Tập Cận Bình

Những điểm nổi bật trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Mỹ Biden và Tổng Thống Nga Putin

Các ống kính thế giới đã hướng về thành phố Genève, Thụy Sĩ trong ngày 16 tháng Sáu vừa qua để theo dõi buổi gặp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, mang mục đích làm giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã trở nên xấu đi trong nhiều năm, đặc biệt là với việc Nga thôn tính Crimea của Ukraine vào năm 2014, sự can thiệp của Nga vào Syria năm 2015 và cáo buộc của Mỹ – mà Moscow phủ nhận – về sự can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 đưa ông Donald Trump vào Nhà Trắng.

Phái đoàn Mỹ – Nga tại thượng đỉnh giữa hai nước, tổ chức tại Thụy Sĩ tháng 6/2021. Nguồn: AP

Thượng đỉnh Thụy Sĩ: Tổng Thống Joe Biden tái khẳng định quyền lợi nước Mỹ và nhân quyền

TT Biden cho biết nghị trình của ông không nhằm chống lại Nga hay quốc gia nào khác mà vì nước Mỹ và để bảo vệ dân Mỹ, chống trả đại dịch, tái thiết kinh tế và xây dựng mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Ông cũng cho biết, trong khi tìm kiếm những điểm chung trong mối quan hệ ổn định và không ngoài dự đoán, Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu Nga tiếp tục gây phương hại đến lợi ích Hoa Kỳ.

TT Biden (cũng) đã tái khẳng định việc bảo vệ các giá trị dân chủ, bảo vệ những quyền tự do căn bản và phổ quát, đặc biệt là nhân quyền. Đó không phải là việc xen vào chuyện của Nga hay quốc gia khác mà vì đó là một phần di truyền (DNA) của Hoa Kỳ và vai trò cần thiết của một tổng thống Mỹ.

Một điều trong Dự Luật Canh Tân và Cạnh Tranh (Innovation and Competition Act – ICA) cấm tất cả các điện thoại dùng trong chính phủ không được sử dụng Tik Tok, trước đây chỉ cấm bộ quốc phòng và bộ nội an. Ảnh: AFP

Chi ra 250 tỷ Mỹ Kim để làm gì?

Chính phủ Mỹ sẽ chi ra 250 tỷ đô la để thúc đẩy nghiên cứu khoa học! Trên nguyên tắc, đó là một ý tưởng sai lầm, không phù hợp với chủ trương kinh tế tự do, là nền tảng sức mạnh của nước Mỹ! Chỉ khi nước Mỹ phải đối đầu với một chính quyền độc tài đảng trị đang muốn qua mặt mình, thì phải tùy thời linh động! Thượng Viện Mỹ mới thông qua một dự luật chi ra 250 tỷ đô la, trong đó $190 tỷ dành cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhưng dự luật này cũng biến thành một khí cụ để chạy đua kinh tế với Trung Cộng.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden vẫy tay chào trước khi bước vào chiếc Air Force One hôm 1/6/2021. Ảnh: Mandel Ngan/ AFP

Covid, Nga và Trung Quốc: Ba trọng tâm chuyến thăm Châu Âu của TT Mỹ Biden

Kể từ ngày 10/06/2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden công du Châu Âu, trong bối cảnh Washington cần phải làm dịu quan hệ Mỹ-Âu, vốn thường gặp trắc trở dưới thời chính quyền Donald Trump. Bên cạnh đó, trung thành với quan điểm đa phương của ông, Tổng Thống Biden sẽ tìm cách tập hợp các đồng minh trong nhóm G-7, khối NATO và Liên Hiệp Châu Âu, để đối phó với ba thách thức chính: Covid-19, Nga và Trung Quốc.

Từ trên xuống, theo chiều kim đồng hồ: Tập Cận Bình, Angela Merkel, Joe Biden và Narenda Modi. Ảnh: Edel Rodiguez minh họa/ Getty Images, Bloomberg

Hoa Kỳ có thể lãnh đạo một liên minh nhân quyền chống Trung Quốc?

Chính quyền Biden đang cố chống lại Bắc Kinh bằng cách nêu rõ những vi phạm quyền và giá trị dân chủ của nước này.

Khi  nói chuyện với Thủ Tướng Đức Angela Merkel vào tháng trước, Tập Cận Bình đã không che giấu sự bực tức trước mối quan hệ mới giữa châu Âu và Mỹ.

