Vắc-xin chủng ngừa COVID-19 của công ty Đức CureVac sẽ sớm được thử nghiệm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen ở Đức đang nghiên cứu một loại vắc-xin chống lại virus Corona chủng mới và có nhiều hy vọng sẽ thành công trong thời gian tới. Hậu duệ của doanh nhân sắt thép Krupp, ông Friedrich von Bohlen hiện là giám đốc điều hành của công ty cổ phần Dievini và qua hãng này, ông ta cùng với Dietmar Hopp, đồng sáng lập ra hãng SAP và gia đình ông Hopp là cổ đông chính của hãng CureVac.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhóm phóng viên báo WAZ (Essen), ông Friedrich von Bohlen nói về mức độ phát triển vắc-xin của công ty: “Đây không chỉ là về đặc tính của vắc-xin mà còn về khả năng sản xuất số lượng và liều lượng cần thiết cho mục đích tiếp cận và bảo vệ mọi người trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào tình hình có thể lên đến một tỷ liều lượng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo WAZ về hy vọng thành công vắc-xin có hợp lý không thì ông Friedrich von Bohlen trả lời:

Vâng, điều này dựa vào bản chất của virus, gọi tắt là phương thức hoạt động của RNA thông tin (mRNA – messenger ribonucleic acid) và trình độ chuyên môn của công ty.

Tôi cố gắng giải thích như sau, Virus có protein trên bề mặt dành riêng cho virus. Mặt khác, một người bị nhiễm phát triển các kháng thể dẫn đến việc loại bỏ virus và sau đó làm cho chúng ta miễn dịch với nó. Với mRNA, bạn có thể nhái lại chính xác thông tin này theo các protein của virus và cung cấp cho hệ thống miễn dịch của người không bị nhiễm bệnh. Sau đó, nó phát triển phản ứng miễn dịch chính xác tương tự mặc dù chưa có va chạm với virus. Điều này bảo vệ bạn khi bạn tiếp xúc với virus.

CureVac đã đặc biệt phát triển chuyên môn mảng này để xây dựng và sản xuất mRNA trong khoảng thời gian 20 năm. CureVac hiện đang lựa chọn hai ứng mẫu hứa hẹn nhất trong số nhiều mẫu vắc-xin. Một trong số đó là sẽ đi vào phát triển lâm sàng ở người vào đầu mùa hè này.

Khi được hỏi bao giờ có vắc-xin đầu tiên thì ông Friedrich nói:

Đó là một câu hỏi hay, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngày nay chúng ta không biết cần bao nhiêu vắc-xin để tiêm chủng. Bạn học được điều này trong cái gọi là ‘leo thang liều lượng’ ở người, việc này mất thời gian vì hệ thống miễn dịch phải mất vài ngày đến vài tuần trước khi có đáp ứng miễn dịch đầy đủ. Nó thường được yêu cầu để thực hiện các ‘leo thang liều’ theo trình tự. Điều này có thể được tăng tốc, đặc biệt là nếu vắc-xin an toàn. Nhưng bạn phải thảo luận và đồng ý với chính quyền.

Sau đó, câu hỏi là, tính theo tiêu chuẩn xác suất, có bao nhiêu đối tượng thử nghiệm phải được chứng minh hiệu quả. Điều này thường đòi hỏi ba giai đoạn liên tiếp, có thể mất tổng cộng vài năm. Nhưng giai đoạn cũng có thể được tăng tốc rút ngắn, điều này đòi hỏi một cuộc bàn thảo với chính quyền và sự chấp thuận của họ. Bà Von der Leyen, người đứng đầu Ủy Ban EU (European Commission) đã nói rõ rằng Quốc Hội Châu Âu sẽ làm mọi thứ để cung cấp hỗ trợ cho công việc này.

