lũ lụt Miền Trung

Nạn phá rừng tràn lan ở mức rất nghiêm trọng là một trong các nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, sạt lở đất... đưa đến thiệt hại về nhân mạng và tài sản của dân chúng. Ảnh: Việt Nam Forestry

Quan ăn của rừng, dân rưng rưng nước mắt

Nói đến phá rừng có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới cho phép phá rừng ở phạm vi rộng nhưng lại rất khắt khe với người dân phá rừng trong phạm vi nhỏ hẹp vì nghèo túng hay không biết sự nghiêm trọng của phá rừng là gì. Điển hình là câu chuyện của Hồ Thị Thêm, dân tộc M’Nông bị xét xử về tội “hủy hoại rừng.”

Câu chuyện thủy điện và sách Tiếng Việt lớp 1

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và cả đám quan chức Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và Bộ Công Thương đều cho rằng thủy điện không dính dáng gì đến các vụ sạt lở đất, lũ lụt mà là do đất và nền đất không thấm được nước nên bị sạt lở. Họ coi như đây là điều không tránh khỏi và lờ đi chuyện trách nhiệm thuộc về ai. 

Người Việt tại Brisbane thắp nến cầu nguyện cho Quê Hương và hiệp thông cùng các TNLT

Hôm 25/10/2020, Nhóm Con Cái Giáo Phận Vinh & Hà Tĩnh tại Brisbane, Úc thắp nến cầu nguyện cho đồng bào nạn nhân lũ lụt Miền Trung và hiệp thông cùng các Tù Nhân Lương Tâm trong chốn lao tù cộng sản Việt Nam.

Buổi thắp nến cũng nhằm đồng hành cùng TNLT Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong tù nhằm đấu tranh đòi quyền được sinh hoạt tôn giáo, phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của các tù nhân tại trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam.

Vùng Đại Lộc, Quảng Nam chìm trong biển nước tháng 10/2020. Ảnh: Báo Thanh Niên

Nguyên nhân thảm họa lũ lụt miền Trung

Câu hỏi đặt ra là làm sao  người dân miền Trung có thể sống được với lũ như đã từng sống bao đời qua mà giảm thiểu được tối đa thảm họa như hiện nay nếu bước đầu tiên không phải là dẹp dần các loại thủy điện “cóc” và khôi phục lại rừng phòng hộ thượng nguồn?

Điều này nằm trong tầm tay của mọi cấp chính quyền nếu coi sinh mạng và tài sản của người dân là ưu tiên phải giải quyết.

Dân Sài Gòn gọi nhau, tụ tập nấu bánh tét gởi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt Miền Trung, tháng 10/2020. Ảnh: Internet

Từ thiện cũng phải chuyên nghiệp

Rõ ràng là khi thiên tai hay khủng hoảng xảy ra, một mình nhà nước và những tổ chức liên hệ không thể lo xuể mà cần sự chung tay đóng góp và hỗ trợ của mọi người, mọi đoàn thể để không chỉ giúp đỡ các nạn nhân mà còn tạo sự cảm thông chung giữa những người ủng hộ và những người bị nạn.

Đó chính là nhu cầu ra đời của các đoàn thể xã hội dân sự và chính quyền phải có bổn phận tạo cơ hội để những đoàn thể này hoạt động hiệu quả, chứ không phải cấm đoán như Nghị Định 64.

Ai cấp phép xây các thủy điện gây thảm họa bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia?

Nhiều triệu người ở miền Trung Việt Nam lại oằn mình gánh chịu hậu quả của mưa bão. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản do lũ lụt, sạt lở trong ba tuần vừa qua khiến thiên hạ lại nổi giận với… thủy điện nhưng sự giận dữ ấy dường như chưa đủ và hoàn toàn chưa đúng!

Thủy điện chỉ là phần nổi của thảm họa, thảm nạn…

Thủy điện Za Hửng ở xã Za Hưng, huyện Đông Giang, - tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Tập đoàn Hà Đô

“Qui trình” làm thủy điện tại Việt Nam

Nói tới thủy điện Việt Nam, nghĩa là đang nói đến một hệ thống liên kết ma và đang chạm tới một núi tiền mà những người làm thủy điện có thể “tay không bắt giặc” trong núi tiền này. Hay nói khác đi, bạn có thể xây thủy điện mà không có đồng nào trong tay nhưng có mối quan hệ đủ mạnh để tạo ra một tài khoản ảo, một pháp nhân, sau đó chạy cho được dự án thủy điện…

Lũ lụt và đại hội đảng các cấp.

Lũ lụt Miền Trung

…hầu như chẳng có mấy người đang ngồi trong mấy cái đại hội lòe loẹt kia cảm thấy trách nhiệm của mình khi năm nào cũng lũ lụt mà không xây dựng được phương án hạn chế tác hại nào hiệu quả, năm nào cũng như năm nào, hàng chục người dân phải chết vì lũ lụt.

Họ có còn xứng đáng nắm giữ quyền lực hay không?