Tỉ phú Lê Trí Anh (trái) và Hoàng Chi Phong (phải): Hai trong số các khuôn mặt tiêu biểu của phong trào đấu tranh bảo vệ nền dân chủ của Hong Kong trước móng vuốt của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sự sụp đổ của Hong Kong và tương lai các nền dân chủ Châu Á

Người Anh đã mất cả trăm năm để xây dựng một Hong Kong trở thành “hòn ngọc Châu Á,” biểu tượng rực rỡ nhất cho một xã hội tự do cá nhân được tôn trọng, Pháp Quyền được thực thi và Dân Chủ được Hiến Pháp bảo vệ. Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa cộng sản – thứ chủ nghĩa luôn xưng danh là chủ nghĩa đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người… theo tinh thần nguyên thủy của Marx – đã đạp đổ thành tựu vô song ấy tan tành trong chốc lát.

Bên Ngoài và Bên Trong

Câu nói của họ Tập nhắn nhủ ông Trọng “phải chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài” là một “mệnh lệnh” từ đàn anh rằng Hà Nội không được tham gia vào Bộ Tứ mà cụ thể là không hợp tác với Hoa Kỳ. Điều này cho thấy là Bắc Kinh rất quan ngại sự đối đầu ngày một gia tăng với Hoa Kỳ, nhưng cũng đồng thời cảnh giác việc Hà Nội có thể ngã vào vòng tay của “thế lực bên ngoài” để chống lại Bắc Kinh, khi mà tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên với sự nhập cuộc thêm của Anh, Pháp và Đức.

Hình Tập Cận Bình trên một màn hình ở Kashgar, Xinjiang (Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương), 2019. Ảnh: Greg Baker/ AFP/ Getty Images

Bắc Kinh gia tăng chiến dịch đồng hóa sắc tộc

Sự thay đổi trong chính sách đã biến đổi Tân Cương. Kể từ cuối năm 2016, các nhà chức trách ở đó đã xây dựng hàng nghìn đồn cảnh sát mới, chi hàng tỷ đô la cho việc triển khai các công nghệ giám sát tiên tiến, san bằng các địa điểm tôn giáo và xây dựng một mạng lưới trại giam trên toàn khu vực trong một nỗ lực chưa từng có để giám sát và kiểm soát dân Hồi Giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.

Jack Ma - chủ nhân Alibaba (trái) và Tập Cận Bình.

Khi độc tài diệt độc quyền

Đế chế Trung Cộng trong những năm gần đây hãnh diện về sự tồn tại của mình nhờ vào sự phát triển của cái gọi là tư bản nhà nước, trên nền tảng chấp nhận tư bản tư nhân trong vòng kiểm soát của đảng Cộng Sản. Nhưng đây là hai con đường ngược chiều mà sự kết hợp của nó làm nổi bật sự thất thế của đảng Cộng Sản trước con đường phát triển bao trùm của kinh tế thị trường lên hoạt động xã hội.

Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh, tháng 10/2017 (Fred Dufour/ AFP) với ảnh tác giả Cai Xia (Thái Hà) ở góc phải.

Đảng đã thất bại – Một đảng viên đoạn tuyệt với Bắc Kinh

Bất chấp sự thất vọng ngày càng tăng của tôi, tôi không hoàn toàn từ bỏ đảng. Cùng với nhiều học giả đảng viên khác, tôi vẫn hy vọng rằng ĐCSTQ có thể tiếp nhận cải cách và đi theo hướng của một số hình thức dân chủ. Trong những năm cuối của thời kỳ Giang Trạch Dân, đảng bắt đầu chấp nhận thảo luận tương đối thoải mái về các vấn đề nhạy cảm trong đảng, miễn là các cuộc thảo luận không bao giờ diễn ra công khai.

Tập Cận Bình.

Trung Cộng đang bị bao vây

Cuộc chiến bao vây và chống tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc không còn là của riêng nước Mỹ mà bao trùm lên các quốc gia Tây phương. Điều này thể hiện trong nhiều hành động chung, khi các công ty Tây phương không muốn dính líu đến lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Tham vọng "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg

Trận Waterloo của hoàng đế Tập

Nếu như “dự án thế kỷ” của Tập Cận Bình bị đình trệ, ngăn cản bởi Hoa Kỳ thì lợi ích cốt lõi của tham vọng “nhất đới, nhất lộ” vẫn là nuốt trọn Biển Đông, khống chế và kiểm soát eo biển Malacca hoặc thay thế bằng kênh đào Kra trong tương lai và thâu tóm cảng Hải Phòng. Đó là những vị trí chiến lược Bắc Kinh không bao giờ buông bỏ.