quyền tự do ngôn luận

Ảnh: US Human Rights Network

Hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận?

Việc chửi mắng và bình phẩm ác ý về các nghệ sĩ và ca sĩ gần đây trên mạng xã hội được nhiều người, trong đó có giới luật sư, cổ xúy và biện minh bằng quyền tự do ngôn luận, dựa trên lập luận rằng giới nghệ sĩ được xem là nhân vật công chúng, căn cứ Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Vậy cần hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận, và thế nào là nhân vật công chúng theo Điều 19 của ICCPR?

Nhà văn, Facebooker Phạm Đình Trọng. Ảnh: FB Phạm Đình Trọng

Thư ngỏ gửi Ban Quản Trị Facebook

Là nhà văn, coi trọng những giá trị nhân văn, Facebook cho tôi cơ hội, cho tôi phương tiện để được nói tiếng nói nhân văn, tiếng nói trung thực của sự thật và lương tri. Vì vậy trang Facebook của tôi đã bị thể chế độc tài đánh phá, ngăn chặn rất quyết liệt.

CSVN luôn miệng tuyên truyền quyền tự do ngôn luận được bảo đảm và tôn trọng ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận bao gồm nhiều nội dung, nhưng nội dung quan trọng nhất là: quyền tự do phê phán.

Có thể xem quyền tự do phê phán như một thứ nhiệt kế để đo lường tính chất dân chủ của một chế độ. Ở đâu người dân không được quyền phê phán chính phủ, ở đó nhất định có những tên độc tài đang thống trị.

Nhà hoạt động Đỗ Nam Trung tại phiên tòa hôm 16/12/2021 ở Nam Định. Ảnh VOA (screenshot of Bao Ve Phap Luat)

Ủy Ban Nhân Quyền LHQ từng phán quyết ra sao trong vụ việc cầm tù nhà báo?

Như đã biết thì Việt Nam vừa có ba phiên toà xử các nhân vật vì tội tàng trữ, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ở phiên toà nào thì lập luận cũng đơn giản là luật thì phải theo, không nên nói nhiều, nhà nước pháp quyền thì phải thế.

Tuy nhiên, thời kỳ quốc tế thì Việt Nam với tư cách là một quốc gia của Liên Hiệp Quốc cũng phải tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ quốc tế.

Vậy pháp luật quốc tế nói gì về việc bắt một người vì người đó trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài và viết lách có nội dung làm Nhà nước không hài lòng?

“Cá nhân Zuckerberg tự quyết định rằng Facebook sẽ tuân theo các yêu cầu của Hà Nội…,” báo Washington Post viết. Ảnh minh họa: Solen Feyissa/ Unsplash

Facebook bị tố tuân theo các yêu cầu của Hà Nội

Nhưng thay vì đặt một nền tảng cho sự tự do biểu đạt của người dân dưới chế độ độc tài, Facebook ở Việt Nam đã biến thành một sân chơi khá hổ lốn của những kẻ bị bệnh ái kỷ, tràn lan những hình ảnh, bài viết khoe khoang khoác lác về các món ăn, các chuyến du hí mà hiếm có những thông tin thật sự thiết thực và bổ ích. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam rất thích một mạng Facebook như vậy để lôi kéo người dân vào những chuyện phù hoa mà quên đi, mà xa lánh cái thực trạng tối tăm, oan khuất của cuộc sống, của đất nước.

"Tập Hồ Sơ Facebook." Trong ảnh: Mark Zuckerberg, CEO và là nhà đồng sáng lập Facebook (trái) và người tố giác, Frances Haugen, một cựu giám đốc sản phẩm của Facebook.

Chính ông chủ Facebook đã quyết định tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt của CSVN

Người tố giác Frances Haugen, một cựu nhân viên Facebook, đã gửi cho Ủy Ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ – SEC – ‘Tập Hồ Sơ Facebook’ với hơn 10 ngàn tài liệu nội bộ của công ty mạng xã hội khổng lồ. ‘Tập Hồ Sơ Facebook’ dưới dạng biên tập lại đã được cung cấp cho Quốc Hội.

Một số tài liệu trong tập hồ sơ này liên quan đến quyết định của Facebook đồng ý thực hiện các yêu cầu kiểm duyệt của nhà cầm quyền CSVN, nhằm dập tắt các tiếng nói chỉ trích chính quyền độc tài.

Ảnh chụp bài báo đăng trên tờ Washington Post, 25/10/2021

Vụ chống lại Mark Zuckerberg: Người trong cuộc nói rằng, CEO của Facebook chọn tăng trưởng thay vì an toàn

Khi cân nhắc liệu có nên cho phép gia tăng kiểm duyệt ở Việt Nam hay không, một cựu nhân viên cho biết, đường lối của [Mark] Zuckerberg trong lĩnh vực tự do ngôn luận dường như liên tục thay đổi. Theo một người trong cuộc, Zuckerberg đã cảnh báo rằng, việc phục vụ cho một chế độ đàn áp có thể gây tổn hại đến danh tiếng toàn cầu của Facebook, Zuckerberg lập luận rằng, việc rút khỏi Việt Nam hoàn toàn sẽ gây tổn hại lớn hơn đến quyền tự do ngôn luận trên đất nước này.

Ảnh: Glen Carrie/ Unsplash

Facebook đã góp sức với Hà Nội để đàn áp người dân Việt Nam

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từ Hà Nội nói rằng ông không có gì nghi ngờ, và khẳng định “Facebook đã tự biến mình thành công cụ truyền thông tuyên truyền cho đảng Cộng Sản Việt Nam.”

Còn với Tuấn Khanh, ký giả của Sài Gòn Nhỏ, thì nói “Nhiều người dân trong nước đã thất vọng khi thấy Facebook chọn lợi nhuận thay vì bảo vệ những giá trị của một công ty đến từ Hoa Kỳ, nơi của một quốc gia chọn dân chủ và tự do.”