minh đó chính là một vũ khí mạnh mẽ. Khi người dân hiểu được sức mạnh của đấu tranh bất bạo động thì họ cảm thấy tự tin hơn, quyết tâm hơn để cùng tham gia vào các cuộc phản kháng.

Để hiểu về phương pháp đấu tranh bất bạo động mọi người cần tham khảo nhiều tài liệu về các cuộc cách mạng Nhung, cách mạnh Màu, cách mạng Đông Âu, v.v… đặc biệt nên đọc cuốn cẩm nang “Từ độc tài đến dân chủ” của nhà nghiên cứu khoa học chính trị Gene Sharp do Việt Tân dịch sang tiếng Việt.

Dĩ nhiên đấu tranh bất bạo động không phải là một phép màu, nó chỉ là vũ khí đấu tranh của những người dân bình thường không có súng đạn. Nó cần sự học hỏi, mưu lược, sáng tạo, kiên trì và kiên quyết. Khi bị đàn áp thì người tham gia đấu tranh bất bạo động dùng chính sự hy sinh và đổ máu của mình để cố gắng tạo thêm sự phẫn nộ của quần chúng, đồng thời làm gia tăng thêm quyết tâm và sức mạnh của phong trào đấu tranh.

Có thể nói biểu tượng tờ giấy trắng vừa tạo nên một dấu mốc trong lịch sử đấu tranh ở Trung Quốc. Nó phản ánh một tầm nhận thức mới và cao hơn trong lãnh vực đối đầu với chế độ cầm quyền. Không cần các biểu ngữ, băng rôn như trong các cuộc biểu tình truyền thống, chỉ là tờ giấy trắng đơn sơ vì đó là thứ ai cũng có sẵn, ai cũng có thể giơ lên.

Kiến thức và kỹ năng về đấu tranh bất bạo động nhiều vô số kể và sức mạnh của nó cũng vô biên. Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu và đánh giá đúng về phương pháp đấu tranh này.

Tờ giấy trắng đã tạo ra một tiền lệ chưa từng có dưới triều đại cộng sản Trung Quốc, đó là sự nhượng bộ của chế độ trước làn sóng phản đối của người dân. Kể từ nay các cuộc phản kháng ở Trung Quốc rồi sẽ lan tỏa mạnh mẽ hơn và tiến xa hơn.

Vũ Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.