Biển Đông

Có thể người dân Việt bây giờ không còn hào hứng với lý tưởng cầm súng bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị xâm lăng để bảo vệ một chế độ Cộng Sản cực quyền. Trong hình, nhiều người dân Việt Nam xuống đường hôm 10/6/2018, phản đối nhà cầm quyền CSVN cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Từ những cuộc biểu tình này, nhiều người bị chế độ bắt cầm tù. Ảnh minh họa: AFP via Getty Images

Từ Ukraine nhìn về Đông Á, đâu là cuộc khủng hoảng kế tiếp?

Cuộc chiến tranh xâm lược của ông Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế phải nghĩ tới một hành động tương tự của ông Tập Cận Bình ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam chứ không phải Đài Loan mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Binh lính hải quân Trung Cộng tuần tra trên đảo Phú Lâm, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, thuộc quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1/2016. Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các phương án quân sự chống lại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Đối với Trung Quốc, Việt Nam là mục tiêu dễ đánh chiếm hơn Đài Loan

Nếu so sánh với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thì kịch bản một biến cố ở Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn trên đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng hơn là kịch bản Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan.

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa Biển Đông, do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Ảnh: Wikimedia - chụp ngày 3/5/2020

Biển Đông: Trung Quốc đã “quân sự hóa hoàn toàn” ba đảo ở Trường Sa

Đô Đốc Mỹ John C Aquilino, tư lệnh lực lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày 20/03/2022 cho biết: Trung Quốc đã “quân sự hóa hoàn toàn” ít nhất ba trong số 7 hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở vùng quần đảo Trường Sa, thuộc Biển Đông, bố trí trên đó nhiều hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, thiết bị gây nhiễu và bắn laser, cùng máy bay chiến đấu. 

Liên minh đối tác an ninh AUKUS: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Ảnh: Youtube Việt Tân

Liên minh đối tác an ninh AUKUS: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Một sự kiện trong tuần trước đã khiến dư luận thế giới chấn động, đó là việc Hoa Kỳ, Anh và Úc công bố hình thành quan hệ đối tác an ninh ba bên, gọi là AUKUS. Đây là thỏa thuận hợp tác đa phương mới nhất mà chính quyền Tổng Thống Biden đang thúc đẩy, trong bối cảnh Mỹ ngày càng cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc trong các lĩnh vực từ quân sự, kinh tế đến công nghệ…

Một thủy thủ Mỹ dọn dẹp máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet trên boong đáp của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) vào ngày 11/9/2021 trong đợt triển khai hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chỉ huy tàu sân bay Mỹ khẳng định quyền tự do đi lại ở Biển Đông

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với RFA hôm thứ bảy 11/9, chỉ huy Nhóm tấn công Carl Vinson, Chuẩn Đô Đốc Dan Martin cho biết: “Các hoạt động của chúng tôi trong khu vực [Biển Đông] thực sự thể hiện sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích của chúng tôi cũng như các quyền tự do được quy định bởi luật pháp quốc tế.”

Tuần trước, nhóm tấn công tàu sân bay bao gồm tàu ​​sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) và ba tàu quân sự khác đã đi vào Biển Đông để tiến hành “các hoạt động an ninh hàng hải.”

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang hỏa tiễn dẫn đường USS Kidd (DDG 100) của Hải Quân Mỹ và tàu Tuần Duyên USCGC Munro (WMSL 755) đi qua eo biển Đài Loan ngày 27/8/2021. Ảnh: US Navy Photo

Thủ đoạn mới của Bắc Kinh ở Biển Đông

Chỉ vài ngày sau chuyến công du Đông Nam Á của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris – mà trọng tâm là vận động hai nước Singapore và Việt Nam hợp tác chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc trên Biển Đông – chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh đã tung ra các thủ đoạn mới, vừa đe nẹt các nước nhỏ trong khu vực vừa thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Hoa Kỳ cổ súy.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken và trích đoạn phát biểu của ông ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 9/8/2021. Ảnh: Facebook US Embassy Hanoi

Nhiều người Việt ủng hộ phát biểu của Ngoại Trưởng Mỹ phản đối sự bắt nạt ở Biển Đông

Ngoại Trưởng Blinken phát biểu tại kỳ họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 9/8:

“Một số ý kiến cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không phải là việc của Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào không phải là bên có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng biển. Nhưng đây là việc, là hơn thế nữa, là trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng thuận tuân thủ và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.”

