Vùng chậm lũ – phương án dự phòng cứu các đô thị khi có lũ lụt

Cảnh thường thấy ở hầu hết các tỉnh thành trong mùa mưa lũ. Đây là ảnh chụp đường vành đai 3 Hà Nội, đoạn Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến chìm trong biển nước ngày 8/8/2013. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dưới đây là loạt ảnh do tôi chụp rất có ý đồ từ khi chưa có lũ về và khi có lũ về ngày hôm qua. Mặc dù mấy hôm nay lũ về nhẹ nhưng những hình ảnh dưới đây cũng mô tả được rõ vai trò của vùng chậm lũ quan trọng như thế nào đối với thành phố Hà Nội nói riêng và với các thành phố khác nói chung.

Vùng chậm lũ hiểu nôm na là các khoảng không gian dành cho nước mỗi khi có sự cố thiên tai liên quan đến bão lũ. Nơi đây thông thường là những triền sông dưới các chân đê. Ngày thường nhìn những vùng đất này thấy có vẻ như bờ xôi, ruộng mật, là nơi có thể xây dựng các cao ốc, biệt thự ven sông với giá trên trời. Nhưng khi lũ về thì nơi đây phát huy tác dụng chia nước, chứa nước để giảm áp lực đẩy nước vào nội đô hoặc dồn nước về hạ lưu.

Những vùng đất này không phải tự nhiên mà có. Đó là quá trình tích lũy và để dành hàng trăm năm của cha ông chúng ta trong kinh nghiệm trị thủy và ứng xử với thiên nhiên. Mọi sự can thiệp để lấy đi phần đất này cho các công trình xây dựng sẽ phải trả giá đắt về nhân mạng và kinh tế.

Thời gian gần đây, tôi nghe ông Chung Chủ tịch [Hà Nội] nói nhiều về việc quy hoạch lại hai bên bờ đê Sông Hồng để lấy đất làm đô thị ven sông. Tôi chưa có trong tay bản quy hoạch đó nhưng những gì nghe và nhìn được từ truyền thông có thể thấy Hà Nội dự định xây dựng hai con đường kèm chức năng đê ở ven sông Hồng.

Cách đó có thể hiểu là thu hẹp không gian vùng chậm lũ vốn đã được để dành hàng ngàn năm nay ở đó. Phương án này rõ ràng là sẽ đem lại lợi ích kếch xù về kinh tế cho Hà Nội, hoặc cho các tập đoàn đầu tư vào đó, đánh thức tiềm năng đất đai vốn dĩ được xem là bị ngủ quên.

Xin thưa rằng đó không phải đất bị ngủ quên. Đó là đất để dành cứu lấy nội đô mỗi khi có thiên tai. Hà Nội lâu nay vẫn đang vận hành việc điều chỉnh lũ về phía Tây Nam, đưa lũ về phía hệ thống sông ở Ninh Bình và một phần Hà Tây cũ, nơi có một vùng chậm lũ được quy hoạch từ mấy chục năm trước.

Phương án này phát huy hiệu quả nhưng vẫn chưa lường trước kịch bản mưa cực đoan kéo dài kết hợp xả lũ từ Trung Quốc và các đập thủy điện lớn phía Tây Bắc của Việt Nam. Tình huống cực đoan đó chưa xảy ra, nhưng không ai dám khẳng định nó sẽ không xảy ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Hãy nhìn sang Trung Quốc, hàng loạt các thành phố ven sông và phía dưới hạ lưu đập Tam Hiệp đang gồng mình chống lũ. Họ đã bị thiệt hại 26 tỷ USD trong những đợt lũ lụt 2 tháng qua. Suy ra là tiền làm ra cũng bị thiên tai cướp mất đi thôi nếu chúng ta ứng xử với thiên nhiên và tài nguyên một cách thô bạo. Điều buồn hơn, trong thiên tai, những kẻ thu lợi từ tàn phá tài nguyên thường được an toàn còn người thiệt thòi lại là bàn dân thiên hạ.

Vùng chậm lũ phía Đông - Bắc dưới chân cầu Vĩnh Tuy khi chưa có lũ.
Vùng chậm lũ phía Đông – Bắc dưới chân cầu Vĩnh Tuy khi chưa có lũ. [cầu Vĩnh Tuy bắt qua sông Hồng, phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.] Ảnh: FB Huy Nguyen
Vùng chậm lũ phía Đông – Bắc dưới chân cầu Vĩnh Tuy khi có lũ. Ảnh: FB Huy Nguyen
Vùng chậm lũ phía Đông – Bắc dưới chân cầu Vĩnh Tuy khi có lũ. Ảnh: FB Huy Nguyen

 

Vùng chậm lũ phía Tây – Bắc cầu Vĩnh Tuy khi chưa có lũ. Ảnh: FB Huy Nguyen
Vùng chậm lũ phía Tây – Bắc cầu Vĩnh Tuy khi chưa có lũ. Ảnh: FB Huy Nguyen

 

Vùng chậm lũ phía Tây – Bắc dưới chân cầu Vĩnh Tuy khi có lũ. Ảnh: FB Huy Nguyen
Vùng chậm lũ phía Tây – Bắc dưới chân cầu Vĩnh Tuy khi có lũ. Ảnh: FB Huy Nguyen

 

FB Huy Nguyen

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.