Tập Cận Bình

Tập Cận Bình (trái) và Putin. Ảnh: Nikkei/ Getty Images

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Một kịch bản ác mộng đối với Tập – người đang tìm cách bảo đảm một nhiệm kỳ thứ ba bất thường, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, vào mùa thu này – sẽ là việc chiến dịch của Putin thất bại và truyền đi thông điệp rằng một nhà lãnh đạo độc tài tại vị quá lâu sẽ có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm vào những thời điểm quan trọng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Giáo Sư Michael Beckley của Đại Học Tufts cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bước vào thời kỳ suy yếu do dân số già và thiếu thốn tài nguyên, lập luận rằng nước này có nguy cơ trở nên hung hăng đối với những quốc gia khác trong quá trình gấp rút đạt được các mục tiêu kinh tế và ngoại giao.

Ông cảnh báo các nước láng giềng nên cảnh giác với một cường quốc đang trỗi dậy bất ngờ trì trệ và trở nên hống hách, một tình huống mà ông gọi là “bẫy đỉnh quyền lực” (peak power trap).

Có thể người dân Việt bây giờ không còn hào hứng với lý tưởng cầm súng bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị xâm lăng để bảo vệ một chế độ Cộng Sản cực quyền. Trong hình, nhiều người dân Việt Nam xuống đường hôm 10/6/2018, phản đối nhà cầm quyền CSVN cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Từ những cuộc biểu tình này, nhiều người bị chế độ bắt cầm tù. Ảnh minh họa: AFP via Getty Images

Từ Ukraine nhìn về Đông Á, đâu là cuộc khủng hoảng kế tiếp?

Cuộc chiến tranh xâm lược của ông Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế phải nghĩ tới một hành động tương tự của ông Tập Cận Bình ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam chứ không phải Đài Loan mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Tập Cận Bình tính bắt cá hai tay. Nếu Putin thắng ở Ukraine, liên minh các nước độc tài chuyên chế càng mạnh. Nếu Putin thất bại, nước Nga sẽ lệ thuộc Trung Cộng hơn. Ảnh: AP

Tập Cận Bình không thể bắt cá hai tay

Tập Cận Bình tính liên kết với Vladimir Putin là thêm một đồng minh đáng tin cậy và cần thiết để chạy đua với Mỹ.

Nga và Trung Quốc sẽ chặn hai đầu đại lục địa Á – Âu. Putin sẽ tiếp tục đe dọa Âu Châu với tham vọng tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Bang Xô Viết trước đây. Trung Cộng sẽ kiềm chế các nước Á Đông bằng sức mạnh quân sự và kinh tế.

Trong khi đó, nước Mỹ (mà họ tin rằng đang xuống dốc) sẽ rút khỏi Châu Âu vì không muốn trả một chi phí quá lớn. Khi Mỹ bỏ rơi khối NATO, các nước Á Đông và Ấn Độ biết rằng họ không còn tin tưởng vào Mỹ nữa, sẽ phải chìu theo Trung Cộng.

Hôm 3/3/2022, Nam Hàn công bố siết chặt xuất cảng hàng hóa sang Nga, tham gia cắt kết nối của các ngân hàng Nga với mạng SWIFT. Trong hình, người dân Nam Hàn thắp nến cầu nguyện cho Ukraine hôm 4/3 tại thủ đô Seoul, gần Đại Sứ Quán Nga, trong cuộc mít tinh phản đối việc Nga tấn công Ukraine. Ảnh: Chung Sung-Jun/ Getty Images

Đông Á và chiến tranh ở Ukraine

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine và phản ứng mạnh mẽ của thế giới sẽ có tác động như thế nào tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung, tới các nước nhỏ cận kề cường quốc Trung Quốc như Đài Loan, Việt Nam, Philippines nói riêng?

Một cuộc mít tinh ở Hallandale, Florida, hôm 3/3/2022, ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga xâm lăng. Ảnh: Joe Raedle/ Getty Images

Bài học Ukraine

Nếu có một người chú tâm theo dõi tình hình và chắc sẽ thất vọng sâu sắc thì đó là ông Tập Cận Bình, Chủ Tịch Trung Quốc. Trên bàn cờ địa chính trị quốc tế, ông Tập đang sử dụng ông Putin như một tên lính trinh sát, dùng quân đội Nga như một đạo xung kích để thử phản ứng của Hoa Kỳ và phương Tây.

