Tại sao cần hủy Công hàm Phạm Văn Đồng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tham dự Hội nghị “Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt – Trung” cấp thứ trưởng lần thứ hai tại Bắc Kinh vào ngày 29 tháng 8 năm 2011, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng CSVN đã “thông báo chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tập trung đông người ở Việt Nam (biểu tình chống Trung Quốc) với tinh thần không để sự việc tái diễn” với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.

Phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh đã cho thấy là CSVN cố tình dẹp cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược xảy ra vào mỗi sáng chủ nhật từ tháng 6 đến nay, đặc biệt cuộc đàn áp ngày 21 tháng 8 như một món quà cho đàn anh trước khi đi Bắc Kinh dự Hội nghị nói trên. Điều này cũng cho thấy là CSVN đã thực hiện đúng lời hứa mà Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN đã xác định với Đối Bình Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc trong Hội nghị thảo luận về biển Đông hôm 25 tháng 6 cũng tại Bắc Kinh là “sẽ ngăn chận những luận điệu chống Trung Quốc” tại Việt Nam.

Thái độ khúm núm đối với Bắc Kinh của Nguyễn Chí Vịnh và Hồ Xuân Sơn cho chúng ta thấy là CSVN đã không dám phản kháng mạnh mẽ những hành vi xâm lấn của Bắc Kinh chỉ vì họ bị đuối lý khi phía Trung Quốc đem công hàm Phạm Văn Đồng ra biện giải về các hành vi xâm lược. Mặc dù phía CSVN chối rằng công hàm Phạm Văn Đồng không hề xác định chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) mà chỉ công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc vào lúc đó; nhưng Trung Quốc đã “cố tình” coi công hàm Phạm Văn Đồng là mấu chốt để buộc CSVN phải tuân thủ, không tranh cãi.

Chính vì “khúc xương” công hàm Phạm Văn Đồng này mà CSVN đã phải thân hành đến Bắc Kinh thảo luận, đối thoại nhiều lần… nhưng rốt cuộc đều phải làm theo ý của Trung Quốc là “hợp tác phát triển, đấu tranh tất bại”. Do đó, mấu chốt của vấn đề Biển Đông chính là công hàm Phạm Văn Đồng. Ngày nào mà công hàm này không được giải quyết trên căn bản “đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết”, thì những vụ xâm lấn của Trung Quốc sẽ tiếp tục xảy ra và hòa bình sẽ không bao giờ có trên Biển Đông. Tại sao?

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Quốc đưa ra Bản tuyên bố khẳng định vùng biển Đông với hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Hai hôm sau, ngày 6 tháng 9 năm 1958, tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN đã tường thuật chi tiết về bản tuyên bố này nêu rõ rằng “kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa”.

Tám ngày sau, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, lúc bấy giờ là Thủ tướng đã gửi 1 công hàm cho Chu Ân Lai, tuyên bố chính thức rằng “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958… Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc trên mặt bể”.

Vào năm 1977, Phạm Văn Đồng cho biết lý do vì sao ký công hàm này: “Đó là thời chiến phải làm như vậy”. Đúng như cán bộ ngoại giao CSVN Lưu Văn Lợi và cựu Bộ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm giải thích rằng khi đó, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) đã coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc của họ mà là thuộc lãnh thổ của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) vì nước ta chia đôi ở vĩ tuyến 17 qua Hiệp định Genève năm 1954. Những lý luận “quái gở” của cán bộ CSVN nói trên đã giúp tô đậm thêm những hành vi bán nước của họ.

Tuy nhiên, để che giấu hành vi bán nước này, các bộ phận tuyên truyền của CSVN đều cố tình giải thích rằng việc Phạm Văn Đồng ký tên vào bản công hàm chỉ là cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc hầu tiến hành cuộc chiến tại Miền Nam. Dù giải thích thế nào đi nữa, qua công hàm Phạm Văn Đồng công bố vào năm 1958, đảng CSVN đã đặt quyền lợi của đảng cao hơn quyền lợi của dân tộc và đất nước.

Dựa vào công hàm Phạm Văn Đồng, Trung Quốc ngày hôm nay đã bắt chẹt CSVN hai điều: 1/ Từ chối không bàn thảo về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đang chiếm đóng; 2/ Thuyết phục CSVN phải chấp nhận bàn thảo song phương dựa theo tinh thần hữu nghị của Phạm Văn Đồng. Ngoài hai điều này, Bắc Kinh còn dựa vào 16 chữ Vàng và 4 Tốt để “khuyến dụ” lãnh đạo CSVN đi theo con đường của Bắc Kinh với những biện minh mà Nguyễn Chí Vịnh đã khỏa lấp một cách trắng trợn rằng: “Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam và Việt Nam không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”.

Rõ ràng là lãnh đạo đảng CSVN đang cố tình bao che cho những hành vi bán nước của Phạm Văn Đồng để tiếp tục nói ngược lại những thực tế đang xảy ra là Trung Quốc đã xâm chiếm Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988) và tuyên bố chủ quyền 80% diện tích Biển Đông qua đường lưỡi bò. Có thể đa số đồng bào trong nước vì thiếu thông tin và sợ bị quy chụp là phản động, nên đã không thấy được sự nguy hiểm của công hàm Phạm Văn Đồng. Do đó, bên cạnh việc khuyến khích nhiều người cùng xác định Hoàng Sa, Truờng Sa là của Việt Nam, chúng ta phải có nỗ lực vận động để kêu gọi mọi người đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội chính thức hủy bỏ công hàm Phạm Văn Đồng.

Trong một quốc gia, khi một bộ phận ban hành một văn kiện sai trái hay không còn phù hợp với quyền lợi quốc gia, bộ phận ngang bằng hoặc cao hơn có quyền thu hồi hay hủy bỏ. Công hàm Phạm Văn Đồng do Thủ tướng ký và không phải là văn kiện có phê chuẩn quốc tế hay quốc hội để phải thông qua những thủ tục rườm rà. Công hàm Phạm Văn Đồng có thể được hủy bỏ bởi một quyết định của Thủ tướng hay Chủ tịch nước. Đây chính là trách nhiệm của ông Trương Tấn Sang hay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tóm lại, để buộc Trung Quốc phải trả lại Hoàng sa, Trường sa vô điều kiện và giải quyết sòng phẳng chủ quyền trên Biển Đông trên bàn Hội nghị quốc tế đa phương, CSVN trước hết phải tuyên bố hủy bỏ công hàm Phạm Văn Đồng. Đây là điều kiện tiên quyết và khởi đầu của mọi nỗ lực “đàm phán” dù là song phương hay đa phương với Trung Quốc. Không dám hủy bỏ một sai phạm của lịch sử, CSVN tiếp tục đi bằng gối giữa Bắc Kinh và Hà Nội như Nguyễn Chí Vịnh và Hồ Xuân Sơn đang làm hiện nay mà thôi.

Trung Điền
Ngày 1/9/2011.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.