Tập Cận Bình

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Ông Lý Thái Hùng: Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan bằng cách nào & ảnh hưởng lên Việt Nam

Trong tháng Mười, Bắc Kinh đã liên tục đưa gần 150 chiến đấu cơ xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan cũng như thử nghiệm tên lửa siêu thanh… điều này khiến nhiều nhà bình luận thế giới cho rằng Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị lực lượng để thống nhất Đài Loan, bằng vũ lực.

Để tìm hiểu về vấn đề này và nếu cuộc chiến xảy ra thì sẽ ảnh hưởng lên tình hình Việt Nam ra sao, kính mời các bạn cùng nghe nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, trong chương trình Việt Nam 360.

Tập Cận Bình nhắm tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo đảng suốt đời như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ảnh: Nikkei montage/ Reuters/ AP

Vì sao ông Tập Cận Bình không tham dự G20 và COP26

Ông Tập Cận Bình đã không tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Rome, Ý và nhất là Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Biến Đổi Khí Hậu lần thứ 26 (COP26) tại Glasgow, Scotland. Đây là hai diễn đàn quốc tế rất quan trọng để cho ông Tập “chia” ảnh hưởng của ông Biden đối với phần còn lại của thế giới khi mà sự xung đột Mỹ – Trung ngày trở nên gay gắt trong vòng ba năm trở lại đây. 

Tập Cận Bình nhắm tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo đảng suốt đời như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ảnh: Nikkei montage/ Reuters/ AP

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

“Như các nhà triết học Đức Georg Hegel và Karl Marx đã nói, lịch sử lặp lại chính nó,” một nguồn tin trong đảng Cộng Sản Trung Quốc vốn quen thuộc với các vấn đề nội bộ của đảng cho biết, khi đề cập đến nghị quyết thứ ba. “Không có nghi ngờ gì về việc Chủ Tịch Tập đang hướng tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo trọn đời, cạnh tranh với hai nhân vật đã ban hành nghị quyết thứ nhất và thứ hai.”

Liệu Trung Cộng sẽ tấn công Đài Loan? Ảnh: Shutterstock

Điểm báo quốc tế về việc Trung Quốc ‘tấn công’ Đài Loan

Chủ Nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, điều mà Tổng Thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng.

Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan. Tình hình biến chuyển nghiêm trọng và trên các báo quốc tế các nhà bình luận đánh giá sự leo thang rất khác nhau. Sau đây là bản tuyển dịch các quan điểm chính.

Tập Cận Bình và cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) , một nhân vật nặng ký, biết quá nhiều về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của họ Tập. Ảnh: Reuters

Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an

Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.”

Ông Phó, 66 tuổi, là một đương kim ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Cuộc đàn áp đối với một nhân vật có ảnh hưởng, người giám sát các cơ quan tư pháp và cảnh sát, đã gây nên một làn sóng chấn động lớn trong chính giới Trung Quốc.

Cơ quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ - CIA - lập China Mission Center (CMC), đơn vị chuyên trách về Trung Quốc. Ảnh: AP - Carolyn Kaster

CIA thành lập một đơn vị chuyên trách về Trung Quốc

Theo lãnh đạo cơ quan tình báo CIA, William Burns, China Mission Center (CMC) – tên gọi của đơn vị đặc biệt mới – không nhằm chống lại người dân Trung Quốc, mà là chống chế độ Bắc Kinh.

Nhiệm vụ của CMC là “tăng cường công tác thu thập thông tin về mối họa địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong thế kỷ 21: Đó chính là một chính phủ Trung Quốc mỗi lúc một thù nghịch,” theo như tuyên bố của ông W. Burns.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 08/05/2015. Ảnh: Reuters/ Sergei Karpukhin

Tập Cận Bình – Vladimir Putin: Hợp tác đối phó với Biden hay là “nụ hôn thần chết “?

Trong những tuần gần đây, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Thống Nga Vladimir Putin không ngừng điện đàm với nhau. Điều gì đang xảy ra? Đó có phải chỉ đơn giản là hệ quả của cuộc đối đầu ý thức hệ gay gắt giữa Mỹ và hai nước Nga – Trung? Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và nước láng giềng khổng lồ Nga có vẻ rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy.

