hiểm họa Trung Cộng

Đá Ba Đầu, tên quốc tế là Whitsun Reef, còn gọi Whitson Reef. Ảnh: en.wikipedia.org

Đá Ba Đầu – Kịch bản Scarborough tái diễn?

Về vị trí địa lý nó có thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Philippines, cũng có thể thuộc về cụm đảo Sinh Tồn mà Việt Nam hiện kiểm soát đảo lớn nhất. Do đá Ba Đầu có vị trí chiến lược trên con đường vận tải từ bắc xuống nam quần đảo Trường Sa, sớm hay muộn cũng sẽ có một nước xâm chiếm nó dù Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) quy định không nước nào được chiếm hữu các đảo, đá, bãi cạn không có người ở trong quần đảo Trường Sa.

USS John S. McCain thực thi tự do hải hành tại Trường Sa, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters

Thực tập đánh chiếm đảo – thông điệp gửi Trung Quốc

Castaway bắt đầu vào 8/3 và kéo dài khoảng hai tuần ở khu vực thuộc Okinawa (Nhật). Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, Bộ Tư Lệnh Khu Vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức thực tập đánh chiếm đảo. Cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này có tên là Noble Fury được thực hiện hồi tháng Mười năm ngoái với mục tiêu tương tự nhưng so với Noble Fury thì Castaway toàn diện hơn: Có sự phối hợp giữa các đơn vị tinh nhuệ nhất của thủy quân lục chiến, lục quân và không quân Mỹ.

Tàu cá Trung Quốc ở cảng ngày 18/11/2019, trước khi mạo hiểm vào Biển Đông. Ảnh: Artyom Ivanov/ Getty Images

Trung Quốc bẻ cong luật lệ ở Biển Đông như thế nào

Các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng trước, và phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, cho thấy những vùng biển tranh chấp này sẽ không sớm lắng dịu. Nếu các cuộc diễn tập quân sự là chủ yếu thì việc tranh chấp về các vị trí pháp lý cũng đang nóng dần lên.

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam.

Nạn nhân Luật Hải Cảnh Trung Quốc là ngư dân Việt Nam

Dù núp dưới bất cứ ý đồ gì, sự kiện Trung Quốc tung ra Luật Hải Cảnh cho phép lực lượng hải cảnh sẵn sàng dùng vũ lực tấn công tàu và người nước ngoài trong lúc tình hình Biển Đông đang ngày một căng thẳng hiện nay, rõ ràng là Bắc Kinh đang có hai tham vọng lớn: Đe dọa trực tiếp sinh mạng của bà con ngư dân Việt Nam để bắt chẹt CSVN; và biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp thành nơi xung đột vũ trang để cho Bắc Kinh lợi dụng chiếm nốt các đảo còn lại trong khu vực Trường Sa của Việt Nam.

Người Việt yêu nước phải cùng nhau vận động các áp lực quốc tế để không cho Bắc Kinh thực hiện các ý đồ đen tối này.

Trung Quốc là hiểm họa số 1 đối với an ninh quốc gia, theo John Ratcliffe, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ. Ảnh: FB Việt Tân

RCEP và những “con tin” của rồng Trung Hoa

Liệu đây có phải là lời tiên tri của Đặng Tiểu Bình? Nhưng rõ ràng thời khắc mà ông ta nói tới đã đến, con rồng Trung Hoa hung hãn đang hăm dọa, áp bức các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là thời khắc mà người dân trên thế giới phải dũng cảm đứng lên chống lại nó. Những cạm bẫy kinh tế là chiếc thòng lọng, đừng trở thành “con tin” của rồng, vì sai lầm đó sẽ khiến chúng ta mất đi tự do, chủ quyền, lãnh thổ trước khi bị thiêu cháy thành tro bụi.

