Phạm Minh Chính

Ông Phan Quốc Việt - Tổng Giám Đốc Cty Công Nghệ Việt Á và bộ xét nghiệm Kit Việt Á. Ảnh minh họa RFA

Vụ án cung đình Kit Việt Á: Vì sao thủ tướng chỉ đạo “mở hẹp” điều tra?

Qua sự bùng nổ thông tin từ mấy ngày qua trên báo chí lề phải và mạng xã hội cho thấy vụ án này có liên quan trách nhiệm của rất nhiều ngành, ở cấp rất cao đã chủ ý tác động tạo điều kiện để Kit Việt Á ra đời, độc quyền cung ứng cho ngành y tế. Kit Việt Á được các Bộ cấp đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo đúng quy trình nhưng chất lượng của nó thật đáng ngờ. Muốn điều tra đến đầu đến đũa tránh cho người dân những thảm hoa tương tự, làm trong sạch guồng máy phải xem xét trách nhiệm của nhiều ngành.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tại một cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở văn phòng thủ tướng tại Tokyo hôm 24/11/2021 trong chuyến công du 4 ngày tại đây. Ảnh: AFP

Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết rằng Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp để đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, theo Nikkei Asia. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết như vậy khi phát biểu tại Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước…

Nhân quyền và các vấn đề xã hội đang ngày càng được xem là quan trọng đối với các công ty toàn cầu khi tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng, theo Nikkei. Nhiều công ty sản xuất đồ may mặc đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Đưa tin về hội nghị này, truyền thông Việt Nam không nhắc tới cam kết của ông Chính về nhân quyền.

Đảng Việt Tân minh định: Nhà cầm quyền CSVN phải nhận trách nhiệm và bù đắp những thiệt hại nghiêm trọng cho người dân bởi năng lực yếu kém và những sai lầm trầm trọng qua các chính sách, biện pháp đối phó đại dịch Covid-19 thời gian qua.

COVID-19: Nhà cầm quyền CSVN phải nhận trách nhiệm và bù đắp những thiệt hại cho dân

Trước tình cảnh cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn có nguy cơ tái bùng phát, Đảng Việt Tân minh định:

Thứ nhất, nhà cầm quyền CSVN phải nhận trách nhiệm hơn 22 ngàn người tử vong và 1500 trẻ em mồ côi. Nhà nước cần phải tổ chức tưởng niệm các nạn nhân đại dịch Covid-19 và phải có chương trình chăm sóc hỗ trợ dài hạn cho các trẻ em mồ côi.

Thứ hai, ông Phạm Minh Chính, trong cương vị Thủ Tướng và Trưởng Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Covid-19, phải chịu trách nhiệm trực tiếp về các chính sách sai lầm gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân dân và đất nước. Ông Phạm Minh Chính cần phải từ chức…

Nếu ông Phạm Minh Chính (trong hình) muốn thực hiện lời tuyên bố “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai,” ông hãy trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và các nhà báo như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, chắc chắn ông sẽ có những người đối thoại xứng đáng. Ảnh: VnExpress

Nhân quyền theo cái nhìn của ông Phạm Minh Chính

Nếu ông Phạm Minh Chính muốn thực hiện lời tuyên bố “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai,” ông hãy trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và các nhà báo như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, chắc chắn ông sẽ có những người đối thoại xứng đáng.

Nhà máy Nhiệt điện than Thái Bình 2 ở Việt Nam. Ảnh: Thanh Niên

Từ hội nghị COP26 đến nhiệt điện than của Việt Nam

Bản quy hoạch điện quốc gia không chỉ là chuyện của ngành điện mà có tác động đến mọi mặt đời sống của người Việt trong nhiều thập niên sắp tới. VN là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển. Giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu không chỉ là yêu cầu về kinh tế mà còn liên quan mật thiết tới sự sinh tồn. Lẽ ra nhà cầm quyền VN nên lợi dụng xu thế chống biến đổi khí hậu đang sôi nổi khắp thế giới để vận động sự ủng hộ, tài trợ của quốc tế cho cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch thì Hà Nội lại tự nguyện biến đất nước thành đống rác thải của TQ mà các thế hệ sau khó mà thoát ra được.

Ghi nhận của Phóng viên Đài LTV tại chốt kiểm dịch Covid-19 đèo Chuối, quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai vào buổi sáng 21/10/2021. Tại khu vực này, tất cả các lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa khi lưu thông qua đây đều phải xuất trình đầy đủ: Giấy vận chuyển, chứng từ hàng hóa, tờ khai lịch trình, nhật ký tiếp xúc, giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19… Ảnh: LTV Online (Đài Phát Thanh-Truyền Hình Lâm Đồng)

Tại sao địa phương cát cứ – doanh nghiệp khổ?

