đấu đá nội bộ

Cuộc đua đại hội 13 sẽ ‘máu lửa’ đến mức nào?

Khác với thời tiền đại hội 12, giai đoạn ‘toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13’ không những là cuộc chiến đánh vào các sân sau của nhau, mà tính xung đột của nó còn ‘máu lửa’ hơn nhiều bởi yếu tố hình sự hóa của cuộc chiến này – thể hiện bởi Bộ Công an ở cấp trung ương và cơ quan công an ở một số địa phương then chốt.

Vì sao ngày càng nhiều quan chức Việt tìm đến sợi dây thừng?

2018 là năm đã xảy ra số vụ quan chức các cấp tìm đến sợi dây thừng nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, khiến bản danh sách những ‘kẻ tuẫn tiết’ đến cuối năm 2018 có thể là phép cộng gộp cho con số của nhiều năm trước đây.

Đón chào năm 2019

Nếu năm 2018 là năm mà CSVN khủng bố mạnh mẽ đối với phong trào dân chủ và kế hoạch đốt lò của ông Trọng lên đỉnh điểm, thì năm 2019 sẽ là năm nội bộ CSVN phát sinh nhiều hiện tượng đấu đá, triệt tiêu giữa các phe nhóm. Đây cũng là cơ hội để cho sức bật của người dân bùng phát, nương theo các biến cố lịch sử và nhất là từ hai ngòi nổ “thảm họa Formosa” và “dự luật đặc khu” trong năm 2019.

Liệu CSVN sẽ “thoát Trung” qua cuộc chiến mậu dịch Mỹ – Trung?

Trong thời gian qua, nhiều bài báo quốc tế đã cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi rất lớn trong cuộc xung đột Mỹ – Trung. Một vài nhà phân tích đã đưa ra nhận định rằng sự xung đột này mang đến cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cơ hội vàng trong thời gian tới. Thực tế ra sao?

Võ Kim Cự (phải), nhân vật bị coi là mang Formosa vào Việt Nam, và là tay chân của Nguyễn Phú Trọng đã “hạ cánh an toàn”. Ảnh: Getty Images

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không còn ‘chống tham nhũng cần nhân văn?’

Đã có một sự thay đổi đáng chú ý, nếu không muốn nói là thay đổi lớn, trong phát ngôn về “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian cuối năm 2018, đặc biệt sau cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào Tháng Chín, năm 2018, có thể được xem là mốc khởi xướng “giai đoạn 3 đốt lò” của “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Phú Trọng cầm đầu ‘quy hoạch cán bộ’

Việc ông Nguyễn Phú Trọng tăng thêm quyền hành khi nắm cả ghế chủ tịch nước cho thấy ông ta trở thành một trong những nhà độc tài nắm nhiều quyền lực nhất của chế độ Hà Nội, hơn hẳn những tay tổng bí thư những khóa trước.

Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên BCT, cựu Bí thư Thành ủy HCM. Ảnh: Info.net

Vòng vây đang siết Lê Thanh Hải?

Chỉ cách nhau một thời gian ngắn, cả người con là Lê Trương Hải Hiếu tới người em trai Lê Tấn Hùng bị kỷ luật và tay chân thân tín Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố, quả thật vòng vây chung quanh Lê Thanh Hải đang siết lại dần.

“Út trọc” và “Vũ nhôm” là những con chốt thí

Phiên toà tới xử về hai tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “trốn thuế” lên đến hàng trăm tỷ đồng không chỉ nhắm vào Vũ nhôm, mà là để phanh phui thế lực ngầm đứng phía sau Vũ nhôm là những ai?

Vũ "nhôm" (áo trắng) tại Đà Nẵng, tháng Tư, 2016. Ảnh: AP

Xử kín Vũ ‘Nhôm’ để khỏi lộ quan chức?

Dư luận không thể không liên tưởng chế độ bí mật và cơ chế xử kín vụ Vũ ‘Nhôm’ đó là nhằm bưng bít và che giấu cho những bí mật động trời khác thuộc về nội bộ Bộ Công an.