Đảng Việt Tân hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ và Úc phủ nhận chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông

Đảng Việt Tân hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Chúng tôi tán thành công hàm của phái bộ thường trực Úc gửi Liên Hiệp Quốc xác nhận “đường 9 đoạn” do Bắc Kinh tự vẽ không có cơ sở pháp lý. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Anh Quốc, và Liên Minh Châu Âu cùng bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Bìa sách Hidden Hand của tác giả Clive Hamilton & Mareike Ohlberg mới xuất bản tháng 6/2020. Ảnh chụp màn hình bookdepository.com

Những cuộc xâm lăng mềm

Trong khi nhiều người vẫn còn rơi vào những “bẫy mật” của Trung Cộng, thì cũng có nhiều người trong giới trí thức phương Tây đã ngộ ra mối đe doạ và có những hành động ngăn chặn. Cuốn sách này có lẽ sẽ giúp cho những ai còn thờ ơ hiểu được những hình thức xâm lăng mềm, và hy vọng sẽ không rơi vào những cái “bẫy mật” được trải thảm bằng tiền.

So sánh các không ảnh chụp Biển Đông năm 1995 (trái) và Biển Đông năm 2017 (phải) thấy khác nhau rất nhiều. Ảnh: FB Chính Luận Trần Trung Đạo

Hậu quả của chính sách đối ngoại “đu dây” quốc phòng “ba không”

Cách mạng dân chủ Lithuania thành công vì tất cả cùng có một thái độ dứt khoát với chế độ CS và một mục đích “thoát Liên Sô.” Đừng quên, Lithuania giành được độc lập và bước vào tiến trình dân chủ hóa trước khi Liên Sô sụp đổ.

Việt Nam cũng thế. Đây là thời điểm lịch sử để những người yêu nước ở mọi nơi, mọi thành phần cùng bước ra ánh sáng để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước bắt đầu bằng nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam trong thời gian nhanh nhất.

Một khu đất ven biển dài 1km và rộng 30ha ở Đà Nẵng do người Trung Quốc nắm giữ. Ảnh: tư liệu của VOA, 2015

Bộ Quốc Phòng: Người Trung Quốc ‘lợi dụng kẽ hở’, nắm các khu đất ‘trọng yếu’ ở Việt Nam

Người Trung Quốc đang nắm trong tay hơn 162.000 ha đất của Việt Nam, trong đó có những nơi trọng yếu thuộc vùng biên giới hoặc ven biển, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới đây cho biết, theo báo chí trong nước.

Thông tin kể trên được đưa ra trong báo cáo của Bộ Quốc Phòng gửi tới Quốc Hội để trả lời cử tri, sau khi có những người ở Hải Phòng bày tỏ lo ngại về việc người Trung Quốc thu mua đất của Việt Nam…

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, Ảnh: AP

Từ Phạm Văn Đồng tới Nguyễn Phú Trọng

Trung Quốc biết rõ yếu huyệt này của Việt Nam và không ít lần mạnh dạn xâm chiếm Hoàng Sa lẫn Trường Sa của Việt Nam mà không hề sợ Việt Nam trả đũa dù là trên phương diện pháp lý.

Ông Phạm Văn Đồng dù muốn hay không cũng đã có hành vi tắc trách đối với quốc gia. Ông có thể bị sự thúc bách của Bộ Chính Trị khi ý chí quyết chiếm miền Nam đã làm lu mờ mọi ý thức chủ quyền biển đảo. Cả một tập thể Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ thấy cái miền Nam béo bở mà quên hẳn những vùng đảo nhỏ nhoi mà ông cha đã dày công kiến tạo và vun bồi.

Vĩnh biệt Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

`Có thể thấy, Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một người không chỉ yêu nước chân chính, mà còn cương trực, thức thời. Ông nhìn nhận vấn đề một cách khách quan chứ không giáo điều, bảo thủ như đa số những người Marxists. Đây cũng là một tấm gương, một di sản lớn mà ông đã để lại.

Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo Sát Địa Chất Trung Quốc. Ảnh: China Geological Survey

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vào gần bờ biển Việt Nam, cách Phan Thiết 185 km

Tàu Trung Quốc (Hải Dương Địa Chất 8) tiếp tục tiến hành khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày thứ Bảy và được hộ tống bởi ít nhất bốn tàu ở vị trí cách đảo Phú Quý ở đông nam Việt Nam khoảng 102 km và cách các bãi biển của thành phố Phan Thiết 185 km, Reuters đưa tin, dẫn ra dữ liệu từ Marine Traffic – một website chuyên theo dõi chuyển động của tàu biển.