Thời gian vàng đang ‘trôi qua’ vô nghĩa

Khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế. Ảnh: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế, chứ không phải là đủ mọi thủ tục nhằm hạn chế quyền đi lại.

Với các địa phương như Sài Gòn hay Bình Dương nơi đã tiêm chích mũi 2 lên tới 70%, có lẽ cần cân nhắc chủ động thả ra (bình thường cũ) để nhanh chóng đạt tình trạng bão hòa người nhiễm Delta khi kháng thể (mức bảo vệ của vắc xin) ở các cá nhân trong địa phương đang còn rất cao!

Việc bình thường cũ sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế nhanh, mạnh hơn. Đây chính là bước đi đầu tiên của việc thực hiện mục tiêu kép: Phục hồi kinh tế sau đại dịch, và từng bước chắc chắn thoát khỏi dịch Covid-19!

Bây giờ thì từ những gì đã trải qua ở Sài Gòn, các bệnh viện đã đủ lực để lo cho ca nặng, và người ta không còn quá bận tâm ca nhiễm nữa, và xét về dịch tễ thì càng nhiều ca nhiễm mà không bị nặng, sẽ càng nhanh chóng loại được Delta ra khỏi cộng đồng!

Nôm na, với việc phủ rộng vắc xin phòng Covid đã đủ thời gian cho phát sinh kháng thể, thì đây là thời điểm vàng vắc xin đang có hiệu quả cao nhất ở Sài Gòn và Bình Dương. Nếu lần khần cứ cấm đoán như hiện tại thì 4 – 5 tháng nữa hiệu quả miễn dịch nơi đây sẽ khác, hạn chế tiếp 4 – 5 tháng nữa bung ra, có thể lại quá tải y tế!

Kháng thể tạo ra từ vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian

Dược sĩ Phạm Đức Hùng, cựu thực tập sinh ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ, cho biết như sau: Có sự khác biệt về vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna) và vắc xin vector virus (AstraZeneca), nhưng cả hai đều cần một khoảng thời gian tương tự để tạo ra kháng thể phản ứng.

Khi các nhà nghiên cứu theo dõi phản ứng của kháng thể với liều vắc xin đầu tiên, họ nhận thấy phải mất ít nhất 10 ngày để hệ thống miễn dịch bắt đầu tạo ra các kháng thể có thể nhận diện protein gai của SARS-CoV-2. Đây là một loại protein trên bề mặt virus mà nó sử dụng để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể chúng ta.

Chúng cũng phải mất ít nhất một tuần để tế bào T, loại tế bào bạch cầu quan trọng trong phản ứng miễn dịch, bắt đầu phản ứng với vắc xin. Các phản ứng này sẽ mạnh dần trong vài tuần sau đó.

Ngược lại, sau khi tiêm liều thứ hai, hệ thống miễn dịch được kích hoạt nhanh hơn, nồng độ kháng thể tăng gấp 10 lần chỉ trong một tuần.

Còn về kháng thể với vắc xin Vero Cell/ Sinopharm đã được chích đại trà ở Sài Gòn và Bình Dương, thì một tài liệu của Thái Lan cho biết như sau (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.08.27.21262721v1): Nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được chích có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng chích liều 2 liều CoronaVac (cùng công nghệ vắc xin bất hoạt như Vero Cell/ Sinopharm). Con số này đối với vắc xin AstraZeneca là 86%.

Đến 3 tháng sau chích đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCoV.

Lý do được giải thích là có thể liên quan đến công nghệ sản xuất vắc xin. Cả hai vắc xin CoronaVac và Vero Cell đều dùng con virus gây Covid-19 đã được ‘giết chết’ và đưa vào cơ thể. Phương pháp này khá cổ điển, nhưng lại không đủ mạnh để kích thích hệ miễn dịch chống lại nhiều protein của virus. Vắc xin này không có chọn mục tiêu, khi được chích – nôm na có thể hiểu là đẩy vào một nhóm kháng nguyên với hy vọng là nó sẽ nhận ra con virus gây Covid-19 (!?).

Dựa vào đánh giá dữ liệu thực tế, Hội đồng cố vấn về vắc xin của Tổ chức Y tế thế giới (SAGE) còn khuyến cáo rằng đối với những người trên 60 tuổi đã được chích 2 liều CoronaVac hay Vero Cell/ Sinopharm thì cần phải chích liều thứ 3. Và trên thực tế, một số nước trên thế giới đã chích liều thứ ba cho những người đã chích đủ 2 liều vắc xin của Trung Quốc (https://cdn.who.int/media/docs/default-source/immunization/sage/2021/october/sage_oct2021_meetinghighlights.pdf).

Thời gian vàng đang trôi qua bởi những ‘cái đầu’ lãnh đạo?

Từ những số liệu ở trên, cho thấy khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế, chứ không phải là đủ mọi thủ tục nhằm hạn chế quyền đi lại, với các biện pháp cực đoan hệt lúc còn đeo đuổi chính sách ‘zero Covid,’ như cách ly tập trung, truy vết F1 vẫn đang diễn ra ở một số tỉnh, thành.

Thời điểm này là thời điểm mang tính bước ngoặt về chính sách nhằm tái thiết nền kinh tế thời hậu Covid-19, không khác gì thời hậu chiến. Mọi hoạt động của xã hội nói chung hay doanh nghiệp nói riêng đều bắt đầu từ nguồn lực nhân sự và do con người vận hành. Nếu không có con người, không có nhân lực thì không thể tái thiết, chứ đừng kỳ vọng xa hơn là phát triển.

Và với những gì đang diễn ra, cho thấy yêu cầu về nhân lực ở đây, còn cần áp dụng cho ‘nhân lực’ lãnh đạo, với yêu cầu các cấp chính quyền cần nhận thức sớm, và thực hiện ngay giải pháp để giải quyết bài toán của nền kinh tế hậu Covid-19, đừng chậm trễ như một số chính sách thời gian qua từng khiến người dân Việt Nam phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Hiền Vương

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.