Hà Nội

Quần thể 61 Trần Phú, Hà Nội. Ảnh: Thanh Niên

Những mảnh hồn Hà Nội đang bị đập nát

Từ thế hệ này sang thế hệ khác qua các triều đại Lý – Trần – Lê, bằng lao động, tài năng và tâm hồn tinh tế hào hoa lịch lãm đã làm nên hình hài, vóc dáng kinh kỳ, đã thổi vào Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội cái hồn của những lớp người đã tạo ra nền văn hiến Việt Nam.

…Với những người đang làm chủ Hà Nội, coi Hà Nội chỉ là vùng kinh tế mới, nhìn Hà Nội bằng con mắt của nhóm lợi ích, chỉ biết lợi ích chính trị để tiến thân và lợi ích kinh tế để làm giàu, đến chùa Một Cột còn đáng bị phá thì chả nơi nào ở Hà Nội có giá trị văn hoá và lịch sử cả. Và những mảnh hồn kinh kỳ Hà Nội cứ lần lượt bị tàn phá! Như thị dân Hà Nội lên rừng làm kinh tế mới tàn phá hồn rừng, hồn núi vậy.

Hà Nội đã sạch Covid-19 khi để dân chen lấn đi thử tàu Cát Linh-Hà Đông?

Thống kê cho thấy, chỉ trong hai ngày đầu tiên đã có gần 80.000 khách đi thử tàu Cát Linh – Hà Đông với 250 chuyến. Các hình ảnh và video cho thấy hành khách đứng san sát nhau đông nghẹt trên sân ga, trong toa tàu. Không một ai tuân thủ quy định 5K của Bộ Y Tế, trong đó có Phó Thủ Tướng Lê Văn Thành, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ Tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, thông điệp 5K được coi như ‘lá chắn thép’ có tác dụng đẩy lùi dịch Covid-19 với nội dung “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.”

Công an dỡ bỏ rào chắn một con đường ở Hà Nội hôm 21/8/2021 sau 2 tháng 'giãn cách xã hội.' Ảnh: AFP

Doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo rời Việt Nam nếu chậm mở cửa lại

“Ít nhất 20% thành viên thuộc các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã phải chuyển một số hoạt động sản xuất sang quốc gia khác, vì các biện pháp giãn cách xã hội trong nước.”

Thông tin vừa nói được nêu trong bức thư chung gởi nhà nước của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bao gồm Thương mại Mỹ (AmCham), Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN… Thư đồng ký gởi đến Chính phủ Việt Nam bày tỏ lo ngại về các biện pháp kéo dài giãn cách xã hội được áp dụng trên khắp đất nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19…

7 Liên minh lại có thư kiến nghị chính sách liên quan tới phòng chống dịch COVID-19. Ảnh chụp trang web Trung Tâm Nghiên Cứu và Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng

Phòng chống dịch Covid-19 cho Hà Nội: Nên giãn phong tỏa như thế nào?

Ngày hôm qua 10/9, lãnh đạo TP Hà Nội đã yêu cầu các liên minh đứng thư “kiến nghị chiến lược phòng chống dịch COVID-19 cho Hà Nội” (gửi ngày 31/8/2021) tiếp tục cho ý kiến về phương án phong tỏa nào cho Hà Nội trong những ngày tới!

Đây là lần thứ ba, 7 Liên minh (NCDs-VN, EBHPD, VSEA, Y học Cộng đồng, Vn-Ban, PLWNCDs-VN, CSO-OHCCP) lại có thư kiến nghị chính sách liên quan tới phòng chống dịch COVID-19.

Công an kiểm tra giấy đi lại của một người dân ở Hà Nội hôm 17/8/2021. Ảnh: AFP

Với Chỉ Thị 20: Hà Nội sẽ là trại tù, công an là cai ngục và người dân là phạm nhân?

Một trong các quan ngại lớn nhất hiện nay được truyền thông trong nước nêu là việc người dân và doanh nghiệp bồn chồn và lo lắng về những hướng dẫn tù mù đối với việc xin và cấp giấy đi đường tại ba vùng đỏ-vàng-xanh khác nhau.

Giãn cách xã hội kiểu này hầu như đang biến người dân thủ đô thành phạm nhân, biến các thành phố, các quận huyện thành những trại tù khổng lồ. Còn lực lượng công an ở các cấp trở thành những cai ngục, nói chữ là các quản giáo chuyên nghiệp.

Quang cảnh buổi tọa đàm với chủ đề phát triển "công nghiệp văn hóa" trên địa bàn thủ đô do thành ủy Hà Nội tổ chức hôm 10/6/2021. Ảnh: Internet

“Công nghiệp văn hóa”

Những năm gần đây, khi thế giới tiến tới trình độ công nghệ cao, kỹ thuật số, hai chữ công nghiệp hay công nghiệp hóa thông thường được đề cập tới như mục tiêu phát triển của tất cả các nước. Tuy nhiên, ít ai nghe nói đến “công nghiệp văn hóa” như con đường mà những người cầm quyền tại Việt Nam sử dụng như một công cụ phát triển đất nước. Đề cương chính trị của đại hội XIII đề cập đến công nghiệp văn hóa như một phát kiến mới mẽ từ “trí tuệ” của đảng CSVN.

