vắc-xin Trung Quốc

Tóm tắt kết quả nghiên cứu từ Bahrain về hiệu lực của vaccine Sinopharm, Sputnik, Pfizer và AstraZeneca liên quan đến nhiễm, nhập viện, nhập ICU và tử vong. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Hiệu lực vaccine Sinopharm ở Bahrain và ý nghĩa cho Việt Nam

Mấy tuần nay, công chúng Việt Nam hỏi tại sao những người đã tiêm vaccine mà vẫn bị nhiễm, thậm chí tử vong. Tình trạng đã tiêm vaccine mà vẫn bị nhiễm thì không quá ngạc nhiên (vì điều này đã xảy ra trong nghiên cứu), nhưng đã tiêm 2 liều vaccine mà tử vong thì đúng là đáng ngạc nhiên.

Chính phủ đồng ý giao Bộ Y Tế mua 20 triệu liều vắc xin Trung Quốc Vero Cell với các điều khoản hoàn toàn bất lợi cho bên mua hàng là Việt Nam. Ảnh chụp bài đăng trên VnExpress.net. (Nguồn: FB Chau Doan)

Là người dân, tôi có quyền đặt câu hỏi*

Tôi là người dân, tôi có quyền đặt mấy câu hỏi sau:

Tại sao truyền thông nhà nước nói đã hỗ trợ người dân đến đợt 3 rồi mà giờ vẫn có những gia đình công nhân khó khăn, sau mấy tháng không được hỗ trợ?

… Nhiều người dân từ chối tiêm vắc-xin Trung Quốc bởi họ không có lòng tin. Vậy tại sao nhà nước vẫn cứ nhập mấy chục triệu liều vắc-xin Trung Quốc về mà những điều khoản trong hợp đồng là bất lợi về phía Việt Nam?

Vừa được phê duyệt thần tốc hôm 10/9/2021, thì bây giờ còn thần tốc hơn, Bộ Y Tế đã phê duyệt nhập 30 triệu liều vaccine Trung Quốc Hayat – Vax được đóng gói và xuất xưởng tại UAE. Ảnh: Kinh Tế Tri Thức

Cuộc xâm chiếm thị trường thần tốc đầy nghi ngờ của vaccine Trung Quốc

Trong lúc cả thế giới khan hiếm vaccine phòng chống Covid, chính phủ đi xin khắp nơi, có nước chỉ được 100.000 liều, có nước được 300.000 liều. Vậy mà trong chốc lát có ngay 30.000.000 liều vaccine Hayat – Vax về Việt Nam. Như vậy Hayat – Vax có chất lượng như thế nào mà dư thừa nhiều thế?

Sao không thúc đẩy nhập nhanh 31 triệu liều Pfizer? Có phải đây là cách để giúp cho vaccine Trung Quốc thần tốc chiếm thị trường Việt Nam?

Chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc? Vaccine Trung Quốc so với vaccine Mỹ, Anh ra sao? Tiến sĩ dược Trina La từ Texas, Mỹ, giải thích chi tiết. Ảnh chụp từ Youtube VOA

Vaccine Trung Quốc: Những điều cần biết

Sau khi TP.HCM loan báo đã tiếp nhận một triệu liều vaccine Trung Quốc, tranh cãi nảy lửa phát sinh trong xã hội và trên mạng về việc số vaccine này sẽ tiêm cho ai.

Dân chúng nghi ngờ, lo lắng dù vaccine của Trung Quốc đã được WHO chấp thuận và đang được dùng tại hơn 80 nước trên thế giới.

Chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc? Vaccine Trung Quốc so với vaccine Mỹ, Anh ra sao? Tiến sĩ dược Trina La từ Texas, Mỹ, giải thích chi tiết.

Một chốt kiểm soát dịch tễ ở Hà Nội, Việt Nam, 24/07/2021, ngày mà thủ đô Việt Nam bắt đầu "giãn cách xã hội" toàn thành phố trong 15 ngày. Ảnh: AP/ Hieu Dinh

Việt Nam: Cách phòng chống không thích ứng với đợt dịch Covid mới

Chính sách phòng chống dịch của Việt Nam nay có vẻ như không còn thích ứng với tình hình dịch tễ đang diễn biến ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua, trên báo chí chính thức, cũng như trên mạng xã hội đã có nhiều tranh cãi về việc nên thay đổi cách phòng chống dịch như thế nào cho hiệu quả và nhất là cho phù hợp với khả năng của hệ thống y tế Việt Nam, nhất là hệ thống y tế của thành phố Sài Gòn, hiện đang có nguy cơ bị quá tải trước con số ca nhiễm mới mỗi ngày mỗi tăng.

