hiểm họa Trung Cộng

Liệu Trung Cộng sẽ tấn công Đài Loan? Ảnh: Shutterstock

Điểm báo quốc tế về việc Trung Quốc ‘tấn công’ Đài Loan

Chủ Nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, điều mà Tổng Thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng.

Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan. Tình hình biến chuyển nghiêm trọng và trên các báo quốc tế các nhà bình luận đánh giá sự leo thang rất khác nhau. Sau đây là bản tuyển dịch các quan điểm chính.

Theo Viện Peterson về Kinh Tế Quốc Tế (PIIE), đối với đa số thành viên CPTPP, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng hơn Mỹ. Ảnh: PIIE

Mỹ phải trở lại CPTPP trước khi quá muộn

Cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan của bà Tai [Đại Biện Thương Mại Mỹ] và chính quyền Biden nói chung đưa ra kế hoạch gia nhập CPTPP hoặc các điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình mới. Có lẽ ông Biden vẫn còn e ngại sự phản đối của công chúng và chính giới Mỹ đối với hiêp định TPP trước kia mà một số nhân vật phản đối mạnh mẽ nhất, như các Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, Elizabeth Warren vẫn đang là những gương mặt có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ và trong Quốc Hội Mỹ nói chung.

Cựu Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida sau cuộc họp basotaji trụ sở đảng Tự Do Dân Chủ, Nhật, Tokyo, Nhật, ngày 29/09/2021. Ảnh: Reuters

Trung Quốc vẫn nổi bật là thách thức số một đối với tân thủ tướng Nhật Bản

Trả lời AP, ông Yu Uchiyama, giáo sư khoa học chính trị tại Đại Học Tokyo cho rằng chính sách đối ngoại của tân lãnh đạo Nhật Bản sẽ không thay đổi nhiều về mặt cơ bản, vẫn là củng cố thêm quan hệ an ninh với Hoa Kỳ và quan hệ đối tác với các nền dân chủ cùng chí hướng khác ở châu Á và châu Âu, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Phó Tổng Thống Mỹ Harris tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, ngày 25/8/2021. Ảnh: Reuters/ Evelyn Hockstein

3 lý do Việt – Mỹ chưa trở thành đối tác chiến lược

Việt Nam thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với 13 nước; 3 nước lớn Trung Quốc, Nga và Ấn Độ được gọi là “đối tác chiến lược toàn diện,” Nhật Bản được xem là “đối tác chiến lược sâu rộng,” Hà Lan được coi là “đối tác chiến lược lĩnh vực;” 3 nước Lào, Campuchia và Cuba được trang trọng gọi là “đối tác đặc biệt.” So ra, với tư cách là “đối tác toàn diện,” Mỹ chỉ đứng ngang hàng với Argentina, Đan Mạch và Hungary. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Sau đây là ba lý do quan hệ Việt – Mỹ chưa thể thành “đối tác chiến lược” mà người viết tổng hợp được.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang hỏa tiễn dẫn đường USS Kidd (DDG 100) của Hải Quân Mỹ và tàu Tuần Duyên USCGC Munro (WMSL 755) đi qua eo biển Đài Loan ngày 27/8/2021. Ảnh: US Navy Photo

Thủ đoạn mới của Bắc Kinh ở Biển Đông

Chỉ vài ngày sau chuyến công du Đông Nam Á của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris – mà trọng tâm là vận động hai nước Singapore và Việt Nam hợp tác chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc trên Biển Đông – chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh đã tung ra các thủ đoạn mới, vừa đe nẹt các nước nhỏ trong khu vực vừa thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Hoa Kỳ cổ súy.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken trong một sự kiện tại Washington, DC, Hoa Kỳ ngày 13/07/2021. Reuters

Biển Đông: Mỹ ủng hộ các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh

Hôm qua, 14/07/2021, Hoa Kỳ và khối ASEAN có cuộc họp trực tuyến cấp ngoại trưởng đầu tiên thời Biden. Lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken một lần nữa bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền “phi pháp” của Bắc Kinh tại Biển Đông và khẳng định rõ Washington đứng về phía các nước Đông Nam Á chống lại các “đe dọa” của Trung Quốc.

Thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price, đưa ra sau hội nghị, cho biết: “Ngoại trưởng (Blinken) nhấn mạnh là Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách trên biển phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và tái khẳng định Hoa Kỳ đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền tại vùng biển này, chống lại các đe dọa từ phía Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”

Quân đội Hoa Kỳ tập trung tối đa khả năng để giải quyết “thách thức Trung Quốc”

Sáng kiến phòng thủ Thái Bình Dương, được gọi là Sáng Kiến Răn Đe Thái Bình Dương trong các tài liệu chính thức của Ngũ Giác Đài, nhắm mục tiêu nâng cấp các lực lượng của Mỹ trong khu vực, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa cho Guam, hệ thống phòng thủ radar mới cho Hawaii; nhiều công cụ tình báo và trinh sát hơn; nhiều đạn dược; tăng cường thêm các binh chủng Hải Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến trong khu vực; và nhiều khóa đào tạo và nhiều cuộc tập trận hơn với các đồng minh và đối tác.

Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn”

Trong khi vấn đề hiện tại của Trung Quốc nằm ở chỗ không có khả năng sản xuất chip cao cấp, các công ty bán dẫn của họ đều có thể đi tắt đón đầu thông qua việc chuyển giao công nghệ, bao gồm thuê chuyên gia từ nước ngoài và chuyển giao công nghệ bắt buộc – hoặc thậm chí là “đánh cắp.” Các công ty Trung Quốc đang “săn trộm” tất cả công nghệ và nhân tài sẵn có cùng với toàn bộ lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch – từ khắp nơi trên thế giới.

Cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc của người Mỹ đã tăng vọt từ 47% vào năm 2017 lên mức đáng kinh ngạc 73% vào năm 2020. Trong hình, người biểu tình Hong Kong và những người ủng hộ Đài Loan giẫm lên quốc kỳ Trung Quốc. Ảnh: AP Photo/ Chiang Ying-ying

Trung Quốc một trăm năm cô đơn

Cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc của người Canada đã tăng 40% lên 73%, từ 37% lên 74% ở Vương Quốc Anh, từ 32% lên 81% ở Úc, từ 61% lên 75% ở Nam Hàn và từ 49% lên 85% ở Thụy Điển. “Nếu có một chủ đề duy nhất trong đời sống quốc tế ngày nay thì đó là sự thù địch của công chúng đối với Trung Quốc,” nhà bình luận chính trị Fareed Zakaria của báo The Washington Post và đài CNN nhận định.

Phạm Minh Chính: Dự án, mối quan hệ và sự nghiệp

Ngày 8/8/2011 ông Phạm Minh Chính nhận quyết định của Bộ Chính Trị cho thôi chức thứ trưởng Bộ Công An, để nhậm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh.

Khi nhậm chức mới, Phạm Minh Chính đã ngay lập tức cho khởi động việc nghiên cứu đề án Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn. Đến năm 2013 thì ông đã kết nối được với bà Giáo Sư, Tiến Sĩ Đào Nhất Đào – Chủ Nhiệm Trung Tâm Nghiên Cứu Đặc Khu Kinh Tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, và ông Phạm Minh Chính đã mời bà này sang Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và triển khai dự án.

Động cơ thật sự khiến Trung Quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông nằm sâu dưới đáy biển

Vào tháng Ba năm nay, hơn 200 tàu dân quân biển của Trung Quốc đã tập trung tại bãi Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa. Sự hiện diện của các tàu dân quân này là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về ý định tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên hầu hết vùng Biển Đông trong “đường chín đoạn.”

Trung Quốc âm thầm tiếp tục củng cố một sự có mặt tại một địa điểm mới và gây tranh cãi ở Biển Đông. Hành động này có nguy cơ gây ra xung đột. Ít nhất một chuyên gia người Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ảnh do Lực lượng đặc nhiệm, biển Tây Philippiné cung cấp cho thấy đội tàu Trung Quốc tập trung tại bãi Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) trong vùng Biển Đông. Ảnh: AP

Biển Đông: Mỹ – Philippines thảo luận về tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu

Các quan chức an ninh Hoa Kỳ và Philippines đã điện đàm hôm 31/03/2021 bày tỏ mối quan ngại chung về các hoạt động đáng ngại của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là sự kiện hàng trăm tàu Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu. Cũng trong hôm qua Canada thông báo một chiến hạm của nước này đã đi qua vùng biển Trường Sa.