Vương Đình Huệ, Bí Thư Hà Nội tại hội nghị ban chấp hành đảng bộ TP Hà Nội hôm 28/11/2020. Ảnh: Tiền Phong

Quyền anh, quyền tôi

Ông Vương Đình Huệ có một tuyên bố khá lạ tai qua chỉ thị: Mọi cán bộ trong thành ủy phải “đổi mới tư duy phát triển, không có chuyện quyền anh, quyền tôi.”

Dụng ý của ông Huệ muốn răn đe cấp dưới quyền là không được vẽ hàng rào để cố thủ trong lô-cốt ở mỗi cơ quan, ăn thua đủ với nhau. Điều này cho thấy chuyện các cơ quan ở Hà Nội lâu nay ngáng chân ngay tay lẫn nhau hay giành ăn với nhau lên tới mức báo động.

Vương Đình Huệ (ngoài cùng, bên phải) được bầu làm bí thư thành ủy Hà Nội với 100% phiếu bầu, trong đại hội đảng bộ Hà Nội hôm 12/10/2020. Ảnh: PLO

Trò hề “bầu cử” lãnh đạo tại Việt Nam

Hôm 12 tháng Mười, 2020, ông Vương Đình Huệ đã nhận được 100% số phiếu (71/71 phiếu) làm bí thư thành ủy Hà Nội, trong một sự kiện “Đảng cử, Đảng bầu.”

Con số 100% thường xuất hiện trong các cuộc bầu cử lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam, cho thấy thực chất đây chỉ là những trò hề được dàn dựng. Còn sân khấu cạnh tranh, đấu đá quyết liệt được diễn ra ở phía sau hậu trường. 

Cảnh thường thấy ở hầu hết các tỉnh thành trong mùa mưa lũ. Đây là ảnh chụp đường vành đai 3 Hà Nội, đoạn Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến chìm trong biển nước ngày 8/8/2013. Ảnh: Internet

Vùng chậm lũ – phương án dự phòng cứu các đô thị khi có lũ lụt

Những vùng đất này không phải tự nhiên mà có. Đó là quá trình tích lũy và để dành hàng trăm năm của cha ông chúng ta trong kinh nghiệm trị thủy và ứng xử với thiên nhiên. Mọi sự can thiệp để lấy đi phần đất này cho các công trình xây dựng sẽ phải trả giá đắt về nhân mạng và kinh tế.

Thứ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Lê Xuân Định (đứng) phát biểu, nói lên 3 cái "nhất" về mặt khoa học công nghệ mà TP. Hà Nội đang nắm giữ, tại buổi làm việc giữa TP. Hà Nội và Bộ Khoa Học Công Nghệ hôm 14/7/2020. Ảnh chụp từ Báo Tố Quốc

Những cái “Nhất” của Hà Nội

Chuyện mấy ông bí thư hàng tỉnh, thứ bộ trưởng, viên chức làng nhàng có nói phét thì cũng không có gì lạ. Nhưng vì nói tới “Ba cái nhất” của Hà Nội, thì người viết phải nói thêm nhiều cái “Nhất” của cái đất luôn tự hào là “ngàn năm văn hiến” đó.

Ngày 14 tháng 3 năm 2010, để nhắc nhớ đến 64 chiến sĩ hi sinh ở bãi đá Gạc Ma 14/3/1988 và vinh danh những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo của tổ quốc bị nhà cầm quyền cố tình bỏ quên, một số anh chị em Việt Tân công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội để phân phát mũ áo có ghi 6 chữ "HS.TS.VN". Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

14/3/2020: Nhớ hải chiến Trường Sa, nhớ 10 năm Thê Húc

Sau mật ước Thành Đô năm 1990, những ngày như 19/1 hay 14/3 cần được quên lãng. Mọi hình thức nhắc nhở, vinh danh bị cho là “nhạy cảm” và thường bị cấm đoán.

Vậy mà cách đây 10 năm, ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, để vinh danh những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Lần đầu tiên người Việt Nam biết đến 6 chữ “HS.TS.VN”.

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam tuyên bố “chiến thắng” trong việc chữa khỏi 16 ca lây nhiễm vi rút Vũ Hán tại Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến của ngành y tế phòng chống bệnh dịch hôm 25/2/2020 khi tuyên bố "Chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên," nhưng cùng lúc thòng thêm "nhưng đây chưa thực sự vào cuộc chiến. Thời gian tới, tình hình dịch sẽ thay đổi khó lường..." Ảnh: Báo Hà Nội Mới

CSVN có âm thầm giấu dịch Vũ Hán không?

Việt Nam chỉ khám phá ra 16 ca lây nhiễm trong khi đang phải cách ly hàng ngàn người từ Nhật Bản, Nam Hàn đã trở về sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Trong một tuần lễ vừa qua, dư luận đã dấy lên một câu hỏi lớn là liệu Hà Nội có giấu con số bệnh nhân nhiễm dịch Vũ Hán hay không?