Tổng thống Nga Putin bắt tay Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội Nghị APEC 11/11/2014. Ảnh: Greg Baker/ AFP via Getty Images

Washington phải chuẩn bị cho cuộc chiến với cả Nga và Trung Quốc

Khi Nga đe dọa một cuộc xâm lăng trên đất liền lớn nhất ở Châu Âu kể từ Thế Chiến Thứ Hai, câu hỏi chiến lược của thế kỷ 21 đang trở nên rõ ràng: Làm thế nào Hoa Kỳ có thể đồng thời chế ngự hai cường quốc xét lại, chuyên quyền, vũ trang nguyên tử là Nga và Trung Quốc? Câu trả lời, theo nhiều chính trị gia và chuyên gia quốc phòng, là Washington phải tiết chế phản ứng với Nga ở Châu Âu để tập trung vào mối đe dọa lớn hơn do Trung Quốc gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây sẽ là một sai lầm.

Tập Cận Bình (trái) và Putin. Ảnh: AP

Tập Cận Bình, Putin và Ukraine

Nếu Nga tấn công Ukraine, Tập Cận Bình có thiệt hại gì không? Tập sẽ có dịp hùng hồn đả kích Mỹ và NATO; nhưng cũng nhân cơ hội đứng ra đóng vai hòa giải như một chính khách quốc tế hạng lớn. Một điều biết chắc là Nga sẽ sa lầy trong một vụ Afghanistan mới nếu đánh thật.

George Soros, nhà từ thiện và nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ. Ảnh: Getty Images

George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do

Tập Cận Bình có nhiều kẻ thù. Mặc dù không ai có thể công khai chống lại ông ta vì ông ta nắm giữ tất cả các đòn bẩy quyền lực, nhưng một cuộc đấu tranh đang diễn ra trong nội bộ ĐCSTQ, gay gắt đến mức nó đã được thể hiện trên nhiều ấn phẩm của đảng. Ông Tập đang bị tấn công bởi những người được định hình bởi quan niệm của Đặng Tiểu Bình, những người muốn trao cho khu vực tư nhân một vai trò lớn hơn.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) và tân Thủ Tướng Đức Olaf Scholz tìm cách thống nhất một lập trường chung, nếu Nga tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraine, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream II trị giá $11 tỷ đưa khí đốt của Nga đến các khách hàng Châu Âu sẽ bị đóng ngay lập tức và dự án sẽ bị hủy bỏ khi tiếng súng xâm lược nổ ra. Ảnh: Anna Moneymaker/ Getty Images

Từ Ukraine đến Đài Loan: Mỹ ‘lưỡng đầu thọ địch!’

Hoa Kỳ xem ra đang “lưỡng đầu thọ địch.” Washington một mặt khẳng định với các giới chức Đài Loan rằng cam kết hỗ trợ Đài Loan tự vệ vẫn vững như bàn thạch, một mặt cung cấp vũ khí đạn dược cho Ukraine phòng thủ trước nguy cơ bị Nga tấn công.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2/2022. Ảnh: Alexei Druzhinin - Sputnik/ AFP

Quan hệ Nga-Trung: Bề ngoài hữu nghị, bên trong nghi kỵ

Trong một bài phỏng vấn dành cho kênh truyền hình TV5 Monde ngày 5/2/2-22, chuyên gia về Trung Quốc Marc Julienne thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) cho rằng đằng sau bề ngoài thân thiết được phô bày, quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh vẫn được đánh dấu bằng một thái độ nghi kỵ lẫn nhau, đặc biệt từ phía Nga.

Liệu Tập Cận Bình có thể giữ vững quyền lực dài hơn là một nhiệm kỳ 5 năm tới hay không tùy thuộc vào các cuộc chiến sắp tới trong nội bộ đảng CSTQ, và chiến dịch chống tham nhũng sẽ là công cụ của ông ta. Ảnh: Xinhua/ Kyodo

Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm

Trong bối cảnh hiện tại, chỉ có một điều chúng ta có thể chắc chắn, đó là  Chủ Tịch Tập Cận Bình, người kiêm chức tổng bí thư, sẽ không nghỉ hưu tại đại hội đảng toàn quốc sắp tới. Nhưng thời hạn cầm quyền sau đó của ông sẽ phụ thuộc vào kết quả của những trận chiến chính trị diễn ra trong khoảng chín tháng tiếp theo.