Phong trào dân chủ Hong Kong

Bắc Kinh đã giết tờ Apple Daily Hong Kong như thế nào?

Nhật Báo Apple Daily tại Hong Kong đã in 1 triệu ấn bản cuối cùng gấp 10 lần so với lượng in bình thường vào tối ngày 23 để phát hành vào sáng sớm Thứ Năm, 24 tháng Sáu, 2021. Suốt đêm 23, hàng trăm độc giả từng ủng hộ tờ Nhật Báo đã xếp hàng dài trước văn phòng không chỉ chờ mua ấn bản sau cùng, mà còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh đã “bức tử” tờ báo được người dân Hong Kong yêu thích nhất trong hơn hai thập niên vừa qua.

Phái đoàn của phong trào dân chủ Hong Kong họp báo với lãnh đạo Hạ viện Mỹ ngày 19/9/2019 tại Washington DC, Mỹ. Ảnh: The Strait Times.

Ba văn bản về Hong Kong của Hạ Viện Mỹ nói gì?

Để ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong, Hạ viện Mỹ đã thông qua một gói ba văn bản vào ngày 15/10/2019. Ba văn bản này gồm có: Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Hơi cay và Công nghệ Kiểm soát Đám đông cho Hong Kong, và Nghị quyết Đồng hành cùng Hong Kong. Trung Quốc dĩ nhiên không vui vẻ gì với động thái này. Ba văn bản này nói gì. 

Người dân Hong Kong biểu tình chống Dự Luật Dẫn Độ về Trung Hoa đại lục và đòi Đặc Khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam từ chức Ảnh: AP

Chúng ta chờ ai đây

Đâu cần biết cái kết thúc của Hong Kong sẽ ra sao. Chỉ biết rằng đối mặt với sóng gió là những con người đang sống từng giờ từng phút cho chính họ. Cho cái giá trị mà họ tin vào. Chỉ thế thôi, mà sao cuộc đời thật đẹp và đáng sống làm sao! Hãy nhìn đôi mắt của những đứa trẻ đang nắm tay cha mẹ đi trong đoàn biểu tình. Có ai dám nghĩ rằng chúng lớn lên sẽ cúi đầu hèn mọn?

Trưởng Đặc Khu Carrie Lam trong cuộc gặp gỡ báo giới sau khi tuyên bố rút dự luật. Ảnh: Sam Tsang/SCMP

Vì sao người Hong Kong không muốn, cũng không thể dừng lại?

Bất kể các nỗ lực áp đặt của Bắc Kinh, những quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tụ tập, và đặc biệt là tự do báo chí của người Hong Kong vẫn được bảo đảm – ít nhất là cho tới thời điểm này. Nhưng hơn ai hết, họ hiểu rằng những quyền cơ bản mình đang có giống như một lâu đài xây trên cát. Những người biểu tình trẻ tuổi khẳng định, “tự do mà không có dân chủ là thứ tự do yếu ớt, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị một chính quyền vô pháp vô thiên đập chết.” Không thay đổi thể chế, không giành lấy cho mình quyền quyết định vận mệnh, mọi “thay đổi” đều chỉ là hình thức, các vấn đề sẽ trở lại như cũ, và chỉ có tệ hơn.

Ảnh: Họa sĩ Kay Wong/South China Morning Post

Chiến thuật truyền thông “Be Water”

Trong khi chiến thuật “xử lý khủng hoảng truyền thông” Trung Cộng là quá quen thuộc và bị động, giới trẻ Hong Kong hoàn toàn chủ động và thiên biến vạn hóa trong các chiến dịch “ứng xử” truyền thông bằng sự sáng tạo không giới hạn và sự linh hoạt xuất sắc. Họ không cần đẩy lùi luận điểm Trung Cộng. Nó thấp kém và nghèo nàn về tư duy đến mức họ không cần quan tâm. Họ tạo ra sự kiện và làm chủ sự kiện. Họ luôn “đánh” và “ra chiêu” một cách bất ngờ.

Tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: Bloomberg/New York Times

Người không sợ “bể nồi cơm”

Trong khi nhiều tỷ phú và nhân vật tên tuổi Hong Kong, như Thành Long, hoặc im lặng, hoặc phản đối cuộc biểu tình dân chủ, thì ông tỷ phú Lê (Jimmy Lai) 71 tuổi lại xuống đường cùng sinh viên. Nếu “ngồi im” và “biết điều”, Lê sẽ để lại một gia sản kếch sù cho sáu người con. Tuy nhiên, ông muốn để lại một di sản khác.

Trung Quốc nhất quyết không nhượng bộ người biểu tình Hong Kong

Trong bối cảnh phong trào dân chủ không có dấu hiệu phân hóa hay chùng xuống, còn Bắc Kinh thì không khoan nhượng, mọi cái nhìn hiện tại hướng về phía phản ứng của chính quyền Hong Kong. Chính quyền của bà Carrie Lam liệu sẽ tìm ra biện pháp hòa giải với dân chúng xứ mình hay nhất nhất làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh? Theo chuyên gia Francis Lee, giới cầm quyền càng đưa ra quyết định chậm trễ, cái giá phải trả sẽ càng lớn, về phía chính quyền đặc khu, cũng như về phía Trung Quốc.

Trung Quốc thao túng thông tin bôi nhọ phong trào dân chủ Hong Kong

Hai mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay là Twitter và Facebook vừa loan báo quyết định xóa bỏ hàng nghìn tài khoản “giả mạo” chỉ trích các cuộc biểu tình tại Hong Kong. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết, ở Trung Quốc, thành phần này vẫn được gọi là Ngũ Mao Đảng (wu mao dang), nghĩa đen là “Đảng 5 hào”, tức là thù lao được chính quyền trả trước đây cho mỗi bình luận có lợi cho chế độ, hoặc có tác dụng chuyển tiếp các thông điệp tuyên truyền.