Khi được nhắc đến việc Ủy Ban Âu Châu muốn hỗ trợ sản xuất vắc-xin CureVac với kinh phí lên tới 80 triệu Euro và làm thế nào để đạt được mục tiêu tốc độ sản xuất thì ông Friedrich von Bohlen cho biết:

… tùy thuộc vào kịch bản, đây có thể là một tỷ liều lượng và đó là một số tiền rất lớn. CureVac đã có thể sản xuất nhiều triệu liều lượng tùy theo lượng nguyên liệu vắc-xin lẻ, nhưng điều đó sẽ quá ít trong một kịch bản toàn cầu. Sự hỗ trợ mà EU hứa hẹn sẽ giúp tăng khả năng sản xuất lên tới vài tỷ liều lượng. Vì vậy, hỗ trợ tài chính này là rất quan trọng.

Khi được hỏi thực hư của tin đồn, chính phủ Hoa Kỳ đã mua thầu CureVac – được cho là với mục đích độc quyền cung cấp vắc-xin cho Hoa Kỳ – Curevac đã phủ nhận rằng có một đề nghị như vậy. Khi được hỏi vắc-xin sẽ cho tất cả mọi người trên thế giới cùng hưởng hay không thì ông Friedrich von Bohlen trả lời ý nguyện của ông Hopp là bảo vệ tất cả mọi người khỏi nhiễm bệnh, được điều trị và chữa lành cho bệnh nhân trên toàn thế giới. Công ty cũng có ý định tạo ra một cơ sở hạ tầng sáng tạo, bền vững, cũng như công ăn việc làm cho người Đức.

Khi được hỏi về những liên hệ giữa CureVac và chính phủ Hoa Kỳ, CureVac là công ty duy nhất của Đức, cùng với các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học khác, đã được mời đến Nhà Trắng thì ông Friedrich von Bohlen cho biết:

Rõ ràng tổng thống Mỹ có một đội ngũ cố vấn giỏi, họ đã nhận ra tiềm năng của CureVac, mặc dù đó không phải là một công ty của Mỹ. Chuyên môn, công nghệ, quy trình và nhân viên tại CureVac có nhiều kinh nghiệm với mRNA như một loại vắc-xin dự phòng. CureVac gần đây đã chỉ ra rằng một người có thể được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh dại chỉ với một microgam mRNA. Điều đó có nghĩa là một tỷ người có thể được tiêm vắc-xin với một kg mRNA. Chuyên môn này đã thu đạt được qua nhiều năm…

Ngoài ra ông Friedrich von Bohlen còn cho biết: “CureVac là một trong những công ty đầu tiên mà ông Hopp đầu tư thông qua hãng Dievini. Chúng tôi tin rằng tiềm năng to lớn mà mRNA có là một nhóm chất điều trị, mà cho đến nay chưa có sản phẩm nào được đăng ký trên toàn thế giới. Bởi vì người ta có thể sử dụng các sản phẩm mRNA cho nhiều bệnh, ví dụ chống ung thư, như một loại vắc-xin chống lại các bệnh truyền nhiễm tựa corona hoặc cúm, nhưng cũng là một liệu pháp thay thế cho các bệnh do khuyết tật của gene sinh ra…

Khi được hỏi về lo lắng và lạc quan liên quan đến dịch Corona thì ông Friedrich von Bohlen đưa ra ý kiến:

Cả hai cùng có, nhưng sự lạc quan chiếm ưu thế. Sự lo lắng đến từ sự thiếu hiểu biết: đó là một loại virus mới mà chúng ta không có kinh nghiệm. Điều đó thường làm cho chúng ta không an toàn. Sẽ có vắc-xin và liệu pháp chống lại Corona, tôi tin chắc như thế.

Tuy nhiên trên hết, tôi tin rằng chúng ta đang học cách chuẩn bị tốt hơn cho những đại dịch như vậy. Nó thực sự chỉ là vấn đề thời gian mà điều này sẽ xảy ra và không khó để chuẩn bị cho nó. Do đó, chúng ta không chỉ nên làm mọi thứ có thể để kiểm soát đại dịch này mà còn chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai. Bởi vì thiên nhiên không ngừng chơi và thử nghiệm các khái niệm tiến hóa mới.

Ở người, động vật, thực vật, vi khuẩn và cả virus, mRNA là một nhóm các chất phổ quát có thể nhanh chóng được sản xuất và cung cấp, đặc biệt là trong các tình huống bùng phát như thế này.

Bảo Quốc lược dịch từ báo WAZ, Đức

Facebook Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.