Phạm Minh Chính

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sức Khỏe & Môi Trường)

Covid và “nhiệm vụ chính trị!”

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. Chỉ cần rời tay khỏi màn hình điện thoại một lúc thì ta thấy lại một con hẻm này, hay một tòa nhà kia bị phong tỏa. Đến ngày 31 tháng Năm giãn cách xã hội toàn TP.HCM, thành phố đầu tàu kinh tế cả nước.

Nhiều câu hỏi được đặt ra về hiệu quả của chiến dịch chống Covid bằng phương thức “cách ly tập trung” của Việt Nam (đã cách ly mà còn tập trung!) Nhiều người còn cho rằng kiểu cách “cách ly tập trung” chẳng khác gì như F1+F1=2F0!

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế ở Quảng Ninh. Ảnh: Thế Thiêm

Đốt tiền cúng ma

Nếu giải ngân hết hai gói “cứu trợ dân nghèo” và “hỗ trợ doanh nghiệp” cũng đủ dư tiền mua 100 triệu liều vaccine cho dân Việt chủng ngừa miễn phí. Chỉ cần 70% số dân được trích ngừa vaccine cũng đủ để tạo ra “miễn dịch cộng đồng” và có thể giải quyết căn cơ rủi ro dịch bệnh, đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Đó có thể được coi là biện pháp “hỗ trợ” tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Vậy tại sao giờ đây, CSVN ra sức hô hào quyên góp và “xã hội hóa” việc mua vaccine Covid-19? Việc này, rõ ràng có gì đó “sai sai!”

Một nhân viên y tế đang được tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương ở Hà Nội vào ngày 8/3/2021. Ảnh: AFP

Phản ứng trước kêu gọi kiều bào đóng góp để mua vaccine phòng COVID-19 mà thủ tướng đưa ra

“Cá nhân tôi thấy chuyện này rất khó giữa tình và lý. Về tình, tôi thương người dân mình không có tiền, không có hệ thống bảo hiểm y tế tốt để được chích ngừa như ở những xứ dân chủ khác. Còn về lý, liệu số thuốc mua được từ số tiền đó có đến được với người dân thấp cổ bé họng hay không? Chưa kể việc sử dụng cho người dân có công bằng và hợp lý hay không, hay bán ra ngoài kiểu ‘chợ đen’ hay ưu tiên cho đảng viên, cho những người có công với cách mạng? Sự phân phối liệu có công bằng hay không?” (Chị Tường An từ Pháp)

Phạm Minh Chính: Dự án, mối quan hệ và sự nghiệp

Ngày 8/8/2011 ông Phạm Minh Chính nhận quyết định của Bộ Chính Trị cho thôi chức thứ trưởng Bộ Công An, để nhậm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh.

Khi nhậm chức mới, Phạm Minh Chính đã ngay lập tức cho khởi động việc nghiên cứu đề án Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn. Đến năm 2013 thì ông đã kết nối được với bà Giáo Sư, Tiến Sĩ Đào Nhất Đào – Chủ Nhiệm Trung Tâm Nghiên Cứu Đặc Khu Kinh Tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, và ông Phạm Minh Chính đã mời bà này sang Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và triển khai dự án.

Thông điệp thật sự từ tân thủ tướng và chính phủ mới!

Sau khi ông Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp chính phủ đầu tiên với vai trò thủ tướng, một số cơ quan truyền thông chính thức đã khái quát phát biểu ấy thành ba thông điệp: Không làm thay, hành động phải có thể chế, lắng nghe phản biện… rồi khẳng định đó chính là… tầm nhìn, phương thức hành động của chính phủ mới.

Trương Hòa Bình trụ lại ghế phó thủ tướng thường trực trong chính phủ Phạm Minh Chinh sau đại hội 13 của đảng CSVN. Ảnh: Báo Giao Thông

Sau “liêm chính, kiến tạo”… là cái gì? (Phần 2)

Ông Trương Hòa Bình đã nhanh chóng học tập “tấm gương Nguyễn Phú Trọng” khi quyết giữ chặt chiếc ghế “phó thủ tướng thường trực” mặc dù đã hết tuổi và trượt cả Bộ Chính Trị khóa mới. Nhiều người cho rằng đây là một diễn biến bất ngờ ở phút thứ 90. Tuy vậy, việc “cố đấm ăn xôi này” của ông Bình không quá khó hiểu. Cái thế của ông Bình trót leo lên đầu cọp rồi, giờ rớt xuống thì thảm lắm. Cái gương Đinh La Thăng sờ sờ ra đó. Việc ông Bình tiếp tục ở lại cái ghế phó thủ tướng thường trực chắc chắn gây khó dễ cho việc bố trí công việc của chính phủ mới.

Nhiệm vụ của Phạm Minh Chính trong vai trò thủ tướng là gì?

“Đề án Thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn” là chủ trương của Phạm Minh Chính nhưng mãi đến ngày 27/10/2017 HĐND tỉnh Quảng Ninh mới thông qua. Sau đó, vào tháng 5/2018 Quốc Hội CS Việt Nam mới phát hành hạn chế, đề án này và cho đại biểu quốc hội xem để biểu quyết Luật Đặc Khu.

Dự định là tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIV thông qua vào tháng 6/2018. Tuy nhiên vào ngày 10/6/2018 bộ luật này bị vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân nên Quốc Hội phải tạm hoãn.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương đảng CSVN tại phiên họp trù bị đại hội XIII, 25/01/2021. Ảnh: Môi Trường và Đô Thị

Những cao vọng từ một tân thủ tướng đa mưu

Dư luận trong và ngoài Việt Nam đều ghi nhận, trong Ban Bí Thư đảng CSVN, trừ ông Trọng ra, không ai kết nối với Trung Quốc tốt bằng ông Chính. Đáng ngạc nhiên hơn, Phạm Minh Chính lại có thể từ Ban Bí Thư nhảy ngang qua chính phủ, đánh bại 2 ứng viên nặng ký là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nhảy trái tuyến mà đánh bại 2 kẻ đi đúng tuyến thì ắt phải ủ mưu và được trợ lực rất lớn

Bỏ phiếu "bầu" 200 ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 13 đảng CSVN hôm 30/1/2021. Ảnh chụp từ VietnamPlus

Về tân trung ương đảng khóa 13

Cái đau của Nguyễn Xuân Phúc là tuy nhận được phiếu tín nhiệm cao nhất trong Ban Chấp Hành Trung Ương nhưng vây cánh quá yếu so với phe đảng của ông Trọng nên không những không giành được ghế tổng bí thư mà còn mất luôn ghế thủ tướng để sang ngồi ghế “ngáp ruồi” ở ghế chủ tịch nước – hoàn toàn mang tính nghi lễ không có thực quyền. Nói cách khác, trong cuộc đua giữa ông Trọng và ông Phúc, phải nói là phe chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã thua và kéo theo sự thất bại của các đàn em khác.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương đảng CSVN tại phiên họp trù bị đại hội XIII, 25/01/2021. Ảnh: Môi Trường và Đô Thị

Đại hội đảng 13: Trung Cộng đã hoàn toàn kiểm soát chính trị Việt Nam

Điều lo ngại nhất của người viết là việc nổi lên vai trò của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Phạm Minh Chính lấn át các ứng cử viên khác trong vị trí “tứ trụ” ở giai đoạn nước rút đã xảy ra…
Đại hội đảng 13 sẽ khép lại theo đúng qui trình, không có gì mới mẻ về mọi phương diện, ngoại trừ một hệ thống toàn trị sắt máu chưa từng có kể từ sau 1975 đã được thiết lập. Chiến thắng cuối cùng thuộc về …Trung Quốc và thất bại cuối cùng thuộc về dân tộc Việt Nam.