phòng chống Covid-19

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ Trưởng, phụ trách điều hành Bộ Y Tế chủ trì, phát biểu tại hội nghị trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam do Bộ Y Tế tổ chức hôm 24/6/2022. Ảnh: Báo mạng Bộ Y Tế

Vì sao cứ lại ‘nhắm’ vào Nam?

Một ngày sau phát biểu của ngài Thứ Trưởng Đỗ Xuân Tuyên, số liệu ca nhiễm Covid-19 ngày 25/6/2022 từ báo chí cho thấy, 5 tỉnh thành có số ca nhiễm mắc mới cao nhất cả nước, không có bất kỳ tỉnh nào trong Nam: Hà Nội 169 ca, tiếp đến là Bắc Ninh 53 ca, Phú Thọ 45 ca, Yên Bái 43 ca, Lào Cai 34 ca.

Thay vì chăm chăm “soi mói” vắc-xin trong Nam, ông Đỗ Xuân Tuyên nên xem lại ngoài đó, vì sao không nằm trong danh sách ông cảnh báo về chỉ tiêu tiêm vắc-xin mà số lượng ca nhiễm vẫn cao?

Bác sĩ Andrea Cox thuộc Khoa Dược của Đại Học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Ảnh chụp Youtube VOA

Thông tin cơ bản về vaccine Covid-19

Bác Sĩ Andrea Cox thuộc Khoa Dược của Đại Học Johns Hopkins cho biết: “Mục đích của việc tiêm chủng là nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, chứ không phải để ngăn chặn lây nhiễm một cách triệt để.”

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19 giảm đáng kể nơi những người được tiêm chủng.

Những điều đã biết và chưa biết về biến thể Omicron

Các nhà khoa học Nam Phi đã xác định được một biến mới của loại coronavirus mà họ cho là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến gần đây của số ca nhiễm Covid-19 ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất của nước nầy.

Không rõ biến thể mới xuất hiện đầu tiên ở đâu, nhưng các nhà khoa học ở Nam Phi đã thông báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong những ngày gần đây và hiện biến thể này đã được tìm thấy ở một số người đi từ Châu Phi sang các quốc gia Châu Âu, Úc và Do Thái.

Vào hôm 26 tháng Mười Một, WHO đã xác định đây là một “biến thể đáng quan tâm,” và đặt tên là “Omicron.”

Biến thể Omicron đã được phát hiện ở Phi Châu, Âu Châu, Bắc Mỹ và Á Châu. Ảnh: Reuters

Biến thể Omicron nguy hiểm đến mức nào?

Từ sau Delta, chưa hề có biến thể virus gây bệnh Covid-19 nào lại gây lo lắng như Omicron. Chỉ ít ngày phát hiện và xác định đây là loại biến thể đáng lo ngại, Omicron tiếp tục lan ra khắp thế giới, khiến giới chức y tế ở nhiều nước hoang mang, các quốc gia khẩn trương áp dụng các biện pháp khắt khe hay đóng cửa biên giới. Điểm qua một số điều chúng ta hiểu về loại biến thể mới của virus corona, cho đến lúc này.

Chống dịch COVID-19: Hà Nội đi vào “vết xe đổ” của TP.HCM?

Nội dung công điện quy định việc cách ly, điều trị đối với F0 sẽ được áp dụng từ ngày 17/11. Theo đó, bệnh nhân F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ sẽ phải điều trị tập trung ở cơ sở y tế địa phương. Đối với F1 thì được cách ly tại nhà “nếu đủ điều kiện” là nhà phải có phòng riêng và nhà vệ sinh riêng, còn không thì bắt buộc phải cách ly tập trung hoặc cách ly ở khách sạn tự trả phí.

Khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế. Ảnh: Việt Nam Thời Báo

Thời gian vàng đang ‘trôi qua’ vô nghĩa

Nôm na, với việc phủ rộng vắc xin phòng Covid đã đủ thời gian cho phát sinh kháng thể, thì đây là thời điểm vàng vắc xin đang có hiệu quả cao nhất ở Sài Gòn và Bình Dương. Nếu lần khần cứ cấm đoán như hiện tại thì 4 – 5 tháng nữa hiệu quả miễn dịch nơi đây sẽ khác, hạn chế tiếp 4 – 5 tháng nữa bung ra, có thể lại quá tải y tế!

