Tập Cận Bình

Bảng cổ động cho luật an ninh quốc gia phiên bản Hong Kong dọc theo một lối đi của khách bộ hành ở Hong Kong.

10 điều cần biết về Luật An ninh Quốc gia Hong Kong

Được công bố lần đầu vào tháng Năm, đạo luật hình sự chưa từng có tiền lệ này đã được soạn thảo tại Bắc Kinh, sau đó được nhanh chóng thông qua trong phòng kín và bỏ qua mọi sự giám sát của cơ quan lập pháp địa phương [Hong Kong].

Bộ Trưởng Tư Pháp của Hong Kong thừa nhận rằng luật mới sẽ không phù hợp với truyền thống thông luật của thành phố, trong khi các nhà phê bình cho rằng nó đánh dấu sự kết thúc của thể chế “Một quốc gia, Hai chế độ.”

Xé pano có hình Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Ahmedabad, Ấn Độ, 24/6/2020. Ảnh: AP

Tập Cận Bình và kế ‘sát kê hách hầu’ tại Hong Kong

Các quốc gia khác đang phải đối phó với trận đại dịch Covid-19 và lo kinh tế thế giới suy thoái. Hai nước Tây phương quan tâm đến Hong Kong nhất là Anh Quốc và Mỹ, đều bị bệnh nặng nhất. Tổng thống Mỹ đang lo vấn đề tranh cử cuối năm nay. Bang giao giữa các nước châu Âu và Mỹ đang căng thẳng. Trung Cộng đã nhân cơ hội này thi hành kế “Sát Kê Hách Hầu,” giết gà để dọa khỉ!

Người dân Hong Kong biểu tình chống Dự Luật An Ninh Quốc Gia Hong Kong tập trung trước thương xá Sogo, Causeway Bay hôm 24/5/2020. Ảnh: SCMP/Sam Tsang

Điểm nóng Hong Kong trong xung đột Mỹ-Trung

Bất chấp mọi sự phản đối của người dân Hong Kong và hơn 200 chính trị gia, trí thức tại Hoa Kỳ và Âu Châu, Quốc Hội Trung Cộng vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc soạn thảo Luật An Ninh Quốc Gia áp dụng cho Hong Kong vào ngày 28 tháng Năm, 2020 với kết quả 2878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.

Những điều nguy hiểm của Dự Luật An Ninh Quốc Gia đối với Hong Kong

Bắc Kinh đang ra sức thúc đẩy việc áp đặt Dự Luật An Ninh Quốc Gia đối với Hong Kong. Điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối của người dân Hong Kong. Bà Carrie Lam, Đặc Khu Trưởng Hong Kong tuyên bố “hoàn toàn hợp tác” với chính quyền Bắc Kinh.

Luật nầy – nếu được thông qua – sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự tự trị của Đặc Khu Hong Kong, nguyên tắc “1 quốc gia 2 chế độ” có còn nguyên vẹn hay không và phong trào dân chủ tại Hong Kong sẽ ra sao?…

Người dân Hong Kong biểu tình phản đối dự luật an ninh, hôm 24/05/2020. Ảnh: Reuters

Vì sao Bắc Kinh m­uốn thông qua Dự Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong?

Bắc Kinh lo sợ phe dân chủ tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong vào tháng Chín tới đây, sẽ không chỉ trở thành lực đối đầu với chính quyền Bắc Kinh mà còn liên kết với chính quyền Đài Loan chống lại các biện pháp kiểm soát của Hoa Lục.

Trong nỗi hoảng loạn đó, Tập Cận Bình muốn áp đặt một lần nữa dự luật an ninh quốc gia phiên bản Hong Kong, để không chỉ đàn áp phe dân chủ mà tìm cách vô hiệu hóa mọi cuộc biểu tình của người dân Hong Kong trong nhiều thập niên qua.

Đại Sứ Trung Cộng tại Úc Cheng Jingye đe dọa tẩy chay Úc sau lời kêu gọi của nước nầy về việc điều tra độc lập nguồn gốc corona virus và liệu nhà cầm quyền Trung Cộng có giấu giếm thông tin khi dịch xảy ra. Ảnh: The Guardian

Covid-19: Trung Cộng vô trách nhiệm, hống hách và đáng kinh tởm

Cả thế giới đều đồng ý là nếu nhà cầm quyền Trung Cộng không giấu giếm thông tin, kịp thời chia sẻ và báo động thì hậu quả của dịch đã không khủng khiếp như đang thấy.

Mới ngày hôm nay, Đại Sứ Trung Cộng tại Úc là ông Cheng Jingye, phản ứng lại lời kêu gọi điều tra độc lập của nước Úc, đã lớn tiếng đe dọa là có thể Trung Quốc sẽ ngừng mua rượu nho của Úc, sẽ không ăn thịt bò Úc, và sẽ không gửi sinh viên qua Úc du học và du khách cũng không tới Úc nữa.

