chỉ thị 16

Các thiện nguyện viên phân phát lương thực cứu trợ đến dân nghèo đang trong cơn túng quẫn bởi chính sách phong tỏa của nhà cầm quyền. Ảnh chụp từ Youtube Việt Tân

Cảm động trước cảnh phát lương thực cứu trợ lưu động

Khi đảng và nhà nước ban hành và thực thi nghiêm ngặt lệnh phong tỏa dài hạn nhiều tỉnh, thành nhưng lại bỏ mặc dân tự lo liệu trong cơn đại dịch, người dân và các tổ chức thiện nguyện, xã hội dân sự,… đã và đang phải tự cứu giúp, tương trợ lẫn nhau.

Tuy lo ngại bị phạt nặng nhưng các thiện nguyện viên vẫn cố gắng phát lương thực cứu trợ cho bà con nghèo trong tình trạng nhà cầm quyền phong tỏa, kiểm soát gắt gao.

Một xe tải hàng hóa bị chặn ở chốt kiểm soát. Ảnh chụp Youtube Giàu Dương

Tài xế xe tải “bức xúc” vì tình trạng “ông nói gà bà nói vịt” tại chốt kiểm soát

Tình trạng “ông nói gà bà nói vịt,” diễn giải tùy tiện… tại các chốt kiểm soát khiến giới tài xế xe tải hàng hóa và người dân không biết phải hành xử thế nào để không bị nhà chức trách cho là “vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid,” dẫn đến các hình thức chế tài như đưa đi cách ly, phạt tiền thật nặng, v.v.

Ảnh: FB Manh Dang

Cần chế định chính quyền “Tuyên bố vùng dịch”

…Việc ban hành các quy định giãn cách xã hội bao gồm biện pháp hạn chế đi lại, giao tiếp giữa công dân, một mặt là giải pháp y tế, mặt khác, về phương diện pháp lý cần được nhìn nhận đã làm hạn chế các quyền tự do của công dân như: Quyền tự do đi lại. Cũng thế, biện pháp truy vết tiếp xúc của cá nhân đối với các ca dương tính đã xâm phạm vào quyền bí mật đời sống riêng tư, điện thoại.

Chưa hết, đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các nhà hàng, cửa hiệu buôn bán… đều là các sự hạn chế quyền tự do kinh doanh, lao động của công dân.

Phó Thủ Tướng CSVN Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm tại trụ sở Bộ Tài Chính sáng ngày 16/7. Ảnh: Tổng Cục Thuế - Bộ Tài Chính

Dân chết vì khẩu hiệu

Hãy tập trung vận động cho có vaccine đủ để tạo được miễn dịch cộng đồng trước khi nói đến chuyện phục hồi và phát triển kinh tế. Vì một khi người dân chưa miễn nhiễm với con virus Delta đang bùng phát và có thể tiếp tục lây lan ở diện rộng, hãng xưởng tiếp tục đóng cửa, công nhân tiếp tục mất việc chờ cứu trợ thì hô hào “mục tiêu kép” là lời hô hào suông, nói cho vui thôi!

Và chính quyền nên để cho người dân có quyền cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau trong tình đồng bào lá lành đùm lá rách. Đừng dùng những mệnh lệnh chính trị hay trở lại thời ngăn sông cấm chợ như đã thấy nhan nhản trên mạng xã hội. Chế độ phải biết hỗ thẹn trước những màn quỳ lạy, van xin của người dân với công an hay viên chức chính quyền. Đừng để dân chết vì khẩu hiệu!

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Nghịch lý chống dịch

Đóng chợ đã là điều sai lầm. Đóng luôn quán ăn, vốn dĩ có thể chia lửa cho bao nhiêu gia đình, lại là quyết định khó hiểu. Đóng luôn các lò bánh mì, bánh bao thì không thể hiểu nổi.

Ai đời, dân chuyên thì ngồi ở nhà, dân không chuyên như bưu điện, nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm… này nọ thì lại đi bán rau. Tiểu thương rành sáu câu về bán chợ, vỉa hè, lề đường thì bị cấm, lôi xềnh xệch về phường như tội đồ, còn mấy anh máy lạnh bày rau củ quả ra vỉa hè bán thì lại được phong anh hùng giải cứu.

Chuyện bao tử của hơn 10 triệu dân Sài Gòn phồn vinh bị thách thức, chưa nói đến những sang chấn tinh thần của biết bao người đang trong khu cách ly, phong tỏa…

Viễn cảnh Việt Nam sau đại dịch COVID-19

Đại dịch Coronavius đang vừa là một thảm họa nhân sinh, vừa là một đe dọa kinh tế trầm trọng mà không một quốc gia nào có thể thoát được. Trước hai đại họa này, nguyên lý chung là những quốc gia càng nghèo càng bị nguy khốn; và trong cùng một quốc gia, người càng nghèo càng bị nguy cơ lây nhiễm, thiệt mạng và bần cùng hóa trầm trọng hơn.

Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Việt Nam nên ‘giãn cách xã hội’ hay xét nghiệm toàn dân?

“Nếu giãn cách xã hội như chúng ta đang làm ở Việt Nam hiện nay, thì sẽ tốn kém rất nhiều cho kinh tế xã hội và gây nhiều đảo lộn cho xã hội. Thành ra chúng ta làm sao để giãn cách đầy đủ chứ đừng làm quá. Muốn làm vậy chúng ta phải đo lường sự tiến triển của dịch một cách chính xác và càng nhanh càng tốt…, do đó tôi đề nghị, nên tiêu một số tiền khá lớn để theo dõi dịch, bằng cách xét nghiệm càng nhiều càng tốt trong dân chúng…” (Ông Phạm Quang Tuấn, một nhà khoa học, chuyên gia về công nghệ hóa, từng giảng dạy tại đại học New South Wales ở Úc.)

Một người bán hàng rong. Ảnh: NTDVN

Tại sao Việt Nam thiếu ngân sách để hỗ trợ người dân?

“Anh ơi, em chết đói thì có được tính là chết vì dịch không?” Người thợ hớt tóc quen cười buồn hỏi tôi…

Ngày 1 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát đi thông báo cách ly toàn xã hội, mọi hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ. Những người bị ảnh hưởng đầu tiên là tầng lớp lao động, trung lưu và kinh doanh nhỏ lẻ, vốn đóng vai trò xương sống của nền kinh tế.

Câu hỏi của người thợ hớt tóc chưa học hết phổ thông cũng là trăn trở chung của hàng chục triệu người Việt Nam hiện tại.