chỉ thị 16

Ngoáy mũi đại trà ở Hà Nội, tháng 10/2021. Ảnh: Internet

“Trùm cuối” và cuộc săn lùng “cá voi trắng Mobi Dick” của ông tổng Tịch

Vẫn sẽ có kẻ bị đảng lựa chọn là “tội đồ” trong vụ án thế kỷ Việt Á. Nhưng tuyệt đối đó không phải là “trùm cuối,” vì hệ thống quyền lực này được thiết kế để lộng quyền, tha hóa, bóp nặn người dân. Tất cả chúng đều dự phần trong bữa tiệc thịt người, kẻ có quyền lực lớn nhất cũng là kẻ góp phần lớn nhất vào tấn thảm kịch khủng khiếp của người dân.

Ảnh: FB Canh Tranthanh

Đằng sau phát biểu của Bí Thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên*

Thật ra chưa cần đến lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên, bí thư thành ủy TP. HCM, tôi mới biết về cái thảm kịch này. Hàng ngày tôi vẫn nhận được thông tin về tình hình dịch bệnh trong đó. Từ rất nhiều nguồn. Có những thông tin làm buốt nhói trong tim mà không khóc được. Chỉ muốn gào lên uất hận vì đau đớn, bất lực…

Nhưng những lời phát biểu chân thực của người đứng đầu thành phố đã xác quyết một điều: Để xảy ra thảm kịch kinh hoàng về con số người chết chưa từng có nơi đây, trách nhiệm là của những người làm quản lý nhà nước về y tế: BỘ Y TẾ & SỞ Y TẾ TP!

Hội Nghị Trung Ương 4 của đảng CSVN chỉ tập trung tìm cách cứu đảng, củng cố quyền cai trị của đảng trong khi cả nước đang bấn loạn tột cùng vì đại dịch Covid; kinh tế sụp đổ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đời sống hàng triệu người dân rơi vào cảnh khốn cùng. Ảnh: Internet

Xã hội tan rã, quốc gia sụp đổ, liệu đảng có trường tồn?

Tại buổi bế mạc Hội Nghị Trung Ương đảng Cộng sản lần 4 vào sáng 7 tháng Mười, năm 2021, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, nhà cầm quyền đã tỉnh táo giải quyết kịp thời những vấn đề mới, chống đại dịch Covid-19, cũng như việc hỗ trợ cho người dân và các công ty vượt qua khó khăn… Trong khi đó, hàng trăm ngàn người lao động đang lũ lượt tháo chạy khỏi thành Hồ từ ngày nới lỏng phong tỏa 1/10. Bất chấp quãng đường ngược Bắc, xuôi Nam hàng ngàn km gian khổ, bất chấp những rủi ro tai nạn, mưa gió, nắng nóng. Thậm chí, có những đoàn người đã đi bộ từ thành Hồ về những tỉnh phía Bắc xa tới 1800 km.

Công an kiểm tra giấy đi lại của một người dân ở Hà Nội hôm 17/8/2021. Ảnh: AFP

Với Chỉ Thị 20: Hà Nội sẽ là trại tù, công an là cai ngục và người dân là phạm nhân?

Một trong các quan ngại lớn nhất hiện nay được truyền thông trong nước nêu là việc người dân và doanh nghiệp bồn chồn và lo lắng về những hướng dẫn tù mù đối với việc xin và cấp giấy đi đường tại ba vùng đỏ-vàng-xanh khác nhau.

Giãn cách xã hội kiểu này hầu như đang biến người dân thủ đô thành phạm nhân, biến các thành phố, các quận huyện thành những trại tù khổng lồ. Còn lực lượng công an ở các cấp trở thành những cai ngục, nói chữ là các quản giáo chuyên nghiệp.

Các nẻo đường ở Sài Gòn đều vắng vẻ. Ảnh: Báo Người Lao Động

CSVN rối bời về chính sách an dân thời Covid

Như vậy rõ ràng chính sách “an dân” không thể tiến hành một mình chính quyền với những mệnh lệnh chính trị và vòng cây kiểng xung quanh. Những vết thương xã hội không thể băng bó chữa lành bằng những ông bà chức sắc trong Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh hay Tổng Liên Đoàn Lao Động, ngay cả huy động quân đội.

Cảnh mua bán trong một ngôi chợ truyền thống ở Hà Nội hôm 31/3/2021. Ảnh: AFP

Đã đến lúc Việt Nam “mở cửa kinh tế trở lại,” sống chung với dịch?

“Trước hết là phải tiêm vắc xin cho công nhân, cho những người làm việc trong nhà máy và đội ngũ viên chức. Trên cơ sở đó thì nên mở cửa để từng bước mở rộng giao lưu. Thứ hai là việc giãn cách nên chuyển sang chỉ giãn cách hẹp ở những khu có người mắc bệnh. Không nên giãn cách cả thành phố. Lại càng không nên giãn cách cả nước vì hiện có 14 tỉnh chưa ai mắc bệnh. Tôi đề nghị nên rút kinh nghiệm và sửa đổi. Thứ ba, nếu giãn cách thì phải thực hiện nghiêm và nên tổ chức việc cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho người dân để hạn chế việc tiếp xúc và lây lan bệnh…” (TS kinh tế Lê Đăng Doanh)

Dùng quân đội "đi chợ hộ" cho dân - một thất bại thảm hại của nhà cầm quyền sau vài ngày ngắn ngủi. Ảnh: Internet

“Thất bại kép” và cuộc cướp bóc cuối cùng của CSVN

Rất có thể, cả ông Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Thành Phong và hàng loạt các quan chức miền Nam sẽ trở thành dê tế thần cho những chính sách phòng chống dịch bệnh yếu kém và sai lầm của Hà Nội dẫn tới “thất bại kép” thảm hại. Không chỉ có khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế xã hội đang diễn ra cùng một lúc, Hà Nội đang đối diện một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất kể từ nạn “thuyền nhân” sau 1975 tới nay đang diễn ra ở 19 tỉnh thành phía Nam mà nguyên nhân một phần lớn do sự yếu kém, nhũng lạm và cực kỳ vô nhân đạo của hệ thống chính trị.

Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Một số điểm cần khắc phục sau 3 ngày cách ly tuyệt đối

Rất nhiều điều phải nghĩ sau 3 ngày cách ly. Sau đây là một số điểm cần khắc phục trong giãn cách.

1. Sử dụng lại lực lượng shipper. Họ là những đội ngũ chuyên nghiệp, có công nghệ, biết công nghệ, biết công việc, biết đường sá, làm việc hiệu quả hơn bộ đội. Không ai bỏ quân thiện chiến để sử dụng tân binh. Bắt hàng chục ngàn shipper ngồi nhà, đã không sử dụng được đội quân vạn người giao hàng chuyên nghiệp, lại biến họ thành lực lượng phải cứu trợ. Cần tiêm vaccine cho shipper và đưa họ hoạt động trở lại.

Dòng người di tản về quê lánh dịch sau khi có lệnh tiếp tục phong tỏa TP.HCM thêm 1 tháng từ 15/8 đến 15/9, bị chặn lại tại chốt kiểm soát gần khi du lịch Suối Tiên, thành phố Thủ Đức trưa 15/5. Ảnh chụp VnExpress 15/8/2021

Dân nghèo kẹt giữa đôi đường!

Đây là vấn đề khủng hoảng xã hội rất cấp bách rồi. Nhà nước phải kịp thời giải quyết bằng một trong hai cách:

Một là, tổ chức chở người dân về quê, địa phương đón tiếp, nuôi cách ly 14 ngày rồi thả về để họ “tự cứu lấy mình, trước khi Trời cứu!”

Hai là, Nhà nước chi ngân sách, gấp rút cứu trợ những người dân không có tiền lương, mất thu nhập, đang rất khó khăn ở TP.HCM và nhiều thành phố khác. Làm sao trợ cấp hàng tháng để người dân có thể sống tối thiểu, suốt thời kỳ họ mất thu nhập…

Đây không phải ban ơn mà là vấn đề an sinh xã hội, nhà nước phải giải quyết.

Một cơ sở cách ly, chính quyền nói là biện pháp nhằm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến nhiều người bị đẩy vào đó lâm vào cảnh "lợn lành thành lợn què." Ảnh: Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Bao nhiêu bệnh nhân Covid-19 chết oan?

Tỷ lệ người chết vì Covid ở Việt Nam là khá cao. Tại sao vậy? Một trong những nguyên nhân là có một số người bị chết oan.

Chết oan là khi bệnh nhân còn có thể cứu sống nếu được chữa và chăm sóc đúng mức, nhưng đã bị bỏ mặc hoặc bị đẩy vào tình trạng tồi tệ về điều kiện vật chất và đặc biệt là bị khủng hoảng về tinh thần.

Giảng viên Trường Đại Học Duy Tân bị sa thải vì phê bình chính sách chống dịch của nhà nước. Ảnh chụp màn hình Youtube RFA Tiếng Việt

Ai Gián Nghị, ai Hòa Thân? 

Hạ tuần tháng 05/2016, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ, ông Obama có lời phát biểu trước cử tọa người Việt “Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.”

…Trên thế giới, không có dân tộc nào lại không mong muốn được “phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn” như nước Mỹ của ông Obama. Dân tộc này cũng vậy! Nhưng những ai? Cơ chế nào?…