phòng chống Covid-19

Hàng ngàn người dân muốn về quê bị chặn giữ tại chốt chặn ở một cửa ngõ ra khỏi Sài Gòn, ngày 30/9/2021. Ảnh: Youtube Việt Tân

Người dân giải thích vì sao nhất định chờ cho đến khi được qua chốt về quê

Sau khi nghe thông tin từ ngày 1 tháng Mười người dân đang ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ không được rời khỏi khu vực, hàng ngàn người dân lao động kéo nhau tìm đường về quê. Tuy nhiên các ngõ đường đều bị chặn. Nhiều nơi xảy ra xô xát giữa đoàn người và công an dân phòng canh chốt.

Ứng dụng PC-Covid, khi cài đặt, đòi bạn cấp quyền "truy cập thông báo," qua đó PC-Covid có thể đọc tất cả thông báo bao gồm cả thông tin cá nhân như liên hệ và nội dung thông báo mà bạn nhận được. Ảnh: FB Manh Dang

Ứng dụng PC-Covid có quá tọc mạch?

Nếu chỉ là ứng dụng phòng chống dịch, giúp phát hiện các tiếp xúc gần với chủ máy, khai báo đi lại, chứng nhận tiêm ngừa… thì tại sao [ứng dụng] PC-Covid lại cần tiếp cận đến các dữ liệu riêng tư của chủ máy, nhất là xâm nhập vào thư mục bí mật của chủ máy… để làm gì?

Bí thư phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương chỉ đạo lực lượng chức năng phá cửa, xông vào nhà cưỡng chế một phụ nữ đi test Covid. Ảnh: FB Mạc Van Trang

Thấy gì từ vụ cưỡng chế dân test Covid

Chị Lan không nhận lời xin lỗi của ông Quan [Bí Thư Phường] mà đòi hỏi phải truy tố hành vi phạm pháp là đúng. Tất nhiên họ bao che nhau, sẽ rất khó khăn. Nhưng đó cũng là một bước tiến bộ về nhận thức và hành động.

Nhiều người dân đã bức xúc nói lên sự thật tồi tệ của chính quyền, đã bớt sợ hãi; nhiều người xuất hiện trong các livestream nói, tôi nói sự thật, tôi không sợ gì hết. Có lẽ GS Hoàng Dũng nói đúng: Sau đại dịch dân sẽ khác còn chính quyền vẫn thế!

Doanh nghiệp ở Việt Nam lo thiếu nhân lực lao động

Theo phúc trình của Tổng Cục Thống Kê, gần 13 triệu người lao động ở Việt Nam mất việc hoặc giảm giờ làm do làn sóng dịch thứ tư. Tuy nhiên, điều nghịch lý là nhiều doanh nghiệp lại không thể tìm đủ nhân công để vực dậy sản xuất.

Tình trạng thiếu nhân lực lao động đang diễn ra ở hầu hết ở các ngành nghề từ thủy sản, chế biến nông sản, đồ gỗ…

Khu ổ chuột giữa trung tâm Sài Gòn: Khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM. Ảnh: Báo Lao Động

2.700 người dân bị phong tỏa trong khu ổ chuột

Và điều ngạc nhiên là, khi thủ tướng được báo cáo “dân khu ổ chuột khó kiểm soát được dịch,” thủ tướng đã chỉ đạo: “lập tức giãn Dân ra khỏi khu ổ chuột đó,” còn ngài chủ tịch tỉnh lại chỉ đạo “kiểm soát chặt Dân, không cho ai kể cả trẻ con ra khỏi nhà.”

Ngài chủ tịch ơi, ngài thử chui rúc trong ổ chuột của Dân một ngày mà không ra khỏi cửa hít khí trời coi, ngài không phát điên mới là lạ?

7 Liên minh lại có thư kiến nghị chính sách liên quan tới phòng chống dịch COVID-19. Ảnh chụp trang web Trung Tâm Nghiên Cứu và Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng

Phòng chống dịch Covid-19 cho Hà Nội: Nên giãn phong tỏa như thế nào?

