Tại Sao Việt Nam Cần Tự Do Bây Giờ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bs Nguyễn Ðan Quế, New York Post 24/6/08,
Khánh Ðăng lược dịch

JPEG - 6.1 kb
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Biểu tình phản đối sẽ chắc chắn xảy ra chung quanh buổi hội kiến hôm nay giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng với Tổng thống Bush. Nhưng ông Dũng không có gì nghi ngờ là vẫn cảm thấy khuây khoả khi được đi ra khỏi đất nước của chính ông ta : Ở nhà, nền kinh tế đang gặp rối loạn, với sự bất mãn trong quần chúng đang gia tăng.

Nhưng cuộc khủng hoảng này đã trao tặng cho ông Dũng một thời cơ to lớn : một cơ hội để mở rộng hệ thống và đi vào lịch sử như một nhà cải cách.

Việt Nam đã thưởng thức một mức tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm nay, và việc được thu nhận vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới đã vững chắc đưa Việt Nam vào con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhưng cuộc vận động đổi mới của ông Dũng đang gặp khó khăn, vì người dân đang phải chịu đựng một số những điều bất hạnh.

Lạm phát đã tăng lên 25 phần trăm trong tháng Năm, với giá cả thực phẩm tăng lên đến 42 phần trăm cao hơn cách đây một năm. Nạn thất nghiệp cao. Giá cả dầu thô trên thế giới tăng vọt cộng thêm vào nỗi đau đớn – cũng như đồng đô la Mỹ yếu kém hơn, hạ thấp đi giá trị của những khoản tiền gởi về từ người Việt hải ngoại.

Và tất cả những điều này giúp phơi bày ra một vấn đề lớn hơn – một nhà nước quan liêu bạo ngược hiện đang là trở ngại chính yếu cho sự tiến triển.

Nhà nước dường như không thể kiểm soát được lạm phát; hệ thống gíao dục không dạy dỗ cho giới trẻ những năng khiếu cần thiết cho một nền kinh tế toàn cầu.

Những khoản đầu tư to lớn của nhà nước đang lặn lội rẽ vào các công ty quốc doanh thiếu hiệu quả. Những vụ lạm dụng quyền lực, chẳng hạn như chiếm đoạt đất đai mà không bồi thường thoả đáng, hiện đang hoành hoành.

Càng ngày càng gia tăng, người dân Việt Nam đang bày tỏ sự chán nản thất vọng – với các phản ứng từ đơn giản chỉ là bất hợp tác đến các làn sóng đình công trên toàn quốc.

Nhà nước đã phản ứng bằng các hành động như thường lệ – bắt bớ các nhà tranh đấu, các blogger tự do, các luật sư, doanh nhân, sinh viên, nông dân và công nhân.

Việt Nam vẫn có một tiềm năng tăng trưởng to lớn. Năm ngoái, người Việt hải ngoại gởi về hơn 7 tỷ đô la cho thân nhân ở quê nhà – một sự nâng đỡ quan trọng cho nền kinh tế. Các nhà tài trợ và các cơ quan cho vay mượn nước ngoài đã hứa hẹn hàng triệu đô la viện trợ.

Và đầu tư trực tiếp ngoại quốc tăng đến 15.7 tỷ Mỹ kim chỉ trong vòng vài tháng đầu năm nay.

Nói ngắn gọn, thì vấn đề mà ông Dũng đang đối diện không phải là việc thiếu các nhà đầu tư có thiện ý. Mà đó là một nhà nước quan liêu vẫn tiếp tục ngoan cố coi thường và thiếu trách nhiệm.

JPEG - 9.2 kb

Hãy xét đến trường hợp tham nhũng tai tiếng nhất mới đây ở Việt Nam, nơi mà các cán bộ nhà nước đã biển thủ hàng triệu đô la — một số trong đó được tài trợ bởi viện trợ nước ngoài — để đặt tiền đánh cá vào các trận đấu túc cầu Âu Châu.

Nhiều cán bộ viên chức đã bị đưa ra toà và bị kết án vì tội làm thất thoát ngân quỹ và cố tình che đậy tội lỗi của họ bằng việc hối lộ.

Nhưng sau đó, hồi tháng trước, có hai phóng viên là những người đã giúp phơi bày vụ xì-căng-đan này đã bị bắt giữ – mà hầu hết mọi người Việt Nam đều coi đó là sự trả thù của nhà cầm quyền.

Gần như là vô vọng cho đất nước để giải quyết nạn tham nhũng và buộc nhà chức trách phải chịu trách nhiệm nếu các ký giả vạch trần các tội lỗi này bị đe doạ bỏ tù.

Ðây là lúc của ông Dũng – nếu ông ta chịu nắm lấy nó. Ông Dũng cần phải gây ấn tượng trong bộ chính trị ÐCSVN rằng quản lý tất cả những công việc căng thẳng của một xã hội đang phát triển nhanh chóng thì dễ dàng hơn nếu có một thị trường tự do cho các ý kiến cũng như cho hàng hoá và dịch vụ.

Những căng thẳng kinh tế sẽ khiến cho nhà nước phải đương đầu với một vài quyết định cứng rắn. Nhưng những quyết định này sẽ dễ dàng hơn để thuyết phục quần chúng nếu người dân cảm thấy họ có tiếng nói trong đó.

