lây nhiễm coronavirus

Công nhân một công ty may mặc. Ảnh: Internet

Bong bóng kinh tế nổ tung: Từ thiên đường tới địa ngục bao xa? (Phần II)

Khủng hoảng xã hội và thảm họa nhân đạo sẽ tàn phá và tiêu hủy những động lực kinh tế và cuối cùng là hệ thống sụp đổ. Nhưng điều tệ hại hơn cả là chưa có một giải pháp nào khả dĩ thay thế. Và khoảng cách từ “thiên đường” của những người cộng sản tới địa ngục trần gian của hơn 90 triệu người dân Việt Nam chỉ như một cái chớp mắt.

Một xưởng may gia công quần áo cho các nhãn hiệu nước ngoài trong một nhà máy ở Hà Nội. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Bong bóng kinh tế nổ tung: Từ thiên đường tới địa ngục bao xa?

Sự trở lại của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 không chỉ khiến nỗ lực trước đó thành “nước lã ra sông” mà nó còn đặt ra một tình thế khiến nền kinh tế vốn dĩ “mong manh dễ vỡ” sụp đổ, hệ thống an sinh xã hội tan rã và năng lực sản xuất dịch vụ của 700.000 doanh nghiệp tư nhân nội địa không thể khôi phục ngay cả khi dịch bệnh được khống chế.

Giàn đốt xác dã chiến tại Ấn Độ

Covid-19: Ấn Độ vỡ trận và nỗi lo cho Việt Nam!

Trong 24 giờ qua ở Ấn Độ đã có thêm hơn 414.000 người bị nhiễm (con số kỷ lục từ trước đến giờ) , và hơn 3.900 người chết. Thật khủng khiếp!

Con vi-rút Corona này không chỉ tàn bạo mà còn rất ma mãnh, tinh quái, và nhất là không biết kỳ thị. Da trắng, da đen, da vàng… nó chơi tuốt, chẳng chừa ai!

Với hệ thống kiểm duyệt biên giới lỏng kẻo và kém cỏi của những nước lân cận, và trong vùng Đông Nam, vấn nạn của Ấn Độ đã vượt biên giới lần mò tới Thái Lan, Lào, Miên và Việt Nam.

Bác Sĩ Maria Van Kerkhove của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images

WHO: Có chứng cớ cho thấy virus COVID-19 bay lơ lửng trong không khí

Theo bản tin hãng thông tấn UPI, trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba 7/7/2020, các chuyên gia y tế của WHO đã đáp trả lời kêu gọi qua thư ngỏ do 239 khoa học gia ký một ngày trước đó, yêu cầu cơ quan Liên Hiệp Quốc này công nhận việc COVID-19 có thể lan truyền qua không khí, và có biện pháp nhằm ngăn chặn sự truyền nhiễm qua cách này.

Virus corona và hồng huyết cầu. Ảnh: VOA

Bệnh COVID nặng nhẹ có thể có liên hệ tới nhóm máu

Một cuộc phân tích gen các bệnh nhân COVID-19 cho thấy nhóm máu có thể ảnh hưởng tới việc liệu người đó có bị bệnh nặng hay không.

Các nhà khoa học so sánh gen của hàng ngàn bệnh nhân tại Châu Âu phát hiện là những người thuộc nhóm máu A sẽ bị bệnh nặng hơn trong khi những người thuộc nhóm máu O bệnh nhẹ hơn.

Tiệm cà phê Cafe Prag ở Schwerin, miền Đông Bắc nước Đức, mở cửa trở lại vào ngày 9/5/2020, mặc dù dịch COVID-19 đang diễn ra. Ảnh: Odd Andersen/ AFP via Getty Images

Đức mở cửa lại

Đức là lãnh tụ của Tây phương trong việc đối phó với đại dịch virus Corona, và rồi thì cũng là lãnh tụ trong việc tái khởi động cuộc sống công cộng một cách tính toán. Hôm Thứ Tư, 6 Tháng Năm, Thủ Tướng Angela Merkel đã gửi một thông điệp đầy hy vọng đến toàn dân: Cuộc thử nghiệm đã thành công.

Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Việt Nam nên ‘giãn cách xã hội’ hay xét nghiệm toàn dân?

“Nếu giãn cách xã hội như chúng ta đang làm ở Việt Nam hiện nay, thì sẽ tốn kém rất nhiều cho kinh tế xã hội và gây nhiều đảo lộn cho xã hội. Thành ra chúng ta làm sao để giãn cách đầy đủ chứ đừng làm quá. Muốn làm vậy chúng ta phải đo lường sự tiến triển của dịch một cách chính xác và càng nhanh càng tốt…, do đó tôi đề nghị, nên tiêu một số tiền khá lớn để theo dõi dịch, bằng cách xét nghiệm càng nhiều càng tốt trong dân chúng…” (Ông Phạm Quang Tuấn, một nhà khoa học, chuyên gia về công nghệ hóa, từng giảng dạy tại đại học New South Wales ở Úc.)

Nhà virus học Sonya Pekova. Ảnh: Radio Svoboda

Nhà sinh học phân tử: “coronavirus hành xử rất lạ”

Nó giống SARS hơn là giống các coronavirus thông thường, bởi vì các coronavirus thông thường sẽ khiến bạn bị sổ mũi hoặc đau họng, và sau vài ngày bạn hồi phục. Virus này, SARS-CoV-2, hoàn toàn khác. SARS đã ở với chúng ta trong một năm và biến mất. Virus này, do tính đột biến lớn của nó, tôi sợ nó sẽ ở lại với chúng ta trong một thời gian dài. (Nhà virus học Sonya Pekova)

10 hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ cho người có triệu chứng bệnh COVID-19

Nếu bạn có thể hoặc đã bị nhiễm COVID-19 thì bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo 10 hướng dẫn sau đây:

– Ở nhà, không đi làm, đi học và tránh đến những nơi công cộng. Nếu bạn phải đi đâu thì tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng;

– Nếu bạn có hẹn để khám bệnh, hãy gọi cho phòng mạch hay bệnh viện trước khi đến và cho họ biết bạn có thể hoặc đã bị nhiễm COVID-19;

– Nếu bệnh tình của bạn có những dấu hiệu khẩn cấp như khó thở, bị đau hoặc cảm giác bị đè nặng dai dẳng ở ngực, mê man, môi hay mặt tái xanh… hãy gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu…

Vài thương hiệu nổi tiếng của Ý. Ảnh: FB Việt Tân

COVID-19: Nước Ý có còn là nước Ý?

Việc tìm hiểu tại sao dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đặc biệt dữ dội tại Ý có lẽ nhiều người mới chạm đến sự mất mát vô cùng to lớn của đất nước Ý. Mất một thương hiệu thời trang mà cả thế giới đều yêu chuộng. “Made in Italy” giờ đây không còn là hàng Ý thực sự nữa, bởi phần lớn nó được làm từ nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc sinh sống tại Ý.

Vắc-xin chủng ngừa COVID-19 của công ty Đức CureVac sẽ sớm được thử nghiệm

Trong một cuộc phỏng vấn với nhóm phóng viên báo WAZ (Essen, Đức), ông Friedrich von Bohlen, Giám Đốc Điều Hành CureVac, nói về mức độ phát triển vắc-xin của công ty: “Đây không chỉ là về đặc tính của vắc-xin mà còn về khả năng sản xuất số lượng và liều lượng cần thiết cho mục đích tiếp cận và bảo vệ mọi người trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào tình hình có thể lên đến một tỷ liều lượng.”