biến cố 30/4

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi thì nhà cầm quyền CSVN gia tăng siết chặt thông tin, kiểm duyệt người xử dụng mạng lẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mạng xã hội.

Cộng Sản Việt Nam lợi dụng đại dịch COVID-19 siết mạng xã hội

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và nhân loại đang phải vất vả đối phó với số lượng người nhiễm và tử vong ngày càng gia tăng, thì tại Việt Nam có hai sự kiện xảy ra liên quan đến việc siết chặt mạng xã hội làm cho những người dân xử dụng, các công ty cung cấp dịch vụ lẫn các cơ quan nhân quyền quốc tế đều rất quan tâm và lo ngại.

Xe tăng quân Miền Bắc cổng Dinh Độc Lập hôm 30/4/1975.

Sau 45 năm ‘giải phóng’ Miền Nam

Tâm tình của một phụ nữ sinh sau năm 1975 và đang sống tại Việt Nam.

45 năm trước, chiếc xe tăng của “phe chiến thắng” ủi sập cổng Dinh Độc Lập – chỉ là cái bánh xích sắt rỉ sét với sự huỷ diệt thô lỗ; nhưng nó không là biểu tượng của trí tuệ và nhân bản. Nó – không đem lại trí tuệ. Nó – không phải hình ảnh đại diện của sự “giải phóng” mà là biểu tượng của sự cướp phá và hủy diệt. Chỉ có sự biến mất vĩnh viễn của nó mới đem lại mùa xuân mới trên đất nước này.

Bài báo Washington Post ngày 3 tháng 3, 1987, tường thuật buổi họp báo của tác giả tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Ảnh: tác giả Lê Xuân Khoa cung cấp VOA

Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2.164.000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140.000; Đợt 2 (1975-1979): 327.000; Đợt 3 (1980-1989): 450.000; Đợt 4 (1990-1995): 63.000; Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260.000; Chương trình ODP (1979-1995): 624.000; Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300.000.

Đa nguyên và khai phóng là nền tảng phát huy tiềm lực đại khối toàn dân

Rõ ràng 45 năm nhìn lại sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 nhu cầu sinh tử của Việt Nam không phải là phát triển kinh tế, gia tăng tổng sản lượng GDP mà chính là thay đổi thể chế chính trị để cho mỗi người dân được tự do thực hiện ước mơ của chính mình, đóng vào góp vào ước mơ Việt Nam: Tự do, Dân chủ, Thịnh vượng.

Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975

Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy. Song người Việt Miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người Miền Nam không coi nhẹ nền cộng hòa còn rất non trẻ này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, họ vẫn kiên trì xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này.

41 năm nhìn lại ngày 30 tháng 4

CTM Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng | Cứ đến ngày 30 tháng 4 hàng năm, các sinh hoạt liên quan đến biến cố này đã được tổ chức tùy theo góc nhìn của mỗi phía, mỗi bên…