Ngày hôm qua 10/9, lãnh đạo TP Hà Nội đã yêu cầu các liên minh đứng thư “kiến nghị chiến lược phòng chống dịch COVID-19 cho Hà Nội” (gửi ngày 31/8/2021) tiếp tục cho ý kiến về phương án phong tỏa nào cho Hà Nội trong những ngày tới!

Đây là lần thứ ba, 7 Liên minh (NCDs-VN, EBHPD, VSEA, Y học Cộng đồng, Vn-Ban, PLWNCDs-VN, CSO-OHCCP) lại có thư kiến nghị chính sách liên quan tới phòng chống dịch COVID-19.

Kiêu ngạo nằm trong nguyên nhân đại dịch vẫn hoành hành

Nếu xem xét kỹ những giải pháp mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đã ban hành và thực thi, có thể thấy nguyên nhân tạo ra bất toàn và bất cập, khiến hậu quả của đại dịch ở Việt Nam trở thành trầm trọng là vì những viên chức hữu trách đinh ninh, cả họ lẫn các hệ thống của họ… vĩ đại!

Một người dân nhận hàng từ shipper qua hàng rào trong khu vực cách ly ở Hà Nội ngày 6/9/2021. Ảnh: Reuters

Dân nghĩ gì về cách chống COVID-19 của chính phủ?

“…Mấy ổng có cả năm trời học mấy nước khác chống dịch mà không chịu học, không chịu chuẩn bị vắc xin cho dân. Tiền dân đóng thuế, đóng vô quỹ vắc xin đâu hết rồi? Dân đói, dân bịnh, dân chết nhiều như vậy mấy ổng chịu trách nhiệm như thế nào?

Người ta nói lãnh đạo dốt, dân khổ. Tui thấy đúng quá. Đến lúc dân phản đối thì bắt người ta. Chống dịch bằng công an, bằng nghị quyết. Cách chống dịch đó không bao giờ thành công.” (Sư cô Diệu Hạnh)

Việt Nam có tỉ lệ bình phục thấp nhứt và tỉ lệ tử vong cao nhứt trong vùng. so với các nước trong vùng. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Tỷ lệ bình phục từ Covid ở Việt Nam quá thấp?

Một điều ngạc nhiên là trong trận dịch này, tỷ lệ người nhiễm và bình phục ở Việt Nam chỉ 55%, rất thấp so với trung bình thế giới (~90%).

Con số tử vong ở Việt Nam, tính đến nay (4/9/2021), đã lên đến 12.793 người. Ở Thái Lan, con số tử vong là 12.631 người, nhưng Thái Lan có số ca nhiễm cao gấp 2 lần Việt Nam. Do đó, bị nhiễm covid ở Việt Nam xem ra có nguy cơ chết cao hơn Thái Lan rất nhiều.

Sài Gòn hoang vắng thời đại dịch. Ảnh: Báo Thanh Niên

Covid – Việt Nam: Y tế phía Nam quá tải, nhiều “F0” không cứu kịp

Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy hệ thống bệnh viện tại TP.HCM và một số địa phương miền Nam vào tình trạng quá tải. Nhiều trường hợp trở nặng tử vong do không kịp cấp cứu.

Tình hình căng thẳng không chỉ tại Sài Gòn. Tỉnh Bình Dương láng giềng cũng là một điểm nóng khác. Số ca mới trong 10 ngày gần đây chiếm gần 70% tổng số ca từ đầu mùa dịch. Hiện vẫn còn gần 400 bệnh nhân có diễn biến nặng, đã có 144 người tử vong vì Covid. Có ngày, số ca mắc mới của Bình Dương vượt 2.000, bằng một nửa ca mới của Sài Gòn, dù dân số chỉ bằng một phần năm.

Những điều về chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 của Việt Nam người dân cần biết

Ngày 10/7/2021, Bộ Y Tế và Bộ Quốc Phòng phát động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho toàn dân, kéo dài từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, với mục tiêu hoàn thành tiêm chủng 150 triệu liều cho 75 triệu người.

Có nhiều câu hỏi cần được giải đáp về chiến dịch này. Đặt mua vaccine trên cơ sở nào? Người dân có quyền được lựa chọn vaccine không? Lãnh đạo tiêm vaccine nào? Khi nào công bố báo cáo của Quỹ Vaccine Phòng Chống Covid-19?