Tại sao phải chờ đợi? Bằng cách dùng những khó khăn ngày hôm nay để mở rộng ra, ông Dũng có thể giúp mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho Việt Nam. Bằng sự thay đổi đường lối trì hoãn hiện tại, Hà Nội có thể bảo đảm rằng sự bất an sẽ không bùng nổ thành những rối loạn – là điều mà không ai muốn xảy ra, ít nhất là tất cả các nhà đầu tư nước ngoài với hàng trăm triệu đô la đang nằm đó.

Và với sự mở rộng, ông Dũng sẽ giúp cho người Việt Nam đạt được một thứ mà hàng triệu người ở các nước láng giềng đã có : tự do.

Ðây cũng là lúc có một không hai đối với Hoa Kỳ. Ảnh hưởng của người Mỹ (phần chính là qua sự đầu tư đang gia tăng của Hoa Kỳ) là tác nhân thật sự duy nhất cho sự thay đổi trong nước ở ngay lúc này; Việt Nam rất cần các ảnh hưởng đó được tiếp tục.

JPEG - 46.7 kb

Người dân cần sự gia tăng về giao thương và đầu tư từ bên ngoài để chúng tôi có thể cải thiện hệ thống giáo dục và đưa cả nước ra khỏi cảnh nghèo đói . Nhưng chúng tôi cũng cần các nhà đầu tư phải lên tiếng về sự cần thiết cho việc cải tổ để gia tăng tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm –và giúp xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do của người dân.

Chúng tôi những người Việt Nam muốn có thay đổi. Chúng tôi biết nhà nước không thể từ chối sự tự do của chúng tôi mãi mãi. Và chúng tôi hy vọng các doanh nhân và các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ sẽ nắm lấy cơ hội để nhắc nhở thủ tướng Việt Nam về sự thật đó trong các buổi hội kiến tuần này.

Nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Ðan Quế đã bị tù 20 năm. Hiện thời ông đang bị giám sát tại gia ở Sài Gòn.

****

WHY VIETNAM NEEDS FREEDOM NOW
By NGUYEN DAN QUE

June 24, 2008 — PROTESTS will surely sur round Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung’s meeting today with President Bush. But Dung will no doubt still find it a relief to be out of his own country: Back home, the economy is in turmoil, with popular discontent rising.

Yet the crisis presents Dung with a huge opportunity: the chance to open up the system and go down in history as a reformer.

Vietnam has enjoyed strong growth these last few years, and acceptance into the World Trade Organization has put it firmly on the path of integration into the world economy. But Dung’s campaign of doi moi (economic renovation) is in trouble, as the people suffer a host of ills.

Inflation rose 25 percent in May, with food prices up to 42 percent higher than a year ago. Unemployment is high. Soaring global oil prices add to the pain – as does the weaker US dollar, which lowers the value of remittances sent from overseas Vietnamese.

And all this helps expose a bigger problem – an oppressive state bureaucracy that is now the chief obstacle to progress.

The government can’t seem to control inflation; the education system doesn’t teach young people the skills they need for a global economy.

Huge government investments are plowed into inefficient national companies. Abuses of power, such as the expropriation of land without fair compensation, are rampant.

Increasingly, Vietnamese are showing their frustration – with responses ranging from simple non-cooperation to the nationwide wave of factory strikes.

The government has responded in typical fashion – arresting activists, freelance bloggers, lawyers, businessmen, students, farmers and workers.

Vietnam still has huge growth potential. Last year, overseas Vietnamese sent more than $7 billion to family back home – a significant boost for the economy. Overseas donors and lending agencies have promised millions in aid.

And foreign direct investment rose by $15.7 billion in just the first few months of this year.

In short, the problem Dung faces is not a lack of willing investors. It is a government bureaucracy that remains defiantly rigid and unaccountable.

Consider Vietnam’s most notorious recent corruption case, where government officials appropriated millions of dollars – some of it funded by foreign aid – to place bets on European soccer matches.

Several officials were put on trial and convicted of misusing the funds and then trying to cover up their misdeeds with bribery.

But then, last month, two newsmen who helped expose the scandal were arrested – which most Vietnamese see as the bureaucracy’s revenge.

It will be next to impossible for the nation to address corruption and hold authorities accountable if journalists who expose these misdeeds are threatened with jail.

This is Dung’s moment – if he’ll take it. He needs to impress upon the politburo of the Vietnamese Communist Party that managing all the strains of a fast-developing society is easier if there is a free market of opinions as well as of goods and services.

Economic strains will confront the government with some tough decisions. But these decisions will be easier to sell to the people if citizens feel they have had some say in reaching them.

Why wait? By using today’s problems to open up, Dung can help bring stability and prosperity to Vietnam. By changing its present stagnant course, Hanoi can ensure that unrest does not break out into chaos – something no one wants, least of all foreign investors with hundreds of millions at stake.

And by opening up, Dung will help the Vietnamese achieve something that millions of their neighbors already have: freedom.

This is also a unique moment for the United States. American influence (mainly via growing US investment) is the only real agent for change in the country right now; Vietnam desperately needs that influence to continue.

The people need increased trade and outside investment so we can improve our education system and lift ourselves out of poverty. But we also need investors to speak out on the need for reform that will increase transparency and accountability – and help build a democratic Vietnam that respects the dignity and rights of its people.

We Vietnamese want change. We know that the government can’t deny us our freedoms forever. And we hope America’s business and political leaders take the chance to remind Vietnam’s prime minister of that truth during their meetings this week.

Vietnamese democracy advocate Nguyen Dan Que spent 20 years in prison. He is now under house surveillance in Saigon.

New York Post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…