vi phạm giao thông

Tình trạng kẹt xe có vẻ không thuyên giảm từ khi áp dụng mức phạt vi phạm luật giao thông quá cao, quá mức chịu đựng của người dân, theo Nghị định 168. Ảnh: FB Lê Nguyễn

Khi buồn vui, khóc cười lẫn lộn

Ai cũng biết rằng luật lệ phải nghiêm mới duy trì được tinh thần tôn trọng luật pháp của mọi người. Song khi áp dụng luật pháp, cũng cần lý tới điều kiện xã hội của chúng ta ngày nay: một hệ thống giao thông còn quá yếu kém, đường sá chật hẹp, không gánh nổi một lưu lượng xe cộ ngày một gia tăng, sự bất ổn là điều khó tránh.

Việt Tân: Nghị định 168 làm khổ dân, làm giàu cho ngành Công an

Có thể khẳng định, Nghị định 168 được ban hành chỉ để cài cắm các lợi ích của ngành công an và đẩy đa số dân nghèo vào cảnh bế tắc, khi mà cuộc sống của họ vốn dĩ đã rất khó khăn với đồng lương còm cõi. Vì lẽ đó, quan điểm của đảng Việt Tân:

– Cần phải xóa bỏ ngay lập tức Nghị định 168. Chính quyền thực sự của dân là phải tạo điều kiện để người dân làm ăn, sinh sống chứ không phải khiến họ bất an, hoảng hốt ngay cả trong lúc tham gia giao thông…

Không ai chủ động vi phạm quy định an toàn giao thông trước mặt viên cảnh sát

Về “văn hóa” xử phạt giao thông: “Thuế ngầm”?

Từ mục tiêu đó, các lỗi nhỏ nhặt trong bối cảnh giao thông Việt Nam, như phạt lấn làn (trong khi làn đường dành cho xe máy trong cùng thường rất nhỏ và hay bị hư hại, ngập nước), phạt chạm vạch dừng, phạt không bật xi-nhan khi quẹo phải… trở thành những lỗi phổ biến nhất được sử dụng để dừng phương tiện và xử phạt. Nguồn thu từ đó mà trở thành một dạng “thuế,” nhanh chóng, ổn định, dồi dào.

Một viên cảnh sát giao thông tại Hà Nội. Ảnh: RFA

Nghị định 168: Những hệ quả tai hại

Những câu chuyện và phản ứng trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok nền tảng vốn ít bị chính quyền kiểm duyệt hơn so với Facebook đã cho thấy những tác động không mong muốn của nghị định này đến đời sống người dân, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo, tài xế, và tiểu thương.

CSGT đang viết giấy xử phạt người vi phạm luật giao thông. Ảnh: Reuters

Nghị định 168 làm giàu cho cảnh sát giao thông?

Tai nạn giao thông, một vấn nạn nghiêm trọng ở Việt Nam, đã cướp đi gần 10 ngàn sinh mạng chỉ trong năm 2024. Do vậy, việc ban hành Nghị định 168 được Cục Cảnh sát Giao thông cho là “cần thiết” vì mức phạt cũ “không đủ mức răn đe.”

Tuy nhiên, ở Việt Nam, xung quanh vấn đề xử phạt lỗi vi phạm giao thông còn một hiện tượng phổ biến nữa chưa được đề cập tới là “giải quyết tại chỗ” hay “nộp phạt tại chỗ” bằng tiền mặt, một hình thức nhận hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông đối với người vi phạm.