Ông Phan Trọng Nghĩa ở TP.HCM viết trong một bình luận: “Cảm ơn ông, đã nói lên những lời mà chúng tôi cũng muốn nói.”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Chiến Lược (IISS) ở Singapore ngày 27/7/2021. Ảnh: Roslan Rahman/ AFP/ Getty Images

Mỹ: Chủ quyền ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Biển Đông vô căn cứ

“Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông là vô căn cứ theo luật quốc tế. Sự cả quyết đó chà đạp chủ quyền của các nước ở khu vực.” Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IISS) tại Singapore hôm Thứ Ba 27/7 trên chặng đầu tiên thăm viếng Singapore, Việt Nam và Phi Luật Tân.

Trước tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh mà các nước nhỏ ở khu vực ASEAN không thể đối phó, ông Austin nói rằng “Chúng tôi tiếp tục hậu thuẫn cho các nước ven Biển Đông duy trì quyền của họ theo luật lệ quốc tế. Đồng thời chúng tôi vẫn tôn trọng các cam kết đã ký với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku và với Phi Luật Tân đối với Biển Đông.”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc, Washington, ngày 21/07/2021. Ảnh: AP/ Kevin Wolf

Để tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, Mỹ coi Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược an ninh

Qua chuyến công du đầu tiên đến Đông Nam Á ngay đầu nhiệm kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Tướng Lloyd Austin, muốn chứng tỏ Washington quan tâm đến việc tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á, trấn an các nước trong vùng rằng chính quyền Biden “không làm ngơ và cũng không xem nhẹ” các đối tác khu vực này.
Thêm vào đó, như nhà nghiên cứu Aaron Jed Rabena, đây là một bằng chứng mới cho thấy “giờ đây Hoa Kỳ phối hợp với các đồng minh và đối tác để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á,” thuyết phục các nước trong khu vực về một giải pháp khác, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Bắc Kinh.

Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ công đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 335% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020. Trung Quốc không có nhiều hy vọng sẽ đảo ngược được những xu hướng này, vì trong 30 năm tới, nước này sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động và có thêm 300 triệu người già.

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Theo quan điểm của Phó Giáo Sư Beckley, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã để lại những dấu ấn rất đậm nét trong việc trấn áp nội bộ cũng như gây hấn với bên ngoài, nhưng sự hung hăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước trong những năm gần đây phần lớn không đến từ hành vi cá nhân của ông Tập, mà là kết quả của quá trình ĐCSTQ nhận thức được nước này đang bị đặt trong một tình thế khó khăn, đồng thời cố gắng vẫy vùng để thoát khỏi cục diện này. Beckley cũng chỉ ra rằng, việc ĐCSTQ đồng thời tạo thù trong lẫn giặc ngoài không phải chỉ mới xuất hiện kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền mà đã tồn tại từ trước đó, và nó xuất hiện cùng lúc với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Ảnh bìa: Nhà xuất bản Liên Mạng. Đồ họa: Luật Khoa

Thế hệ f: Khi quyền lực được chuyển từ Facebook xuống đường

Họ không phải là những người đầu tiên (first), cũng không phải là những người cuối cùng (final) làm vậy, và họ chắc chắn sẽ không bị lãng quên (forgotten).

Như nhận định của tác giả Trần Minh Khôi từ một bài viết trong sách, “quyền lực này đến và ở lại,” những câu chuyện về ngày hè rực lửa mười năm trước đã xuất hiện và sẽ mãi được kể lại.

Vì đó là câu chuyện của một “thế hệ forever.”

Ảnh: Brett Ryder/ The Economist

Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái

Sự hài hước bá đạo là một dấu ấn của Musk, nhưng tác động từ những lời nói của ông không phải là chuyện đùa. Chúng có thể dẫn tới những trận dẫm đạp bầy đàn.

Nhưng như Peter Atwater, một nhà tâm lý học xã hội, chỉ ra, không ai sánh được với Musk về số lượng những thứ mà ông đã giúp trở nên nóng bỏng tay, từ ô tô và tiền điện tử đến du lịch vũ trụ và Clubhouse, một ứng dụng phát thanh podcast nơi ông đã lên sóng. Điều đó dẫn tới hai câu hỏi. Điều gì khiến lời nói của Musk cuốn hút nhiều người đến vậy? Và đâu là các ưu nhược điểm của việc trở thành một CEO được đám đông sùng bái?