Một nông dân hái bông trên cánh đồng ở Hami thuộc vùng Tân Cương phía Tây Bắc Trung Quốc. Bông vải là một trong các sản phẩm chính phủ Mỹ cấm nhập cảng từ Tân Cương do tình trạng cưỡng bách lao động. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Đi tìm lời giải cho cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc

Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, chính quyền Biden có cách tiếp cận mang tính chiến lược hơn chính quyền Trump. Và phản ứng của Bắc Kinh cũng toàn diện và quyết liệt hơn.

Những người quan sát mối bang giao giữa Mỹ và Trung Quốc không thể không chú ý đến những sự kiện ngoại giao và kinh tế dồn dập ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian gần đây: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sắp thăm Ấn Độ vào tuần tới, chỉ vài ngày sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin thăm Singapore, Philippines và Việt Nam.

Vương Hưng, nhà sáng lập Mỹ Đoàn, đánh tiếng coòng trong một sự kiện của công ty tại thị trường chứng khoán Hong Kong, tháng Chín, 2018. Ảnh: Reuters

Trung Cộng 100 tuổi đã quá già!

Cộng Sản Trung Quốc đang chính thức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng, từ một buổi họp bí mật tại thành phố Thượng Hải, trong tô giới Pháp, năm 1921. Nhưng Tập Cận Bình đang giết “con gà đẻ trứng vàng” của kinh tế Trung Quốc khi đánh đòn dằn mặt các công ty kỹ thuật cao cấp nhất.

Hồi tháng Năm vừa qua, anh Vương Hưng vừa mất tiêu $2,5 tỷ đô la trong hai ngày khi cổ phần công ty anh làm chủ bị mất giá, chỉ vì anh lỡ đưa lên mạng một bài thơ Đường 28 chữ. Anh đã “biết tội,” xin lỗi tất cả mọi người và đem xóa bài thơ ngay! Nhà nước chưa nói tiếng nào hết. Nhưng ai cũng thấy bài thơ đó “có vấn đề” và chỉ bấy nhiêu cũng làm cổ phần tụt giá một phần năm!

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh sáng 1/7/2021. Ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images)

Thế giới nên coi chừng đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bài diễn văn mà Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh sáng 1/7 vừa qua hé lộ rất nhiều điều về đường lối của chính phủ Trung Quốc trong những thập niên sắp tới và báo hiệu nhiều thách thức lớn cho cộng đồng thế giới.

Đảng CSTQ kỷ niệm 100 năm: Những bí quyết khiến đảng CSTQ sống dai

Vào ngày 1/7, đảng Cộng Sản Trung Quốc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của chế độ luôn luôn tự cho mình là “tuyệt vời, vinh quang và đúng đắn.”

Đảng CSTQ đã cai trị nước Trung Quốc ròng rã 72 năm mà không hề có sự ủy quyền nào của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế ảm đạm của ông ta đã nắm quyền ở Moscow lâu hơn thế, hệt như sự ngự trị của đảng Công Nhân ở Bắc Triều Tiên.

Mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Tập Cận Bình sẽ không đến từ quần chúng, mà từ chính nội bộ đảng. Bất chấp mọi nỗ lực cải sửa, đặc trưng của chế độ vẫn là chủ nghĩa bè phái, phản phúc, và tự ti ý thức hệ.

Hình bìa Tạp chí Foreign Affairs số tháng 7 & 8, 2021

Trung Quốc có thể tiếp tục đà trỗi dậy hay không?

Nhân đánh dấu sự kiện đảng Cộng Sản Trung Quốc tròn 100 tuổi (1921-2021), Tạp chí Foreign Affairs của Hoa Kỳ số ra tháng 7 & 8, 2021 đã thực hiện một chủ đề gồm 7 bài viết của nhiều tác giả nhằm trả lời câu hỏi: Trung Quốc có thể tiếp tục đà trỗi dậy hay không (Can China Keep Rising?)

Vì khuôn khổ của bài tiểu luận này, người viết sẽ tập trung tóm lược một số ý chính vào bốn bài viết: 1) Canh bạc của họ Tập (Jude Blanchette); 2) Xem xét về nền kinh tế Trung Quốc (Daniel H. Rosen); 3/Những tên cướp ở Bắc Kinh (Yuen Yuen Ang) và Tuổi thọ của đảng (Orville Schell).