5 câu hỏi đối với quyết định tiếp tục phong tỏa của chính quyền TP.HCM

Tối 7/7/2021, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng thông tin chính quyền TP.HCM “quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ Thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.”

Quyết định này không làm bao nhiêu người bất ngờ. Nhưng như các chỉ thị và chính sách chống dịch lâu nay, nó tiếp tục tạo ra nhiều dấu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời.

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26/6/2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27/4, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội.

Một khu vực bị cách ly ở Việt Nam trong nỗ lực "chống dịch như chống giặc" của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Việt Nam có nên tiếp tục “chống dịch như chống giặc”?

Cho đến nay tình hình lây nhiễm ở Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn còn nghiêm trọng, hàng chục ngàn người bị đưa đi  “di tản” ra khỏi vùng dịch. Rõ ràng là cuộc chiến “chống dịch” không thể áp dụng máy móc như quy luật đánh giặc. Khi đánh giặc, người ta có thể hy sinh “tất cả” để giành lấy mục tiêu; nhưng trong phòng chống dịch, ưu tiên vẫn là sinh mệnh con người với biện pháp miễn dịch cộng đồng bằng vaccine chứ không chỉ là “cách ly” hay “phong tỏa” kéo dài, gây mệt mỏi và tốn kém cho người dân.

Tiêm vắc-xin phòng Covid. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Miễn dịch cộng đồng, con đường duy nhất để chiến thắng đại dịch

Nhìn lại những ngày này năm trước, cả thế giới giành giật khẩu trang và đồ bảo hộ. Bọn bất hảo có cơ hội trục lợi và vơ vét. Giờ đây, vaccine cũng vậy. Cả thế giới hấp tấp, vội vàng. Đây là cơ hội cho bọn bán vaccine kém phẩm chất tung hoành.

Chỉ có vaccine thật, chất lượng tốt mới giúp chúng ta đạt được “miễn dịch cộng đồng.” Lựa chọn loại vaccine nào cho mình, cho gia đình, cho cộng đồng và cho cả quốc gia phải dựa vào thông tin của những quốc gia đi trước, có truyền thống minh bạch, trung thực, và không có động cơ trục lợi.

Việt Nam chỉ khống chế được sự lây lan chứ không thể dập được dịch Covid-19

Trong khi một năm qua, các nước trên thế giới tìm mọi cách để mua vaccine chống dịch, lãnh đạo CSVN quá tự tin với phương pháp chống dịch của mình, bất cần vaccine, để rồi bây giờ tụt xuống cuối bảng so với các nước láng giềng về chiến dịch chích ngừa cho dân.

Giới lãnh đạo CSVN nhận ra điều này muộn màng, nay họ tìm mọi cách để có vaccine, dù là vaccine do Trung Quốc chế tạo. Ngày 3/6, Bộ Y Tế ban hành quyết định “phê duyệt có điều kiện” vaccine của Tập đoàn dược Sinopharm của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Vaccine Covid-19 Trung Quốc của hãng dược Sinopharm được trưng bày trong Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 6/9/2020. Ảnh: CGTN

Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ – Tại sao chúng ta phải đi vào?!

Hai ngày trước, mình đã kể cho các bạn về sự thất bại trong chiến lược vaccine COVID-19 của Seychelles, quốc gia có tỉ lệ người được chích ngừa cao nhất thế giới (hơn 71%) vì sự “kém hiệu quả bảo vệ” của vaccine Trung Quốc, thì ngày hôm qua mình thấy tin Việt Nam phê duyệt chính vaccine ấy của Trung Quốc cho người Việt mình sử dụng, mình cảm thấy khá sốc! Việc phê duyệt vaccine hãng Sinopharm, Trung Quốc trước các thông tin bất lợi về nó là một việc giống như “đi lên vết xe đổ.”