Biden

Tổng Thống Joe Biden đến phi trường San Francisco hôm Thứ Ba 14/11/2023, chuẩn bị họp thượng đỉnh với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

Hội đàm Biden-Tập: Băng sẽ không tan như kỳ vọng

Những thỏa thuận nếu có từ cuộc gặp Biden-Tập sẽ rất ít ỏi và có tính chất tạm thời. Dù ngoại giao cấp cao là con đường tốt nhất để tránh xung đột nhưng khi giữa hai nước không có niềm tin vững chắc vào sự thành thật của nhau thì khó mà tìm được một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi.

Tổng thống Mỹ, Joe Biden (trái) họp riêng với Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi trước khi G20 chính thức khai mạc tại New Delhi. Ảnh ngày 8/9/2023. Ảnh: AP - Evan Vucci

Cuộc gặp Biden – Modi: Lãnh đạo Mỹ – Ấn ngợi ca “quan hệ đối tác vững chắc và lâu bền”

Hai nhà lãnh đạo Mỹ – Ấn đã đề cập đến việc triển khai hai nhóm làm việc chung để nghiên cứu và phát triển công nghệ 5 và 6G mới, được gọi là Open RAN, cho phép giảm lệ thuộc vào thiết bị của các nhà sản xuất trong ngành viễn thông. Sau đó, họ thảo luận về sự phát triển của ngành công nghiệp chất bán dẫn ở Ấn Độ, trong bối cảnh hai công ty Mỹ đã thông báo đầu tư hơn một tỷ Euro để mở các nhà máy và trung tâm nghiên cứu ở Ấn Độ.

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải), Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếp ông Anthony Blinken, Ngoại trưởng Mỹ, ngày 15/4/2023 ở Hà Nội. Ảnh minh họa: Andrew Harnik/ Pool/ AFP via Getty Images

Biden sẽ ký đối tác chiến lược với Việt Nam để đối phó với Trung Quốc

Tổng thống Joe Biden sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam nhân dịp đến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội vào tháng Chín, trong nỗ lực ứng phó với Trung Quốc trong khu vực.

Báo mạng Politico hôm 18/8 cho biết như vậy, dựa theo ba người biết về kế hoạch của thỏa thuận. Họ đề nghị ẩn danh vì không được phép phát biểu trong hồ sơ về thỏa thuận.

TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng và TT Mỹ Joe Biden (khi đó là phó tổng thống) đã từng gặp nhau vào năm 2015. Ảnh: AFP

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

“Trong dài hạn, nếu Việt Nam không thể hiện sự nhiệt thành đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ thì họ có thể nản lòng và họ sẽ chuyển sang các đối tác khác, để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của họ.

Bởi vì mục tiêu của họ thì họ phải theo đuổi và họ phải tìm những đối tác để cùng hướng tới những mục tiêu đó. Trong trường hợp đối tác mà họ mong muốn không có sự phản hồi lại thì bắt buộc họ phải tìm đối tác khác mà thôi…” [TS Lê Hồng Hiệp]

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Tổng Thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này.

Mục tiêu của Mỹ rất đơn giản: Chúng ta muốn thấy một Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền, và thịnh vượng, với các phương tiện để răn đe và tự vệ trước những hành động xâm lược tiếp theo. (TT Biden)

Kế hoạch bí mật giúp Tòa Bạch Ốc đi trước Nga một bước

Mới đây, Ngoại Trưởng Blinken và một số giới chức khác đã cung cấp cho nhà báo của The Washington Post nhiều thông tin chi tiết mới mô tả một loạt các “cuộc họp hậu trường” trong năm qua đã giúp tạo nên liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để hỗ trợ Ukraine.

Trong chuyến công du tại Nhật, Tổng Thống Joe Biden (trái) phát đi tín hiệu rằng ông sẽ can thiệp quân sự nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, hôm 24/5/2022. Ảnh: Zhang Xiaoyou – Pool/ Getty Images

Có phải Biden lại ‘lỡ lời’ về Đài Loan?

Phát biểu có vẻ bất ngờ của Tổng Thống Biden tại Tokyo chắc chắn không phải do “lỡ lời” mà là dấu hiệu để Bắc Kinh biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn rất nhiều như Mỹ và Nhật, phải trả giá rất đắt nếu manh động dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở Châu Á.

Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ Tướng Nhật Kishida họp báo sau cuộc hội đàm song phương Nhật-Mỹ hôm 23/5/2022 tại Điện Akasaka, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: REUTERS/ Jonathan Ernst

Tổng Thống Biden: Quân đội Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công

Tổng Thống Joe Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tìm cách chiếm Đài Loan bằng vũ lực, một lời cảnh báo khác hẳn với sự mơ hồ có chủ ý trước nay của Washington.

Đây là lần thứ hai trong những tháng gần đây, Tổng Thống Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công đảo quốc này.

Tổng Thống Joe Biden họp thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo ASEAN hồi 2021. Ảnh: Reuters

Các vấn đề nổi cộm trước Thượng Đỉnh Mỹ – ASEAN

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữa Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hoa Kỳ diễn ra giữa hàng loạt các cú sốc về nguồn cung, chuyển đổi lãnh đạo và cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga ở Ukraine.

Sau những trục trặc ban đầu do Trung Quốc và Campuchia “cản mũi kỳ đà,” cuối cùng thượng đỉnh đã được “chốt lại” và sẽ diễn ra trong hai ngày 12 và 13/5/2022 tại Washington DC.

Tập Cận Bình tính bắt cá hai tay. Nếu Putin thắng ở Ukraine, liên minh các nước độc tài chuyên chế càng mạnh. Nếu Putin thất bại, nước Nga sẽ lệ thuộc Trung Cộng hơn. Ảnh: AP

Tập Cận Bình không thể bắt cá hai tay

Tập Cận Bình tính liên kết với Vladimir Putin là thêm một đồng minh đáng tin cậy và cần thiết để chạy đua với Mỹ.

Nga và Trung Quốc sẽ chặn hai đầu đại lục địa Á – Âu. Putin sẽ tiếp tục đe dọa Âu Châu với tham vọng tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Bang Xô Viết trước đây. Trung Cộng sẽ kiềm chế các nước Á Đông bằng sức mạnh quân sự và kinh tế.

Trong khi đó, nước Mỹ (mà họ tin rằng đang xuống dốc) sẽ rút khỏi Châu Âu vì không muốn trả một chi phí quá lớn. Khi Mỹ bỏ rơi khối NATO, các nước Á Đông và Ấn Độ biết rằng họ không còn tin tưởng vào Mỹ nữa, sẽ phải chìu theo Trung Cộng.