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên, tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc Hội TP.HCM hôm 12/10/2021 thố lộ "...Thành Phố tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm Covid-19 (F0). Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện. Việc này tạo áp lực căng thẳng rất lớn, không biết làm gì. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong không biết làm gì.” (!) Ảnh: Dân Trí

Tại sao TP.HCM có số người tử vong vì dịch cao đến thế?

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã nói thật, thể hiện sự lúng túng của nhà cầm quyền đưa đến hậu quả khốc liệt. Lúc đó, chủ trương cách ly tập trung cả F0 lẫn F1. Nhưng không có một biện pháp gì, không thuốc men, không được chăm sóc, thiếu thốn mọi phương tiện. Và quan trọng nhất là “tập trung mà không biết làm gì.” Kết quả là lùa vào tập trung như thế nên đưa đến lây nhiễm chéo, người F1 có thể không nhiễm bệnh nếu được ở nhà, nhưng vào tập trung nên lây nhiễm và cuối cùng trở thành người bệnh và tử vong.

Vắc-xin CoronaVac (tên vaccine của hãng Sinovac, Trung Quốc). Ảnh: Lillian Suwanrumpha/ AFP via Getty Images

Vaccine Trung Quốc – nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

Chính phủ Brazil đã ra thông báo dừng mua vaccine từ Trung Quốc vì lo ngại hiệu quả kém. Peru cũng đang giảm các liều tiêm vaccine Trung Quốc của họ để chuyển dần sang vaccine của Pfizer/BioNTech. Nhiều nước khác cũng lên kế hoạch chích liều thứ 3 bằng vaccine khác hoặc trộn liều 2 với vaccine phương Tây như trong nghiên cứu ở Thái Lan với Sinovac liều 1 và AstraZeneca liều 2.

Với các thông tin khoa học, những bài học thực tế của các nước đã sử dụng vaccine Trung Quốc trong thời gian qua và khuyến cáo của các chuyên gia, thì Việt Nam nên làm thế nào tốt nhất khi ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào vaccine Trung Quốc? Đây là câu hỏi mà mình nghĩ Bộ Y Tế nên cẩn trọng suy nghĩ và quyết đoán!

Đàn chó theo chủ về Cà Mau tránh dịch nhưng bị chính quyền địa phương tiêu hủy. Ảnh: MXH

Không hẳn chuyện đàn chó! Đó là chuyện đàn người…

Câu chuyện về hành trình của bầy cún là nơi để ngươi ta gửi chút yêu thương, gửi thêm thông điệp và hy vọng thức dậy niềm trắc ẩn trong những người lẽ ra phải lo cho lê dân của họ!

Bởi thế khi đàn chó chết tức tưởi thì không phải người ta căm hận bà trưởng trạm xá máy móc đâu. Người ta căm hận bởi chút yêu thương họ bám níu vào đã bị giết chết. Thông điệp họ muốn gửi gắm bị giết chết.

Và đau hơn cả là chút hy vọng thức tỉnh niềm trắc ẩn cho ai kia được ký thác vào câu chuyện đàn chó cũng bị giết chết!

Công ty dược phẩm Merck hôm 11/10/2021 nộp đơn xin cơ quan thanh tra thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc viên molnupiravir trị COVID-19. Ảnh: CNN

Merck xin FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc viên trị COVID-19

Công ty dược phẩm Merck hôm thứ Hai, 11/10/2021, nộp đơn xin cơ quan thanh tra thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc viên trị Covid-19, đưa ra thêm một cách đối phó giản dị và hoàn toàn mới trong cuộc chiến với đại dịch toàn thế giới.

Nếu thuốc được FDA chuẩn thuận, có thể là trong ít tuần nữa, đây sẽ viên thuốc đầu tiên trị được Covid-19.

Những điểm đáng lưu ý trong cuộc nói chuyện giữa giám đốc công an và cựu bí thư An Giang

Đoạn ghi âm giữa Đại Tá Đinh Văn Nơi – Giám Đốc Công An An Giang với một người được cho là cựu bí thư An Giang được phát tán trên mạng xã hội cho thấy sự bất đồng trong giới lãnh đạo tỉnh, ảnh hưởng đến việc giải quyết tình trạng người dân kéo về quê.

Trong cuộc nói chuyện này, có vài yếu tố rất đáng chú ý.

Người lao động rời bỏ TP.HCM để về quê hôm 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Covid-19: Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TP.HCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn.