Hội Nghị Thành Đô

Đôi điều thắc mắc về cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979

Tôi không biết các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khi bắt tay với Trung cộng, có tính đến truyền thống bành trướng, và lịch sử xâm lược Việt Nam của các triều đại Trung Quốc hay không. Nhưng có vẻ như, họ không chuẩn bị nhiều cho cuộc chiến nổ ra vào ngày 17/2/1979.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên

17 tháng 2: Nhân dân không bao giờ quên*

Ngày 17/2/1979, Trung cộng đã đưa hơn 60 vạn quân, hơn 400 xe tăng và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bất ngờ tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Chúng gây nên tội ác tày trời “giết sạch, phá sạch.” Mấy vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.

Sự thật lịch sử cần phải được nói rõ mới rút ra bài học đúng đắn cho cả hai bên.

Những người biểu tình chống Trung Quốc tưởng niệm 37 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 17 tháng 2 năm 2016. (Reuters)

Cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn chưa được truyền dạy đầy đủ!

Theo nhà văn Trần Ngọc Tuấn, việc không đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương trình giảng dạy có cái hại rất lớn là nhiều trẻ em không hề biết là có một cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Việc làm này của nhà cầm quyền đã vô tình cướp mất lòng yêu nước và tinh thần cảnh giác, chống lại Trung Quốc – kẻ âm mưu xâm lược, âm mưu bành trướng, biến Việt Nam thành chư hầu.

Những người phụ nữ Việt Nam cầm biểu ngữ có nội dung “Nhân dân không bao giờ quên ngày 17/2/1979” trong một cuộc tụ họp tại Hà Nội ngày 17/2/2016. Ảnh: AP/ Trần Văn Minh

Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử chiến tranh Trung-Việt?

Trên thực tế, chính phủ Việt Nam đã ngại ngần trong việc đưa Chiến Tranh Việt – Trung vào giảng dạy cho thanh niên ở tất cả các cấp – một lỗ hổng lạ kỳ trong bối cảnh học sinh Việt Nam đã quen thuộc với lịch sử đầy ắp những cuộc chiến tranh chống Trung Quốc. Từ lớp 6 đến lớp 7, học sinh được học về gần một thiên niên kỷ đất nước bị Trung Quốc đô hộ cho đến năm 938 cũng như các cuộc chiến đấu lẻ tẻ ở các triều đại khác nhau chống lại các lãnh chúa khác nhau của Trung Quốc.

"Nhân dân sẽ không quên", biểu ngữ trong một cuộc biểu tình tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 năm 2016 tại Hà Nội. Ảnh: AP

Nhìn lại trận chiến biên giới phía Bắc 1979

Nếu như ông Lê Duẩn không đưa quân vào xứ Chùa Tháp, lật đổ chính quyền Pol Pot và đưa Heng Samrin và Hun Sen lên thay thế vào đầu năm 1979, thì liệu ông Đặng Tiểu Bình có đưa 600 ngàn quân tổng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 hay không?

Toàn cảnh đá Gạc Ma (Johnson South Reef) Trung cộng đã tôn tạo, xây lắp chụp từ khoảng cách 5 km. Ảnh: Internet

Gạc Ma, trận chiến bị lãng quên

Tướng Lê Mã Lương cho biết: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (nó) đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP

Thảm sát Gạc Ma: Loan tin theo kiểu đu dây!

Anh Lê Minh Thoa, một người lính sống sót [vụ thảm sát Đá Gạc Ma, thuộc Quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988] nhớ lại, lính Việt Nam chết gần hết, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Sau này khi anh xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc làm, anh vẫn nhớ như in cảnh tượng kinh hoàng ấy.

Ông Lê Đức Anh và những đi đêm với Trung Cộng

So với nhiều nhân vật lão thành ở trong đảng CSVN cùng thời như các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, ông Lê Đức Anh có một số dấu ấn lịch sử đặc biệt liên hệ đến vụ “không nổ súng trước” ở Gạc Ma vào năm 1988 và là người “tiền trạm” chuẩn bị Hội Nghị Thành Đô năm 1990, đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Cộng từ thập niên 90 kéo dài đến nay.