Sinopharm

Khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế. Ảnh: Việt Nam Thời Báo

Thời gian vàng đang ‘trôi qua’ vô nghĩa

Nôm na, với việc phủ rộng vắc xin phòng Covid đã đủ thời gian cho phát sinh kháng thể, thì đây là thời điểm vàng vắc xin đang có hiệu quả cao nhất ở Sài Gòn và Bình Dương. Nếu lần khần cứ cấm đoán như hiện tại thì 4 – 5 tháng nữa hiệu quả miễn dịch nơi đây sẽ khác, hạn chế tiếp 4 – 5 tháng nữa bung ra, có thể lại quá tải y tế!

Vắc-xin CoronaVac (tên vaccine của hãng Sinovac, Trung Quốc). Ảnh: Lillian Suwanrumpha/ AFP via Getty Images

Vaccine Trung Quốc – nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

Chính phủ Brazil đã ra thông báo dừng mua vaccine từ Trung Quốc vì lo ngại hiệu quả kém. Peru cũng đang giảm các liều tiêm vaccine Trung Quốc của họ để chuyển dần sang vaccine của Pfizer/BioNTech. Nhiều nước khác cũng lên kế hoạch chích liều thứ 3 bằng vaccine khác hoặc trộn liều 2 với vaccine phương Tây như trong nghiên cứu ở Thái Lan với Sinovac liều 1 và AstraZeneca liều 2.

Với các thông tin khoa học, những bài học thực tế của các nước đã sử dụng vaccine Trung Quốc trong thời gian qua và khuyến cáo của các chuyên gia, thì Việt Nam nên làm thế nào tốt nhất khi ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào vaccine Trung Quốc? Đây là câu hỏi mà mình nghĩ Bộ Y Tế nên cẩn trọng suy nghĩ và quyết đoán!

Hơn 1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam hôm 28/8/2021 được phân bổ cho các tỉnh thành khác ngoài Sài Gòn. Ảnh: Zing

Sài Gòn không còn được Bộ Y Tế phân bổ vaccine Âu Mỹ

Hơn 1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam hôm 28 tháng Tám, được phân bổ cho các tỉnh thành khác ngoài Sài Gòn, dù thành phố ghi nhận 200.000 ca nhiễm COVID-19 tính đến thời điểm này. Theo báo Zing, lô vaccine nêu trên được công ty VNVC nhập cảng và Cộng Hòa Ba Lan viện trợ.

Theo quyết định của Bộ Y Tế CSVN, 28 tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc tiếp nhận 448.400 liều, tức gần một phần ba lô vaccine. Mười chín tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam được phân bổ 263.000 liều. Đáng lưu ý, lực lượng công an và quân đội được phân bổ tổng cộng 700.000 liều AstraZeneca trong đợt này. Sài Gòn gần như không được phân bổ thêm vaccine AstraZeneca, ngoại trừ các bệnh viện Thống Nhất, Đại Học Y Dược Sài Gòn và Chợ Rẫy… được phân bổ 7.000 liều cho mỗi nơi.

Chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc? Vaccine Trung Quốc so với vaccine Mỹ, Anh ra sao? Tiến sĩ dược Trina La từ Texas, Mỹ, giải thích chi tiết. Ảnh chụp từ Youtube VOA

Vaccine Trung Quốc: Những điều cần biết

Sau khi TP.HCM loan báo đã tiếp nhận một triệu liều vaccine Trung Quốc, tranh cãi nảy lửa phát sinh trong xã hội và trên mạng về việc số vaccine này sẽ tiêm cho ai.

Dân chúng nghi ngờ, lo lắng dù vaccine của Trung Quốc đã được WHO chấp thuận và đang được dùng tại hơn 80 nước trên thế giới.

Chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc? Vaccine Trung Quốc so với vaccine Mỹ, Anh ra sao? Tiến sĩ dược Trina La từ Texas, Mỹ, giải thích chi tiết.

Vắc xin Vero Cell do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: Internet

Vắc xin Tàu

Thấy báo chí có nơi đăng là không chích, sẽ bị phạt hành chính vài ba triệu gì đó. Có báo lại đăng lại chưa có ‘chủ trương’ phạt. Sự thật thế nào?

Nếu đăng đúng thắc mắc thì phải vầy: “Nếu tôi từ chối chích ngừa Covid bằng vắc xin do Trung Quốc sản xuất, tôi có bị phạt không?”

Trả lời: đến nay không có quy định nào nói rằng từ chối tiêm vắc xin ngừa Covid do Trung Quốc sản xuất, thì người đó bị phạt cả.

Vaccine Covid-19 Trung Quốc của hãng dược Sinopharm được trưng bày trong Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 6/9/2020. Ảnh: CGTN

Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ – Tại sao chúng ta phải đi vào?!

Hai ngày trước, mình đã kể cho các bạn về sự thất bại trong chiến lược vaccine COVID-19 của Seychelles, quốc gia có tỉ lệ người được chích ngừa cao nhất thế giới (hơn 71%) vì sự “kém hiệu quả bảo vệ” của vaccine Trung Quốc, thì ngày hôm qua mình thấy tin Việt Nam phê duyệt chính vaccine ấy của Trung Quốc cho người Việt mình sử dụng, mình cảm thấy khá sốc! Việc phê duyệt vaccine hãng Sinopharm, Trung Quốc trước các thông tin bất lợi về nó là một việc giống như “đi lên vết xe đổ.”

Hai liều vaccine Covid-19 của Sinopharm. Ảnh: Báo Hà Giang

Tiêm chủng COVID tại Việt Nam: Dân lo ngại vaccine Trung Quốc

Một cư dân sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói với VOA bà ‘rùng mình’ khi nghe tin vaccine Trung Quốc đang được xem xét cấp phép tại Việt Nam bởi xưa nay chưa bao giờ bà tin vào các sản phẩm ‘Made in China.’

“Đồ ăn thức uống vào người thì sau 4 tiếng có thể thải ra hết, chứ đằng này vaccine tiêm vào người thì tôi sợ quá. Tôi đã chuẩn bị sẵn rồi, nếu người ta kêu ra phường tiêm vaccine Trung Quốc thì tôi cho người tiêm ít tiền để họ tiêm xuống đất cho xong, chứ tôi không tiêm,” bà Hạnh thẳng thắn chia sẻ.