Tuy nhiên sau hơn 3 tuần mở cửa người ta thấy gì? Trước hết trong các cuộc họp nào của văn phòng chính phủ với các địa phương, ông Phạm Minh Chính luôn luôn kêu gào địa phương phải nghe lời trung ương, địa phương phải bỏ tình trạng cát cứ, nhất là phải chấm dứt đưa ra những mệnh lệnh, quy định trái với trung ương, tạo ra cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong bộ máy cầm quyền.

Thế nhưng chẳng có ai nghe và các nơi hành động theo ý riêng của mình bất chấp sự kêu gào của người đứng đầu chính phủ.

"Thủ tướng: Vẫn có nơi thực hiện chưa đúng Nghị quyết 128, gây ách tắc, phiền hà cho dân," Báo Người Lao Động dẫn lời Thủ Tướng Pham Minh Chính hôm 17/10/2021 sau một tuần nghị quyết nầy được ban hành. Ảnh: Báo Người Lao Động

Vì sao trên bảo dưới không nghe?

Cấp dưới không phục tùng cấp trên hay trên bảo dưới không nghe là hiện tượng tuy hiếm có nhưng đã xảy ra và còn tiếp tục xảy ra như một phản ứng đối với sự lãnh đạo của chính phủ Phạm Minh Chính mà nguyên do chính là từ Covid-19. Nói cách khác, các địa phương hay chính các tỉnh ủy, các UBND đã núp bóng con Covid-19 để tạo ra cái gọi là nạn cát cứ địa phương, nạn đi ngược lại quy định của trung ương…

Tại sao lại xảy ra tình trạng ấy nếu không phải là do địa phương bất phục sự chỉ huy của Thủ Tướng Phạm Minh Chính?

Nghị Quyết 128/CP: Trung ương chỉ đạo, địa phương không làm. Ảnh: Youtube Việt Tân

Nghị Quyết 128: Trung ương chỉ đạo nhưng địa phương không làm!

Nghị Quyết 128, “Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19,” do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký thay thủ tướng, có hiệu lực từ ngày ký ban hành 11/10. Tuy nhiên, nhiều ngày sau đó việc đi lại vẫn chưa được tiến hành theo Nghị Quyết 128, các tỉnh thành vẫn thực hiện quy định kiểm soát đi lại “mỗi nơi một kiểu!”

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: Báo Lao Động

Tâm tư “lãnh đạo”

Mấy ngày qua, dân mạng và giới đầu tư nước ngoài xôn xao về bài phát biểu “hổ báo” của ông Phạm Minh Chính khi ông “dạy bảo” các nhà đầu tư Hàn Quốc phải biết “lợi ích hài hòa, rủi ro thì chia xẻ” và phải biết rằng “…An toàn nó không từ trên trời rơi xuống mà phải chung tay (chung chi) nhà nước, doanh nghiệp người dân… không có chuyện cái gì cũng đề nghị chính phủ phải thế này, phải thế kia…”

Ông Phạm Minh Chính vừa khảo hạch lãnh đạo của hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang về tình hình dịch Covid hôm 13/9/2021 và trình chiếu công khai trên TV nhằm đổ lỗi do địa phương thiếu kiểm soát, thi hành lơ mơ chỉ đạo của trung ương. Ảnh: Internet

Vì sao ông Phạm Minh Chính công khai vụ khiển trách hai lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang?

Theo dõi đoạn Youtube ngắn ngủi của VTV1 ghi lại một số nội dung chất vấn của Thủ Tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo của hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang vào ngày 13 tháng Chín, với cách trả lời “ù ù , cạt cạt” về hiện tình Covid tại hai địa bàn này, khiến nhiều người thắc mắc: Tại sao CSVN lại cho công khai nội dung trả lời lúng túng của một số cán bộ địa phương và những “truy đuổi sát ván” của ông Phạm Minh Chính chưa hề có trước đây?

Một phụ nữ đang được chích vắc xin Covid-19 tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 9 năm 2021. Ảnh: AFP

Đề xuất trích Quỹ vắc xin Covid-19 cho nghiên cứu gây bất bình

Trong khi đại đa số người dân chưa được chích ngừa đầy đủ vì nguồn vắc xin trong nước khan hiếm thì hôm 8/9, Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế đề xuất phương án sử dụng Quỹ vắc xin COVID-19 cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc xin trong nước.

Kiêu ngạo nằm trong nguyên nhân đại dịch vẫn hoành hành

Nếu xem xét kỹ những giải pháp mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đã ban hành và thực thi, có thể thấy nguyên nhân tạo ra bất toàn và bất cập, khiến hậu quả của đại dịch ở Việt Nam trở thành trầm trọng là vì những viên chức hữu trách đinh ninh, cả họ lẫn các hệ thống của họ… vĩ đại!