bầu cử quốc hội

Cuộc bầu cử Quốc Hội (dân biểu Hạ Viện) Miền Nam Việt Nam 50 năm trước, năm 1971. Ảnh chụp video VOA Tiếng Việt

50 năm trước, một kỳ bầu cử quốc hội sôi động ở miền Nam Việt Nam

Hơn 1.200 ứng cử viên tham gia tranh cử [dân biểu Hạ Viện] và thuộc mọi quan điểm chính trị. Tất cả họ đều tìm cách thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình bằng chiến dịch vận động ráo riết trong các đơn vị bầu cử khắp các tỉnh thành.

VOA nhìn lại cuộc bầu cử Hạ Nghị Viện của Việt Nam Cộng Hòa năm 1971.

Pano tuyên truyền cho bầu cử trên đường phố Hà Nội năm 2016. Ảnh: Reuters

Có cử tri công khai tẩy chay bầu cử Quốc Hội & Hội Đồng Nhân Dân các cấp

Ngày 23/5/2021 là ngày mà chính phủ Hà Nội tuyên truyền và kêu gọi là ‘Ngày toàn dân đi bầu cử.’

Sự kiện này được phía cơ quan chức năng tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng của cả nước. Trong khi đó, trên mạng xã hội xuất hiện những bài viết, những dòng trạng thái tẩy chay kỳ bầu cử này, điển hình là trường hợp Bác Sĩ – Trung Tá Quân Đội Đinh Đức Long ở TP.HCM.

Hàng dỏm nhưng lại được đảng CSVN bảo vệ bằng họng súng.

Bầu cử Quốc Hội đảng CSVN: Món đồ dỏm được bảo vệ bằng họng súng

Ngày 12/5 trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Bộ Trưởng Tô Lâm: Công an sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử.” Thực ra, cái gọi là Quốc Hội của đảng Cộng Sản Việt Nam không cần bầu và nên dẹp đi thì tốt hơn. Bởi những gì mà Quốc Hội thông qua chỉ là hình thức mà thôi.

Một vở kịch vô nghĩa đáng lẽ phải vứt đi, đảng Cộng Sản lại đem công an ra bảo vệ nó.

Thủ Tướng Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi trong khi giới tiểu thương khốn đốn vì đại dịch. Ảnh: Internet

“Dân chủ tào lao” thì đất nước sẽ loạn

Bình thường người ta nói đến dân chủ chính hiệu, dân chủ giả hiệu, dân chủ đa đảng, dân chủ đa nguyên mà chưa bao giờ nghe ai nói “dân chủ tào lao.” Cho nên khi nghe ông chủ tịch nước xử dụng nhóm từ lạ lùng này, người ta thấy não trạng ông Phúc hoàn toàn không hiểu biết gì về ý nghĩa của hai chữ dân chủ.

Tại sao đảng CSVN nhất định phải bắt dân đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội?

Tại Việt Nam, người ta luôn cảm thấy tức cười khi nghĩ tới chuyện bầu cử.

Bất kỳ cuộc bầu cử nào, từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương, hầu hết đều cho thấy tính khôi hài. Bởi dân chưa bầu thì người ta đã biết ông nào làm vị trí nào, bà nào ngồi ghế nào và chuyện dân đi bầu chỉ là chuyện trò cười của các ông bà. Bởi cho dù có hàng triệu người gạch bỏ cái tên nào đó thì tỉ lệ phiếu bầu của nó vẫn 100% đắc cử, tín nhiệm. Bởi chuyện bầu bán ở đây không có ý nghĩa nào về việc nhân dân có tín nhiệm hay không, mà nó là bài toán đối ngoại trong chính trị độc tài.

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật

Chuyện thật nhưng tưởng như đùa: Hướng dẫn ứng cử viên viết tiểu sử và chương trình hành động

Điều đáng nói ở đây là hôm 24 tháng Tư vừa qua, Hội Đồng Bầu Cử tại TP.HCM đã thực hiện “màn kịch” có một không hai: Tổ chức hướng dẫn người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân thành phố viết tiểu sử và chương trình hành động. Chuyện mới nghe qua tưởng như đùa nhưng lại là chuyện có thật.

Ứng cử viện độc lập vào Quốc Hội CSVN khóa 15, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống bị chính thức từ chối hôm 8/3/2021.

Ứng cử viên độc lập vào Quốc Hội CSVN GS Nguyễn Đình Cống vừa chính thức bị loại

Giáo Sư về hưu Nguyễn Đình Cống, một trong những người tự ứng cử vào Quốc Hội khóa XV, cho biết một hội nghị cử tri đã không tán thành đề cử ông với lý do ông đã lớn tuổi.

Giáo Sư Nguyễn Đình Cống cho biết hội nghị cử tri diễn ra hôm ngày 8 tháng Tư ở Hà Nội. Đây là một hội nghị được tổ chức rất chặt chẽ, gồm có 66 người do chính quyền chỉ định, chọn phát giấy mời đến họp, chứ không phải họp công khai rộng rãi cho tất cả.

Một cử tri bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ tại bang Ohio, thứ Ba 08/11/2016. Reuters/ Aaron Josefczyk

Bầu cử tổng thống Mỹ – Tại sao người Việt ở Việt Nam quan tâm?

Ngày nay, truyền thông mạng xã hội cập nhật từng giây về các cuộc vận động bầu cử, tranh cử ở khắp nơi trên thế giới. Những thông tin như vậy giúp cho người Việt Nam suy nghĩ, so sánh với các cuộc bầu cử ở Việt Nam. Họ so sánh quyền công dân của người Mỹ, các nước Âu châu với quyền của họ tại Việt Nam.

Đại biểu Quốc Hội Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM) đề nghị mạnh tay với người nhập cư xả rác, đưa họ về nơi cư trú, vì “sống ở đô thành không quen.” Ảnh: Báo Pháp Luật Việt Nam, 16/7/2019

Làm thế nào để Quốc Hội là của dân chứ không phải gần dân?

Muốn Quốc Hội là Của Dân thì điều đơn giản đầu tiên là ĐBQH phải Của Dân. Cho nên, câu hỏi làm thế nào Quốc Hội trở thành Của Dân dẫn đến bài toán làm thế nào để ĐBQH là Của Dân.

Đến lượt mình, muốn giải quyết bài toán ĐBQH là Của Dân thì ĐBQH phải được Dân tự nguyện bỏ phiếu lựa chọn.