Quyền uy Tập Cận Bình bao trùm Trung Quốc, nhưng nay người dân phẫn nộ vì đại dịch ở Vũ Hán đã dám lên tiếng phản đối. Ảnh mang tính minh họa. (Reuters/Aly Song)

Tập Cận Bình bị kêu gọi từ chức vì xử lý tệ hại khủng hoảng corona

Theo tác giả Jayadeva Ranade, Giám Đốc Trung Tâm Phân Tích Chiến Lược Trung Quốc trên tờ The Tribune, ông Tập Cận Bình đang bị những người chỉ trích đòi hỏi từ chức, do đã xử lý một cách tệ hại đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán.

Những biểu hiện bất mãn, vốn hiếm thấy ở Trung Quốc vì nguy cơ bị trừng phạt, đang ngày càng tăng lên, gây áp lực lớn đối với Chủ Tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Hành khách Trung Quốc mang khẩu trang, trùm túi nhựa tại ga xe lửa Thượng Hải trong khi nước nầy cố gắng cân bằng giữa ngăn chặn dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan và trở lại làm việc. Ảnh: Reuters

Chính trị vô lương và cái giá phải trả

Mức độ lây lan chết chóc của dịch bệnh kéo theo những hệ lụy kinh tế, xã hội khác nghiêm trọng không kém phần. Gần như toàn bộ Trung Quốc đang tê liệt, sản xuất, kinh doanh đình đốn chưa từng có. Những thành phố trống trơn, vắng lặng như trong những bộ phim giả tưởng về ngày tận thế của các nhà làm phim Hollywood bỗng trở thành sự thực.

Người ta đang nhìn thấy một Trung Quốc bất lực ra sao, “mong manh dễ vỡ” và chính phủ tàn ác, vô lương đến thế nào. Đó là một thất bại thê thảm về toàn diện chứ không chỉ riêng chính trị.

Tranh biếm họa của tờ Jyllands-Posten về virus gây bệnh dịch Vũ Hán. Ảnh: Internet

Vi rút Cộng Sản nguy hiểm nhất

Tuy vậy phải biết rằng người dân lục địa cũng không vừa. Một người đặt câu hỏi trên trang mạng của mình: “Chúng ta hy sinh những quyền tự do của mình để đổi lại sẽ được (đảng Cộng Sản) bảo vệ. Nhưng bảo vệ cái gì như thế này? Chúng ta sẽ được họ đưa đi tới đâu nếu cứ chịu đựng mãi?”

Câu “post” trên đã được 27.000 người bấm “thích, like” và đem chuyển đi hơn 7.000 lần trước khi bộ máy kiểm duyệt biết và xóa mất biến. Cái con virus Cộng Sản vẫn thống trị trong nước Trung Hoa!

Hai viên công an Trung Quốc mang khẩu trang y tế tại ga Bắc Kinh trước lễ hội mùa xuân hằng năm tại Bắc Kinh 22/1/2020. Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images

Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc

Tại thời điểm này, không rõ liệu các bước đi này cần thiết hay hiệu quả tới mức nào. Chỉ có một điều rõ ràng là việc Trung Quốc xử lý yếu kém dịch virus corona giai đoạn đầu đã khiến hàng ngàn người bị nhiễm bệnh, hàng trăm người có thể chết, và khiến nền kinh tế, vốn đã bị suy yếu do tình trạng nợ dâng cao và chiến tranh thương mại, sẽ bị giáng thêm một đòn nữa.

Một trong những băng rôn người biểu tình trương lên trong cuộc biểu tình hôm 9/6/2019 ở Hong Kong. Ảnh: APẢnh: AP

Tập Cận Bình ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối*

Câu chuyện “đạo luật” từ nước Mỹ liên quan chính sách đối ngoại của họ cho thấy một điều: Sức mạnh Quốc Hội Hoa Kỳ. Họ không chỉ ảnh hưởng nguyên thủ của mình mà còn có thể làm nguyên thủ gần như bất kỳ quốc gia nào cũng ít nhiều ngán ngại. Tập Cận Bình có thể hô phong hoán vũ trong nước và Tập có thể so găng tay đôi với một nguyên thủ quốc gia khác nhưng Tập sẽ bất lực trong việc đối diện với một tập thể gọi là “Quốc Hội Hoa Kỳ”.

Người biểu tình mang mặt nạ hình Tập Cận Bình hôm 31/10/2019. Ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hong Kong

Trên thực tế, Trung Quốc đã cố gắng để hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua một đạo luật an ninh quốc gia trước đó, vào năm 2003, nhưng hơn nửa triệu cư dân đã xuống đường để phản đối, buộc chính phủ phải rút dự luật. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã cố gắng vào năm 2012 để khởi xướng chương trình “giáo dục yêu nước” ở Hong Kong bằng cách thay đổi sách giáo khoa lịch sử, qua đó kích động một cuộc nổi dậy của phụ huynh và học sinh, buộc chính phủ phải lùi bước.