WHO: Có chứng cớ cho thấy virus COVID-19 bay lơ lửng trong không khí

Bác Sĩ Maria Van Kerkhove của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong lúc tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang trở nên trầm trọng,  Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nay xác nhận rằng có chứng cớ đang dần xuất hiện, cho thấy con virus nguy hiểm và dễ lây này có thể truyền qua không khí (airborne transmission).

Theo bản tin hãng thông tấn UPI, trong một cuộc họp báo hôm Thứ Ba [7/7/2020], các chuyên gia y tế của WHO đã đáp trả lời kêu gọi qua thư ngỏ do 239 khoa học gia ký một ngày trước đó, yêu cầu cơ quan Liên Hiệp Quốc này công nhận việc COVID-19 có thể lan truyền qua không khí, và có biện pháp nhằm ngăn chặn sự truyền nhiễm qua cách này.

Bác Sĩ Maria Van Kerkhove, một chuyên gia về dịch tễ và là người đứng hàng đầu về mặt chuyên môn của WHO để đối phó với COVID-19, nói các chuyên gia của  WHO đang xem xét các chứng cớ mới có này, và thảo luận về khả năng truyền qua không khí của COVID-19, để công bố bản báo cáo khoa học của họ trong ít ngày tới.

Tổ chức WHO hiện xác nhận rằng COVID-19 có thể truyền qua những giọt nước nhỏ li ti, bắn ra khi người ta nói, hắt hơi hoặc ho. Tuy nhiên, cách truyền nhiễm này khác với truyền nhiễm qua không khí.

WHO nay nói rằng việc COVID-19  truyền nhiễm qua không khí có thể xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trong các cơ sở y tế, nơi việc điều trị có thể tạo ra aerosol (bụi khí hoặc còn gọi là khí dung).

Trong bức thư gửi cho WHO, các khoa học gia nói rằng các cuộc nghiên cứu của họ cho thấy “không có gì để nghi ngờ” là COVID-19 bay ra trong khi người ta thở, nói chuyện và ho, trong các hạt nước nhỏ li ti đủ để tiếp tục bay lơ lửng trong không khí, khiến trở thành mối đe dọa lây nhiễm, xa hơn cả khoảng cách từ 3 foot tới 6,5 foot [1-2m] từ người nhiễm bệnh, nhất là trong các khu vực đóng kín.

Các khoa học gia nói rằng việc các tổ chức y tế, gồm cả WHO, ngần ngại công nhận rằng virus cũng truyền qua không khí, ở mọi nơi chứ không chỉ các cơ sở y tế, là điều đáng lo ngại và cảnh cáo rằng việc không có hướng dẫn rõ ràng về biện pháp kiểm soát virus bay lơ lửng trên không sẽ có hậu quả trầm trọng.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.